Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững - Pdf 25

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 4
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng 5
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng 5
1.1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng 5
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng 6
1.2. Phát triển du lịch bền vững 7
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững 7
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững 8
1.2.3. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững và du lịch cộng đồng 9
1.3.Kinh nghiệm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của
Malaysia 10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 13
2.1. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số của Sa Pa 13
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa 13
2.1.2. Cơ sở hạ tầng 16
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 17
2.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 18
2.2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số
tại Sa Pa 20
2.2.1. Số lượng khách du lịch và độ dài ngày lưu trú 20
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc đi du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của con
người trong đời sống văn hóa – xã hội hiện đại. Do đó trên thế giới, du lịch
đã và đang trở thành một ngành kinh tế, dịch vụ phát triển, nó được ví như
“ con gà đẻ trứng vàng “ của nhiều quốc gia.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua,
lượng khách du lịch quốc tế đã tăng xấp xỉ bốn lần. Du lịch nội địa cũng
tăng trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du lịch đã trải vươn tới hầu
như tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, cũng vì
tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch nên đã dẫn đến tình trạng suy
thoái tài nguyên, huỷ hoại môi trường và xói mòn các giá trị văn hoá truyền
thống. Phát triển du lịch theo cách đó đã bộc lộ tính không bền vững,
không chỉ về lĩnh vực môi trường tự nhiên mà còn bao trùm các lĩnh vực
văn hoá, kinh tế, xã hội.
Vấn đề phát triển du lịch bền vững đã và đang được ngành du lịch
thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng quan tâm. Các quốc gia đang
cố gắng tìm kiếm các giải pháp cho một cách thức phát triển tối ưu mà ở
đó, lợi ích đến với toàn bộ các bên tham gia và đáp ứng các nhu cầu hiện
tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang
chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững, đặc biệt
tại những địa phương có yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển du lịch bền vững lại thường là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống như Mai Châu (Hoà Bình), Ba Bể (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên
Quang)…
Cách Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Nam, Sa Pa là một điểm du
lịch nổi tiếng không những của tỉnh Lào Cai mà còn của cả nước. Sa Pa tự
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
1

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
2
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và du lịch
bền vững; các điều kiện để phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số, những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát
triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững;
- Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của huyện Sa
Pa về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của Sa Pa
trong phát triển du lịch nói chung và du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số nói riêng;
- Đề xuất một số giải pháp để giải quyết các tồn tại trong phát triển
du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng phát triển
bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa
bao gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Do đó, thuật ngữ cộng
đồng trong đề tài dùng để chỉ cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sa Pa, tập trung vào các xã du lịch
của huyện như: Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ, Tả Phìn
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo
tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ giữa du
lịch, cộng đồng và phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54

bản sau:
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
5
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn: đây là điều kiện có
ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số
lượng, chủng loại và giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh
giá cả về mặt quý hiếm. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ
hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai.
- Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: đây được xem xét đánh giá
trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập
quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài
nguyên và phát triển du lịch.
- Điều kiện có thị trường khách: bao gồm thị trường khách trong
nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu và nguồn khách
trong tương lai.
- Điều kiện về cơ chế, chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch ở các cấp cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý, tối ưu nhằm
tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia
của cộng đồng.
- Điều kiện về sự hỗ trợ: bao gồm sự hỗ trợ về nhân lực, tài chính
và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và cũng như
sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng
bá nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng
- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được quản lý, khai
thác một cách hợp lý;
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
7
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt
đầu được đề cập thì nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định các khía cạnh tác động của hoạt động du lịch liên
quan đến phát triển bền vững, trong đó đặc biệt nghiên cứu sự cần
thiết đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn
hoá trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ
du lịch. Như vậy, phát triển du lịch bền vững là quá trình đáp ứng
các nhu cầu về du lịch ở hiện tại mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch cho các thế hệ tương lai.
Theo tổ chức UNWTO thì: Du lịch bền vững là việc phát triển các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ
rệt, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Chính vì vậy,
sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng
bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc
đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: nghĩa là đảm bảo sự
tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch,
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và của cộng
đồng.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường thể hiện ở việc
sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường
sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại mà cũng đảm bảo nhu

phẩm du lịch của Malaysia.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Malaysia đã đầu tư rất nhiều
cho việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn quốc
gia nhằm duy trì một môi trường trong lành và tính hấp dẫn cho các
sản phẩm du lịch sinh thái của đất nước mình. Mặc dù vậy, bán đảo
còn có một giá trị hấp dẫn khác đối với mỗi du khách đến thăm, đây
là nơi quy tụ của hầu hết các nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới.
Lịch sử đất nước đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hóa của các
quốc gia đã từng xâm chiếm quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh,
Hà Lan, Chiêm Thành, Thái Lan, Nhật Bản và văn hóa Malay bản
địa. Tất cả các dân tộc trên đều đã lưu lại các dấu ấn văn hóa để
hình thành nên nền văn hóa của Malaysia ngày nay. Các giá trị văn
hóa bản địa kết hợp với các giá trị văn hóa để hình thành nên nền
văn hóa ngoại lai đã được nội địa hóa đã tạo thành một sản phẩm du
lịch độc đáo khác của Malaysia - du lịch văn hóa bản địa.
Với những lợi thế nói trên, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch của
Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch
là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc
văn hóa Malay truyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của
các dòng văn hóa ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền
vững độc đáo.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
10
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Người dân Malaysia có truyền thống mến khách, ưa thích giao du
kết bạn với mọi người và sẵn lòng mời bạn bè, du khách bốn
phương về nghỉ tại nhà của mình. Bên cạnh đó, đối với du khách thì
các khu nhà truyền thống của thổ dân Malay luôn luôn là yếu tố thu
thút, hấp dẫn họ. Chính vì vậy, chương trình du lịch nghỉ tại nhà

phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ,
hoặc tham gia vào chế biến các món ăn cho các thành viên trong gia
đình.
Chương trình đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân tại khu làng
Desa Murni được xây dựng đã góp phần quan trọng trong việc bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững. Theo lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Văn hóa -
Nghệ thuật và Du lịch Malaysia Dato’ Sabbaruddin Chik: “Sự
thành công bước đầu của dự án Desa Murni đã đem lại các cơ hội
phát triển mới cho nền công nghiệp du lịch của Malaysia cũng như
lợi ích cho cộng đồng địa phương, là nền tảng quan trọng cho việc
xây dựng các mô hình tương tự tại các làng quê trên toàn bộ lãnh
thổ Malaysia”.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
12
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số của Sa Pa
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa
Về vị trí địa lý
Là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên
là 68.329 ha, huyện Sa Pa nằm trên Quốc lộ 4D nối từ Lào Cai đi
Lai Châu, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía bắc giáp huyện
Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía tây giáp huyện Than
Uyên (tỉnh Lai Châu).
Trung tâm huyện lỵ thị trấn Sa Pa cách thành phố cửa khẩu quốc tế
Lào Cai - trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh khoảng 35 km về phía

0
) và thung lũng hẹp sâu đã tạo cho Sa Pa những vẻ đẹp thiên
nhiên kỳ thú nguyên sơ với núi non trùng điệp, mây trời huyền ảo
có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách.
Về khí hậu
Sa Pa có khí hậu ôn đới lạnh với các mùa điển hình: mùa hè mát
mẻ, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm tới 80% lượng mưa
cả năm), mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là 15,4
0
C,
nhiệt độ trung bình vào mùa hè chỉ là 19
0
C, vào mùa đông là 11
0
C,
nhiệt độ thấp nhất vào khoảng tháng 1- tháng 2 xuống đến 0
0
C.
Sương mù và mây phủ thường xuất hiện phổ biến quanh năm, đặc
biệt là vào mùa đông, do đó, Sa Pa còn được mệnh danh là thành
phố trong sương hay thành phố trên mây hết sức thơ mộng. Tháng 4
là tháng nhiều nắng nhất nên cũng có độ ẩm thấp nhất trong năm
(khoảng 65-70%), ít nắng nhất là vào tháng 10, thế nhưng cái nắng
Sa Pa cũng rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Hệ thống thủy văn
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
15
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày với mật độ khoảng 1,0

Đặc biệt, Sa Pa có hệ thống giao thông huyết mạch nối từ trung tâm
thủ đô Hà Nội lên Lào Cai khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Từ
Hà Nội đi Sa Pa rất thuận tiện, chỉ một đêm ở trên tàu là du khách
đến thành phố Lào Cai. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 264
km, được thiết kế với vận tốc tối thiểu 80 - 100km/h với điểm cuối
đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu cũng đã được khởi
công xây dựng với số vốn đầu tư lên tới 770 triệu đô la. Hiện tại, từ
thành phố Lào Cai đã hình thành tuyến xe buýt lên thị trấn Sa Pa
nhằm phục vụ nhu cầu của du khách.Đến năm 2009, 100% số xã
trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống thuỷ lợi, kênh
mương phục vụ tưới tiêu cho 2.610 ha lúa. Tổng chiều dài các kênh
mương chính được kiên cố chiếm trên 60% (khoảng 172,5km), còn
gần 40% là kênh đất.
Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh, cơ bản
đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc. Đã lắp đặt và đưa vào sử
dụng hệ thống cáp quang phục vụ truyền hình và truyền hình trực
tiếp. Hầu hết các khách du lịch đến với Sa Pa đều có ấn tượng tốt
đẹp về một điểm du lịch có môi trường trong lành, sạch sẽ. Tuy
nhiên, Sa Pa chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải
từ các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế và các điểm dân cư trong khu vực
chưa được qua xử lý trước khi thải vào môi trường, chất rắn được
xử lý bằng phương pháp chôn lấp đơn giản, bãi rác chưa được quy
hoạch. Xói mòn đất vẫn đang là nguy cơ lớn cho ô nhiễm môi
trường đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
17
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Dân số huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở
năm 2009 là 52.899 người (chiếm 8,4% dân số cả tỉnh). Tỉ lệ nam

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, Sa Pa có điều kiện
khí hậu lý tưởng, gần như mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm
là 15,4
0
C. Điều kiện khí hậu lý tưởng này thực sự là một sản vật quý giá mà
thiên nhiên ưu đãi cho Sa Pa. Thêm vào đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào
Cai được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của du khách.
Hiện nay, 69% diện tích của Sa Pa là diện tích rừng tự nhiên, rừng
già, rừng thứ sinh bao bọc xung quanh làng bản với các hệ sinh thái đa
dạng, các loài động thực vật phong phú, các con suối lớn và đẹp, thác nước,
hang động tạo nên cảnh quan tự nhiên kỳ thú. Phía Tây của huyện là khu
Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên Sơn được xây dựng từ năm 1994 nhằm
giữ gìn phần rừng còn lại trên triền núi Phan Xi Păng. Nơi đây là khu dự
trữ tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, khách du lịch đến tham quan nghiên cứu. Hệ động thực vật ở đây
phong phú với các cây bản địa như: pơ mu, thông tre, thông nàng, du sam,
vàng tâm, gù hương, sa mộc, tống quá sủi, vối thuốc, mỡ; các loại động vật
quý hiếm với 380 loài thuộc 24 bộ và 83 họ, trong đó thú (56 loài), chim
(217 loài), bò sát (73 loài) và ếch nhái (34 loài). Đặc biệt có 37 loài động
vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ.
Đặc biệt, các thửa ruộng bậc thang tại Sa Pa là cảnh quan đặc sắc
nhất của núi rừng Tây Bắc làm mê đắm lòng người. Tạp chí Du lịch
và Thư giãn (Travel and Leisure) đã công bố kết quả bình chọn Sa
Pa là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và
thế giới.
2.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nói đến tài nguyên du lịch nhân văn của Sa Pa không thể không nhắc
đến sự đa dạng văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số nơi đây. Được hình

tới 96,9% trong tổng số lượt khách đến với Sa Pa (số khách đi trong
ngày chủ yếu là khách đến từ các huyện lân cận, hoặc một số khách
từ cửa khẩu sang). Tuy nhiên, số ngày lưu trú không nhiều, trung
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
20
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
bình là 1,6 ngày/khách, trong đó, số ngày lưu trú trung bình của
khách quốc tế là 2,3 ngày/khách (của tỉnh là 2,1 ngày/khách), khách
nội địa là 1,3 ngày/khách (của tỉnh là 1,6 ngày/khách).
Số lượng khách đi tham quan các bản làng cũng chiếm tỉ lệ
khá cao trong tổng số khách đến với Sa Pa. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra
khảo sát và trên thực tế, đối tượng khách đi thăm làng bản chủ yếu là khách
nước ngoài, khách du lịch trong nước có xu hướng ít quan tâm đến du lịch
làng bản. Kết quả điều tra về nhu cầu của khách du lịch đến Sa Pa của Tổ
chức Phát triển Hà Lan (SNV) tiến hành năm 2008 cho thấy, khoảng 84%
khách du lịch quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi thăm làng bản, trong đó tỉ lệ
khách nội địa là 56%. Như vậy, nhu cầu của khách trong nước và khách
quốc tế là hết sức khác nhau. Trong khi khách quốc tế thích đến Sa Pa để
trải nghiệm cuộc sống, văn hóa bản địa tại các làng bản thì phần đông
khách du lịch trong nước chỉ có nhu cầu đến các điểm tham quan truyền
thống có điều kiện đi lại thuận lợi, ít quan tâm đến những điểm du lịch có
những yếu tố hấp dẫn đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa dân tộc mà điều
kiện tiếp cận lại gặp khó khăn hay không có cơ sở vật chất tiện nghi.
Trên thực tế, khách du lịch trong nước đến Sa Pa vì sức hấp dẫn của
khí hậu và môi trường tự nhiên hơn là những trải nghiệm cùng đồng bào
dân tộc thiểu số tại các làng bản. Bởi vậy, hầu hết họ nghỉ lại trong các
khách sạn tiện nghi ở ngay thị trấn, có số ít sử dụng tour tham quan trong
ngày (thường là từ 4 đến 6 tiếng) tới các bản làng gần quanh đó rồi quay trở
lại nghỉ đêm tại các khách sạn.
Đối với khách du lịch quốc tế thì họ không có điều kiện ở lại dài

trong huyện còn rất hạn chế. Tại một số bản làng có du lịch phát
triển mạnh, hầu hết các số liệu được tập hợp thông qua Ban Quản lý
du lịch cộng đồng (là mô hình do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
đưa ra sáng kiến giúp phát triển du lịch cộng đồng), nhưng hầu hết
cũng chỉ thống kê được doanh thu theo đầu khách từ dịch vụ lưu trú
đơn thuần, không có thống kê về các dịch vụ bổ sung và cũng
không đều đặn theo từng năm. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch
cộng đồng của Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc UBND huyện Sa
Pa cũng chỉ có doanh thu du lịch của xã Bản Hồ năm 2006 đạt hơn
255 triệu, năm 2007 đạt 142 triệu và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 55
triệu (có xu hướng giảm); xã Tả Van năm 2009, doanh thu du lịch
của xã đạt 500 triệu đồng, xây dựng quỹ du lịch cộng đồng với số
tiền là 47.810.000 đồng. Số lượng lượt khách đến thăm các thôn
bản cũng đã góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo
cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
23

Trích đoạn Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong các Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status