46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM - Pdf 25

1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
................................................................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU
........................................................................................................................................................... 5
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................. 5
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
................................................................................................................. 6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................. 7
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
.................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NHTM
VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
....................................................... 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
................................................................ 8
1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của thị trường ngoại hối
............................................................ 8
1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối
....................10
1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
.............13
1.2.1 Tỷ giá hối đoái
...........................................................................................................................................13
1.2.1.1 Khái niệm

1.5.2 Bài học thứ hai
..........................................................................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
..................................................................................................................32
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC
NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
...............................................................................................33
2.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
.......33
2.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại TP. HCM thời kỳ trước 1990
.....................33
2.1.2 Sự phát triển tự phát và đổ vỡ tràn lan của các hợp tác xã tín dụng
.......................36
2.1.3 Nhu cầu hình thành các thể chế mới
...........................................................................................38
2.1.4 Sự hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần
............................................................39
2.1.4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập mới
................................39
2.1.4.2 Các ngân hàng TMCP được hình thành từ việc hợp nhất các hợp
tác xã tín dụng
....................................................................................................................40
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NH TMCP TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HCM HIỆN NAY
.................................................................................................42
2.2.1 Đặc điểm tình hình chung của hệ thống
...................................................................................42
2.2.2 Sơ lược về tình hình hoạt động
.......................................................................................................44

.................................69
3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.
HCM
................................................................................................................................................................69
3.1.1 Vị thế cạnh tranh hiện tại
...................................................................................................................69
3.1.2 Chiến lược phát triển
.............................................................................................................................70
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
........................................................73
3.2.1 Ý nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn TP. HCM
.............................................................................................................................................74

3.2.2 Các giải pháp đối với các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM
.....................75

4
3.2.2.1 . Những giải pháp mang tính tổng thể
........................................................................................75

3.2.2.2 . Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần
................76

3.2.3 Một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
.....................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

quả. Đó là lý do vì sao đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM” cần đặt ra.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
6
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra ở trên, đề tài này nhằm vào các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Sự cần thiết hình thành thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại
hối của các ngân hàng thương mại.
- Hệ thống hóa các loại giao dịch ngoại hối và nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ
giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
- Tìm hiểu một số quy tắc chung để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Hoàn thiện, cả về lý luận và thực tiễn, các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để tài này hướng tới khảo sát nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của nhóm đối tượng là ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy
nhiên, phạm vi khảo sát chỉ giới hạn trong các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng liên doanh,
chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần
không thuộc địa bàn TP. HCM không nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài này.
Đề tài này không phải nói đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động
chung của ngân hàng (bao gồm các hoạt động cho vay, đầu tư, huy động và các dịch
vụ liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay
nội tệ) mà chỉ đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại hối mà thôi (sẽ được đề cập
trong chương 1). Cụ thể là bao gồm việc mua bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc

Một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và
thương mại nội địa là thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi
giữa các đồng tiền khác nhau của những quốc gia khác nhau trong khi thương mại
nội địa thường chỉ liên quan đến nội tệ. Và cũng giống như thương mại quốc tế, du
lịch quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc
tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường.
Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu
giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động
kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. Chẳng
hạn, trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ liên quan đến ít nhất hai
đồng tiền là đồng dollar Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND). Khi xuất khẩu hàng
sang Việt Nam, mục tiêu của các công ty Mỹ là thu về USD, trong khi các công ty
nhập khẩu Việt Nam có đồng VND. Do đó, thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu đòi
hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp các công ty Việt Nam đổi VND lấy USD để thanh
toán cho các công ty xuất khẩu ở Mỹ. Mặt khác, khi các công ty Việt Nam xuất
khẩu hàng hóa sang Mỹ hoặc bất kỳ nước nào khác thường thu về USD, nhưng
công ty không thể sử dụng USD mà phải dùng VND để chi trả lương hoặc thu mua
nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Khi ấy công ty cần bán USD thu được từ xuất
khẩu để lấy VND. Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu như mô tả trên đây
đòi hỏi phải có một cơ chế nào đó giúp cho các công ty chuyển từ đồng tiền mình
đang có sang đồng tiền khác mình đang cần. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối
(the foreign exchange market). Một cách tổng quát, thị trường ngoại hối được xem
là nơi diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau. Như vậy, điều rõ ràng là
nếu trên toàn thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất, thì hoạt động mua
9
bán các đồng tiền khác nhau sẽ bị triệt tiêu và ắt hẳn thị trường ngoại hối sẽ không
tồn tại và việc nghiên cứu nó sẽ trở nên vô nghĩa và không cần thiết nữa.
Theo luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và luật Ngân hàng Nhà nước bổ
sung sửa đổi năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn
quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ. Tuy nhiên,

Tóm lại sự hình thành thị trường ngoại hối là tất yếu và đó là lý do để chúng ta tiếp
tục nghiên cứu về thị trường ngoại hối và những vấn đề khác liên quan đến thị
trường ngoại hối.
1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối:
Như trên đã nói, thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển
đổi nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các
giao dịch tài chính. Các hệ thống tỷ giá hối đoái đã thay đổi trong suốt thời gian
qua. Từ năm 1876 đến năm 1913, tỷ giá hối đoái chịu sự khống chế của chế độ bản
vị vàng. Mỗi đồng tiền được chuyển đổi thành vàng theo một tỷ lệ nhất định. Do đó,
tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên tỷ lệ chuyển đổi thành một ounce
vàng của mỗi đồng tiền. Mỗi quốc gia sử dụng vàng để dự trữ cho đồng bản tệ.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và chế độ bản vị vàng hoàn
toàn sụp đổ. Đến thập kỷ 20, một số nước quay lại với chế độ bản vị vàng nhưng đã
từ bỏ nó khi xảy ra khủng hoảng ở Mỹ và Châu Âu theo sau cuộc Đại suy thoái.
Vào thập kỷ 30, một số nước lại nỗ lực neo giá trị đồng tiền của họ theo đồng đô la
hoặc bảng Anh, tuy nhiên, vấn đề này lại thường xuyên được đem ra bàn cãi. Như là
kết quả của sự bất ổn định trên thị trường ngoại hối và những rào cản trong các giao
dịch quốc tế, trong suốt thời kỳ này, số lượng hoạt động mậu dịch quốc tế liên tục bị
sụt giảm.
Năm 1944, một bản hiệp định giữa các nước (được biết với tên gọi Hiệp định
Bretton Wood) ra đời nhằm cố định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Hiệp định
này đã tồn tại cho đến năm 1971, chính phủ các nước đã cố gắng duy trì tỷ giá hối
đoái biến động trong biên độ cao hơn hoặc thấp hơn 1% so với mức tỷ giá được
thiết lập ban đầu.
11
Năm 1971, đô la Mỹ bị đánh giá cao, trong khi nhu cầu nước ngoài đối với
đồng đô la về thực chất lại thấp hơn mức cung đô la. Đại biểu của các nước lớn đã
gặp gỡ và thảo luận nhằm đối phó với vấn đề này. Kết quả của cuộc họp, được biết
đến với tên gọi Hiệp định Smithsonian, đô la Mỹ được phá giá so với các đồng tiền
chính. Mức độ phá giá đô la Mỹ khác nhau tùy theo mỗi đồng tiền. Không chỉ giá

Thứ hai, thị trường ngoại hối biến động mạnh là là do các luồng di chuyển
nhằm thanh toán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia
là rất lớn. Vốn tư bản ngày nay được chu chuyển tương đối tự do giữa các đồng tiền
chính nhằm cân đối các trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong cán cân thương mại và
cán cân dịch vụ; hơn nữa, các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu tư khác ngày càng
tăng đã tạo nên những nguồn tài chính sẵn sàng di chuyển đầu tư vào những đồng
tiền khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa, những nhà đi vay tư nhân
và xã hội cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau
nhằm cho chi phí đi vay giảm xuống, do đó, các luồng vốn di chuyển từ đồng tiền
này qua đồng tiền khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của tỷ giá. Trong
khi cả hai nhóm nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay tăng lên, các thị trường toàn cầu
đã trải qua những biến động mạnh về lãi suất, khi lãi suất biến động lại làm tăng
doanh số và mức độ thường xuyên chu chuyển các luồng vốn. Do giá dầu và giá các
hàng hóa khác tăng lên mạnh mẽ, áp lực tăng lương, tăng tín dụng và tăng cung ứng
tiền đã tạo áp lực tăng lạm phát, nhưng thái độ của các NHTW về việc chống lạm
phát là rất khác nhau, do đó, mức lạm phát dự tính của mỗi đồng tiền cũng rất khác
nhau. Vốn tư bản thường di chuyển đến đồng tiền nào có mức lãi suất hấp dẫn,
nghĩa là đồng tiền có mức lãi suất thực dự tính cao nhất. Khi các luồng tiền chảy
vào đồng tiền có lãi suất thực cao hơn, làm cho đồng tiền này lên giá rõ rệt. Một
điều cần chú ý là, sự hấp dẫn về mức lãi suất thực cao chỉ là tương đối và chỉ tồn tại
trong một thời gian nhất định, do đó, khi mức lãi suất không còn hấp dẫn nữa thì
các luồng vốn bắt đầu chảy ra và giá trị của đồng tiền người này sẽ giảm xuống
nhanh chóng.
13
Thứ ba, một nhân tố khác góp phần làm cho thị trường ngoại hối biến động
là việc người nước ngoài càng ngày nắm giữ càng nhiều tài sản của mình bằng
USD. Đồng USD là đồng tiền quốc tế được ưa chuộng nhất, do đó, sự biến động
của nó sẽ ảnh hưởng lên sự biến động của hầu hết các đồng tiền khác. Trong khi
lượng tài sản bằng USD do người nước ngoài nắm giữ đã góp phần làm tăng tổng
phương tiện thanh toán quốc tế, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng các khối lượng

b) Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn (Spot and Forward Exchange Rate): Tỷ
giá giao ngay là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thực hiện thanh
toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ
giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày
làm việc trở lên.
c) Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản (Banknote rate and Transaction
Rate): Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và
thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là
các khoản tiền gửi tại ngân hàng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ
giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
d) Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa (Open and Closed Exchange Rate): Tỷ
giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. Tỷ giá
đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng trong ngày được giao dịch.
Thông thường, ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của tất cả các hợp đồng đã
được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa là một chỉ
tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Cần chú ý là tỷ giá đóng cửa
ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.
e) Tỷ giá chính thức (Official Exchange Rate): Tỷ giá chính thức là tỷ giá do
NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá
15
chính thức được áp dụng làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động
liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của chính phủ. Ngoài ra,
ở Việt Nam tỷ giá chính thức (ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
liên ngân hàng) là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh
trong biên độ cho phép.
f) Tỷ giá chợ đen (Black Market Exchange Rate): là tỷ giá được hình thành
bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
g) Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (Nominal and Real Exchange Rate): Tỷ
giá danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền. Tỷ giá thực phản ánh tương quan
sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá.

của các ngân hàng, rủi ro là một phần của bất cứ một giao dịch tài chính nào. Rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm phần chính là rủi ro về tỷ giá, là những
tổn thất gây ra do sự biến động về tỷ giá. Tuy vậy, một cách tổng quát rủi ro trong
kinh doanh ngoại tệ cơ bản bao gồm:
− Rủi ro hoạt động (Operational Risk): là các rủi ro gây ra bởi các yếu tố phi
tài chính, nó bao gồm rủi ro hệ thống, rủi ro gây ra bởi yếu tố con người, rủi ro ngẫu
nhiên.
− Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không
thể thực hiện việc mua bán của mình do tính thanh khoản kém của thị trường (thị
trường không ai mua, bán hoặc các thành viên của thị trường đều có cùng một nhu
cầu).
− Rủi ro thanh toán (Settlement Risk): Là khả năng xảy ra mất mát khi đối tác
của ngân hàng vì một lý do nào đó không chuyển số tiền theo hợp đồng mua bán tại
ngày giá trị của hợp đồng.
17
− Rủi ro đối tác (Counterparty Risk): Là khả năng mất mát xảy ra khi trước
ngày giá trị của hợp đồng, đối tác của ngân hàng trở nên mất khả năng thanh toán.
− Rủi ro thị trường: là rủi ro chính gây ra mất mát trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ. Khi tỷ giá, lãi suất trên thị trường thay đổi làm cho các ngân hàng thương
mại mất mát khi họ đang giữ một trạng thái ngoại tệ nào đó.
Quản lý rủi ro là một quá trình chấp nhận rủi ro đã được tính toán trước với
mục đích hạn chế các mất mát tài chính và tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng, nó
ngược lại với việc trốn tránh rủi ro tức là không làm gì để không có rủi ro hoặc
không làm gì khi rủi ro xảy ra.
Việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ các lý do sau: Bảo
vệ ngân hàng khỏi những mất mát, thiệt hại không dự tính được trong kinh doanh
ngoại tệ; chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi cho ngân hàng trong kinh doanh ngoại
tệ; giảm bớt sự nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi trường; tăng cường
lợi thế cạnh tranh; điều tiết rủi ro giá cả và nắm lấy cơ hội kinh doanh.
Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ bao gồm các nội dung như nhận

Là một sự thỏa thuận bằng hợp đồng trong đó người mua có quyền (chứ
không phải nghĩa vụ) để mua hoặc bán một số lượng xác định một loại ngoại tệ với
một tỷ giá xác định tại thời điểm xác định trong tương lai. Người mua quyền chọn
phải trả một khoản phí cho người bán quyền chọn.
1.4 NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các
rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất,
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý,
rủi ro quốc gia…, thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là
rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem
19
là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các ngân hàng.
Trên thị trường ngoại hối, có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Chẳng hạn,
trên thị trường giao ngay đó là:
− Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange
Position): nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một
đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và
thu lãi.
Ví dụ: Nếu nhà kinh doanh dự đoán USD sẽ giảm giá mạnh so với VND trong nay
mai, anh ta tiến hành bán USD vào ngày hôm nay tại tỷ giá 1 USD = 16.100 VND,
sau một thời gian, tỷ giá giảm xuống còn 1 USD = 15.800 VND, tiến hành mua
USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 300 VND/USD (ở
đây ta chỉ tập trung vào yếu tố tỷ giá, mà bỏ qua chênh lệch lãi suất phát sinh giữa
hai đồng tiền). Bằng bảng luồng tiền, ta biểu diễn quy trình kinh doanh như sau:
Bảng (1.1) Luồng tiền
Thời điểm
Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng
t
0

động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên, một thực tế là, đã là nhà
kinh doanh ngoại hối (FX Dealer), thì động cơ kiếm lãi chủ yếu thông qua việc tạo
trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội
kiếm lãi càng nhiều. Điều này là phù hợp với quy luật lợi nhuận tương ứng với rủi
ro.
1.5 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ
GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1.5.1 Bài học thứ nhất:
21
Tháng 2-2002: Ngân hàng Allied Irish lớn nhất ở Ireland bị tên John Rusnak,
một nhân viên giao dịch Mỹ, lừa đảo thiệt hại 750 triệu USD. Vụ này xảy ra ở một
chi nhánh của ngân hàng ở Mỹ. Rusnak bị tuyên án 7,5 năm tù. Tên này đã giở
nhiều thủ đoạn tinh vi để được hưởng 850.000 USD tiền lương và thưởng từ năm
1997 đến 2001
(Nguồn: Tài liệu tập huấn về quản trị rủi ro ngân hàng của BTC tháng 6/2007)
Dữ kiện:
Ngân hàng Liên minh Ailen (AIB): Allied Irish Bank
Là ngân hàng lớn nhất của Ailen. Năm 2000 tổng tài sản có đạt 76,6 tỷ USD,
hoạt động trong hơn 1.000 văn phòng trên toàn thế giới.
Năm 1989 AIB mua toàn bộ ngân hàng Maryland Bancorp, là một ngân hàng hoạt
động tại Baltimore, Mỹ. Năm 1999, Maryland Bancorp đổi tên thành Allfirst và
hoạt động như một công ty trực thuộc AIB. Việc mua Allfirst nằm trong chiến lược
vươn ra toàn cầu của AIB.
AIB tin tưởng rằng việc trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm cho các công ty
trực thuộc là chìa khóa thành công trong kinh doanh tại thị trường Mỹ. Vì vậy
Allfirst được rất nhiều quyền chủ động tự quyết trong các hoạt động của mình đặc
biệt là hoạt động ngoại hối và kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất
AIB giao cho ông Cronin, một cán bộ nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh
ngoại hối và quản lý tiền tệ (Treasury) về phụ trách mọi hoạt động của Treasury tại
Allfirst.

23
1998 104.000 128.102 232.102
1999 104.000 122.441 226.441
2000 108.000 78.000 186.000
2001 112.000 220.456 332.456
Đồng nghiệp nhận xét Rusnak là một người mạnh mẽ, tự tin và tận tụy với
công việc. Ông cũng là một người chồng, một người cha mẫu mực, đi nhà thờ đều
đặn. Cấp dưới thì cho rằng ông khá độc đoán và kiêu ngạo, song họ cũng cho rằng
đó là bởi vì ông thành đạt và kiếm được nhiều tiền cho ngân hàng. Khách hàng rất
yêu thích Rusnak, ông biết duy trì và củng cố quan hệ trong kinh doanh.
Sự thật là Rusnak không giỏi về kinh doanh ngoại hối. Các kiến thức nghiệp
vụ của ông mới dừng ở các sản phẩm ngoại hối spot (giao ngay) hoặc forward (kỳ
hạn) khá đơn giản.
Việc quản lý rủi ro tại Allfirst:
Theo quy trình, Rusnak được có hạn mức kinh doanh trong ngày là: 100
triệu, hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR limit) là 1,55 triệu. Hạn mức bán chống lỗ là
200 ngàn một tháng. Bộ phận kinh doanh (Front Office) và điều hành, thực hiện
giao dịch (Back Office) được bố trí tách rời. Ngoài ra còn có bộ phận quản lý rủi ro
và kiểm soát (Middle Office).
Đó là một cơ cấu và mức độ hạn mức khá hợp lý với một ngân hàng cỡ như
Allfirst.
Quá trình Rusnak đã làm thiệt hại cho ngân hàng AIB
Năm 1997 Rusnak bắt đầu tham gia mua các giao dịch kỳ hạn USD/JPY.
Khi tỷ giá JPY đi ngược lại với mong đợi Rusnak phải tự tạo ra các giao dịch
quyền lựa chọn (option) để tạo ra ấn tượng rằng các giao dịch kỳ hạn của mình đã
24
được xử lý giảm thiểu rủi ro (hedge). Rusnak tạo ra hai giao dịch option trái chiều
với cùng một đối tác khiến cho việc thanh toán sẽ triệt tiêu nhau.
Tất cả các giao dịch option này đều là ảo, vì vậy không thể có xác nhận cho
các giao dịch này được. Rusnak đã thuyết phục bộ phận điều hành, thực hiện giao

ai có thể biết sự thật này cả vì các báo cáo đã bị phù phép.
Rusnak bị phát hiện như thế nào
Tháng 12 năm 2001, một kiểm soát viên tình cờ nhìn thấy hai phiếu giao
dịch không kèm xác nhận. Ông yêu cầu nhân viên Back Office làm xác nhận, song
họ giải thích là không cần làm vì hai giao dịch này trái chiều nhau và không tạo ra
luồng tiền chuyển động. Kiểm soát viên yêu cầu Back Office phải làm xác nhận cho
mọi giao dịch song cũng không kiểm tra xem Back Office có thực hiện yêu cầu của
mình không.
Sau đó, ông Cronin vô tình nhận thấy các luồng tiền chuyển động rất thất
thường trên bảng tổng kết tài sản. Kiểm tra lại ông thấy Rusnak đã đạt doanh số tới
25 tỷ USD vào thời điểm này.
Cronin yêu cầu đánh giá lại trạng thái các giao dịch kỳ hạn của Rusnak và
phát hiện đã lỗ trên sổ sách là 500.000 USD.
Tháng 1 năm 2002 Cronin thông báo Rusnak phải dần thực hiện các giao
dịch kỳ hạn, không được phép quay vòng nữa.
Ngày 30 tháng 1 năm 2002, lại một lần nữa kiểm soát viên (KSV) phát hiện
12 phiếu giao dịch không có xác nhận kèm theo. Kiểm soát viên yêu cầu Back
Office phải xác nhận các giao dịch này. Back Office cầu cứu Rusnak.
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2002, Rusnak đưa 12 xác nhận cho Back Office.
Kiểm soát viên phát hiện các xác nhận này là giả. Rusnak hứa sẽ liên lạc với đối tác
châu Á để lấy xác nhận thật vào thứ hai ngày 3 tháng 2. Song ông ta đã không bao
giờ quay trở lại Allfirst nữa.

Trích đoạn Vị thế cạnh tranh hiện tại Chiến lược phát triển nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status