Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo - Pdf 25

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các dự án thí điểm PES ở Việt Nam từ năm 2002 - 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2. Nguồn thu DVMTR năm 2011-2012 tại một số tỉnh điển hình trên
toàn quốc Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Diện tích vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo theo độ dốc Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất ở các xã vùng đệm VQG Tam Đảo Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Sản xuất lâm nghiệp của các tổ chức Error: Reference source not
found
Bảng 4.4. Hiện trạng giao đất giao rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo Error:
Reference source not found
Bảng 4.5. Đề xuất hệ số K theo hiện trạng sử dụng đất VQG Tam Đảo Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Tóm tắt hiện trạng giao khoán rừng tại vùng đệm Error: Reference
source not found
VQG Tam Đảo Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia PFES Error:
Reference source not found
Hình 2.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường Error: Reference
source not found
Hình 2.3. Hình mô phỏng nguyên tắc chi trả PES . . Error: Reference source not
found
Hình 4.1. Bản đồ hành chính Vườn Quốc gia Tam Đảo Error: Reference
source not found
Hình 4.2. Dân số theo thôn trong vùng đệm và Vườn Quốc gia Error:
Reference source not found
Hình 4.3. Mật độ dân số các xã trong vùng đệm và Vườn Quốc gia Error:
Reference source not found

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 4
2.1.1. Dịch vụ môi trường 4
2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường 4
Hình 2.1. Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia PES 7
Hình 2.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường 7
Hình 2.3. Hình mô phỏng nguyên tắc chi trả PES 8
2.1.3. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường 9
2.2. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường rừng 9
2.2.1. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng 9
2.2.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng 10
2.2.3. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng 10
2.2.4. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 11
2.2.5. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 12
2.3. Các mô hình PES thành công trên thế giới và các nghiên cứu PFES ở Việt
Nam 14
2.3.1. Các mô hình PES thành công trên thế giới 14
Tại Pháp, công ty nước đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính cho nông dân ở vùng đầu
nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho công nghiệp và chuyển đổi sang hoạt
động nông nghiệp hữu cơ 16
PES ở châu Á 16
2.3.2. Một số nghiên cứu và kết quả về dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 17
Bảng 2.1. Các dự án thí điểm PFES ở Việt Nam từ năm 2002 - 2012 20
Bảng 2.2. Nguồn thu DVMTR năm 2011-2012 tại một số tỉnh điển hình trên
toàn quốc 23
PHẦN 3 24
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

4.2. Hiện trạng, cơ hội và thách thức áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi
trường tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 41
4.2.1. Cơ sở pháp lý áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia
Tam Đảo 41
Hình 4.4. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng 43
4.2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 44
Bảng 4.5. Đề xuất hệ số K theo hiện trạng sử dụng đất VQG Tam Đảo 47
Bảng 4.6. Tóm tắt hiện trạng giao khoán rừng tại vùng đệm 48
VQG Tam Đảo 48
4.2.3. Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 49
4.3. Tiêu chí lựa chọn dịch vụ hệ sinh thái rừng để đề xuất mô hình chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo 50
Tính đến hết tháng 12/2013, huyện Tam Đảo đón khoảng 443. 695 lượt du
khách đến thăm quan và hành hương vãn cảnh, trong đó Khu danh thắng Tây
Thiên trên 300.000 lượt tăng 49% so với năm 2012; Khu Du lịch Tam Đảo
143.659 lượt giảm 9,2% so với năm 2012. Khách du lịch lưu trú qua đêm (tập
trung chủ yếu ở Khu du lịch Tam Đảo) là 43.615 lượt tăng 28,3% so với năm
2012 (33.978 lượt), khách nước ngoài là 402 lượt giảm 4,4% so với năm
2012. Doanh thu năm 2013 đạt 41.734 triệu đồng. 52
Theo Quyết định 673/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 29 tháng 3 năm 2011
về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (mục 4.2.3 Phát triển các ngành dịch vụ) quy
định: 52
4.4. Đề xuất mô hình và xác định các bên liên quan (đối tượng cung ứng dịch
vụ môi trường rừng và đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng) 54
4.4.1. Đề xuất mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng 54
4.4.2. Cách tiếp cận trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
55
4.4.3. Phương thức chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Tam

- Giải pháp thực hiện thí điểm mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái đã đề xuất tại khu vực nghiên
cứu. 64
Đề tài đã đề xuất giải pháp thực hiện thí điểm mô hình chi trả dịch vụ môi
trường rừng đã đề xuất tại khu vực nhiên cứu 64
+ Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình nông lâm kết hợp; 64
5.2. Tồn tại 64
5.3. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 67
Phụ lục 1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PFES 67
Phụ lục 2. Diện tích, dân số vùng đệm VQG Tam Đảo 68
Phụ lục 3. Cơ cấu dân số vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 69
Phụ lục 4. Hiện trạng sử dụng đất tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 70
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, lưu vực sông,
nguồn nước… đã và đang cung cấp cho con người những giá trị dịch vụ (thực
phẩm, nước ngọt, gỗ, khả năng hấp thụ các bon và giảm biến đổi khí hậu…).
Các loại dịch vụ này được sử dụng cho sự phát triển xã hội, nhưng chúng đôi
khi được coi là tài sản chung và được sử dụng miễn phí trong cuộc sống hàng
ngày. Ngoài ra, con người sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên một
cách lãng phí và không bền vững do đó mà chất lượng của các hệ sinh thái
ngày càng bị cạn kiệt, khả năng cung cấp những dịch vụ môi trường từ đó ngày
càng giảm đi.
Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các dịch vụ
môi trường chưa được hưởng lợi ích chính đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ
lực của họ. Còn những người sử dụng dịch vụ này chưa chi trả cho những
dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch vụ môi

vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các mô hình sinh kế bền vững cho người dân
tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo là một việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết, không chỉ có ý nghĩa với việc xóa đói giảm nghèo cho
cộng đồng dân cư ở đây mà còn góp phần bảo vệ bền vững đa dạng sinh học
vườn quốc gia Tam Đảo. Từ đó, đưa ra những biện pháp quản lý vườn quốc
gia Tam Đảo và vùng đệm hiệu quả hơn trong tương lai. Chính vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng
đệm Vườn quốc gia Tam Đảo” đã được lựa chọn triển khai, thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng vào việc xây dựng mô
hình sinh kế cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
các xã vùng đệm và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được những cơ hội và thách thức của việc áp dụng chính
sách PFES tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo;
- Nghiên cứu, đề xuất được mô hình sinh kế cho cộng đồng vùng đệm
của Vườn quốc gia Tam Đảo theo cơ chế PFES hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo;
- Đề xuất giải pháp thực hiện mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
vùng đệm VQG Tam Đảo;
3
- Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho khu vực nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Hiểu được về PFES và đóng góp của PFES đối với kinh tế - môi trường
– xã hội ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các nhà hoạch định
chính sách xây dựng các chính sách phù hợp hơn để PFES góp phần khả quan
hơn vào việc bảo vệ rừng cũng như công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Nghiên cứu được tiến hành tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo,

hoặc nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử
dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái
thỏa thuận.
5
Theo Wunder, mặc dù có rất nhiều dịch vụ khác nhau có thể được trao
đổi trong cơ chế PES, nhưng thực tế chỉ có 4 loại hình dịch vụ có tiềm năng
lớn nhất xét ở quy mô thương mại bao gồm:
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết
nước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất, v.v…
+ Bảo tồn đa dạng sinh học: phòng trừ dịch bệnh, giá trị hệ sinh thái, v.v…
+ Hấp thụ các bon: biến đổi khí hậu (rừng hấp thụ các bon làm giảm
khí nhà kính), v.v…
+ Vẻ đẹp cảnh quan/Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn
hoá, v.v
2.1.2.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền
Trong các mô hình quản lý môi trường cũng như các giải pháp quản lý
môi trường trước đây, chúng ta thường hay sử dụng nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền (Polluter pays). Cơ chế này yêu cầu những người gây ra
các tác động có hại đến môi trường phải có trách nhiệm chi trả và cải tạo lại
môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chế
nhất định vì người gây ô nhiễm thường không muốn trả tiền hoặc không khắc
phục các thiệt hại về môi trường.
Trái với các cơ chế quản lý trước đây, PES không hoạt động theo cơ
chế người gây ô nhiễm phải trả tiền mà hướng đến một cơ chế khác là người
được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc hưởng thụ đó. Các
nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn
nếu trả tiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho
những thiệt hại mà họ gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người
dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì

diễn mức chi phí biên của người ở vùng hạ lưu, chi phí này ngày càng tăng
lên cùng với việc nhiều cây bị mất đi. Hai đường này cắt nhau tại E, là điểm
mà lợi ích của hai bên là như nhau, tương ứng với mức giá là P. Đây là mức
giá mà những người ở hạ lưu sẵn lòng chi trả và những người chủ rừng sẵn
sàng chấp nhận.
7
Hình 2.1. Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia PES
Mức chi phí này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về
PFES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong một
nghiên cứu Mô của Word Bank năm 2003.
Hình 2.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường
Quan trọng!
Logic này được lặp đi, lặp lại mỗi năm
Cần thanh toán hàng năm
Cần duy trì nguồn thu nhập
Chặt phá rừng ở vùng
thượng nguồn
Chặt phá rừng ở vùng
thượng nguồn
P
P
A
A
D
D
F
F
B
B
E

chi phí hay thiệt hại của các nhà máy thủy điện khi rừng bị chặt phá, ví dụ
như các thiệt hại về kinh tế do giảm năng suất hay thiên tai, lũ lụt. Do đó,
những nhà máy này sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để trả cho người chủ rừng
nhằm duy trì các khu rừng đầu nguồn và lợi ích của họ và mức tiền này phải
nhỏ hơn phần thiệt hại về kinh tế nhưng không làm giảm bớt lợi ích của người
chủ rừng. Phần chi trả ở đây được thể hiện ở màu xanh lá cây. Ví dụ khi các
khu rừng đầu nguồn bị chặt phá, chủ rừng thu nhập được 100 triệu đồng, đồng
thời các nhà máy thủy điện sẽ bị thiệt hại 1 tỷ đồng. Nếu rừng được giữ các
nhà máy này sẽ giảm được thiệt hại là 500 triệu đồng, thì họ sẵn sàng chi trả
một khoản tiền nhỏ hơn 500 triệu đồng để duy trì rừng đầu nguồn. Lúc này
mức chi trả hợp lý sẽ lớn hơn 100 triệu đồng và nhỏ hơn 500 triệu đồng. Tóm
lại, mức chi trả sẽ được xác định dựa trên cơ sở:
Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng < Mức
lợi ích nhà máy thủy điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng.
 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường
Hai nguyên tắc cơ bản của PES (Wunder, 2005):
- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng
cung cấp các dịch vụ môi trường;
- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả
này có thể dưới hình thức tiền mặt hoặc hiện vật.
Hình 2.3. Hình mô phỏng nguyên tắc chi trả PES
2.1.2.3. Mục tiêu của PES
Người cung
cấp dịch vụ
Người sử
dụng dịch vụ
Chi trả
Dịch vụ
9
- Tăng cường tạo lập thị trường, giá cả cho các dịch vụ môi trường

học…. Trong đó, giá trị môi trường rừng được hiểu là giá trị mà rừng làm lợi
10
cho môi trường, do bản thân các khu rừng tạo ra nhưng không chỉ được sử
dụng bởi những người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởi toàn xã
hội. Với việc xem xét đến các dịch vụ môi trường rừng thì các giá trị này
được xem xét như một loại hàng hóa công cộng, có thể do cả xã hội sử dụng
mà người làm rừng không quản lý và điều tiết được quá trình khai thác và sử
dụng chúng.
2.2.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services – PES) hay
còn được gọi là chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for Environmental
Services) được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ
sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái.
Trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định
chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt
động trồng rừng. Theo đó, “chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh
tế giữa người sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng
dịch vụ môi trường rừng”.
2.2.3. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
Năm nguyên tắc cơ bản của PFES là:
- Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi
trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra
dịch vụ đã cung ứng.
- Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình
thức chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹ
để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản

nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với
quy định tại Nghị định này, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do Nhà
nước quy định đối với cùng một loại dịch vụ môi trường rừng.
12
- Chi trả gián tiếp:
+ Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho
bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ
chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng mà thông qua tổ chức trung gian theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ
của Nhà nước, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định.
2.2.5. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm
kinh tế, nghĩa là lượng hóa các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con
người qua các con số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó. Dựa
trên chính các kết quả này, giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng được
thừa nhận rộng rãi hơn. Các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã
chia ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trường rừng là: hấp thụ các bon chiếm
27%; bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ đầu nguồn chiếm 21%;
bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%.
Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của
việc thay đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của dịch vụ môi
trường rừng. Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức
năng bảo vệ các khu vực hạ lưu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết phải
xây dựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quả hơn thay thế cho các phương
pháp trước đây theo quan điểm coi dịch vụ môi trường rừng là một loại hàng

- Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính toán
được (thông qua kết quả nghiên cứu thực tế đã được công bố tại Việt Nam).
2.2.5.3. Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng
- Các tổ chức, ác nhân sử dụng trực tiếp các giá trị dịch vụ môi trường
rừng để sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh các sản phẩm được hưởng lợi từ
rừng, bao gồm: các công trình thủy lợi, thủy điện, nước sinh hoạt, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng.
14
- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại
đến môi trường rừng như khai thác khoáng sản, công trình giao thông và các
hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí.
2.2.5.4. Đối tượng được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng được nhận phí chi trả
dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ.
- Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
rừng, khoán bảo vệ rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được
giao đất, giao rừng sản xuất (rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủ tiêu
chuẩn phòng hộ trong thời gian chưa khai thác sẽ được hưởng phí chi trả dịch
vụ hệ sinh thái đối với giá trị phòng hộ do rừng tạo ra.
2.2.5.5. Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Đối với trường hợp chi trả trực tiếp: tiền thu được từ chi trả các dịch
vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của
pháp luật, người được chi trả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền
này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Đối với trường hợp chi trả gián tiếp: tiền thu được từ chi trả dịch vụ
môi trường rừng được sử dụng như sau:
+ 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
+ 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả dịch vụ môi

nông dân là chủ đất đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.
Ở Costa Rica, năm 1996, Luật Rừng đã quy định PES thông qua Quỹ
Tài chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các
khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động như
một người trung gian giữa chủ đất và người mua các dịch vụ hệ sinh thái khác
nhau. Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế
nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ các bon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả
từ các dịch vụ hệ sinh thái.
Ở Ecuador, các công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng
một quỹ nước bằng cách áp phí lên nước sinh hoạt. Những quỹ này được đầu
tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng.
16
Tại Colombia, những người sử dụng nước phục vụ công – nông nghiệp
ở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản chi trả tự
nguyện cho các gia đình ở lưu vực đầu nguồn.
Mexico đã thành lập Quỹ lâm nghiệp Mexico năm 2002, thực hiện PES
từ việc sử dụng đất, Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để
quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn.
- PES ở châu Âu:
Tại Pháp, công ty nước đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính
cho nông dân ở vùng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất
cho công nghiệp và chuyển đổi sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ.
Chính phủ Đức đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ
đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường
hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản
xuất cà phê ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải
tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh, gồm Honduras, Costa
Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng đồng Dominica.
- PES ở châu Á
Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp

tốt. Những yếu tố trên giúp cho đảm bảo thành công PFES ở Việt Nam.
2.3.2. Một số nghiên cứu và kết quả về dịch vụ môi trường rừng ở Việt
Nam
Sau khi Việt Nam hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự nhiên vào năm 1995,
ngành lâm nghiệp bị coi nhẹ so với các ngành kinh tế khác do mức độ đóng
góp vào tổng sản phẩm kinh tế quốc nội là rất thấp. Luật Bảo vệ và Phát triển
Rừng sửa đổi năm 2004 đã thay đổi thực trạng này với việc công nhận vai trò
quan trọng của rừng trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường như là hạn
chế xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, hấp thụ các bon, điều hòa tiểu khí hậu,
bảo tồn đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan cho các mục đích giải trí và du
lịch. Tiếp theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng này, Chiến lược phát triển Lâm
nghiệp giai đoạn 2006-2020 cũng đã được phê duyệt. Chiến lược đặt ra các
nhu cầu cần thiết phải đánh giá các giá trị tài chính của các dịch vụ môi
trường rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đã kêu gọi
mạnh mẽ để có được các cơ sở khoa học cần thiết nhằm thiết lập một nền
móng vững chắc cho chính sách PFES. Một vài nghiên cứu về lượng giá rừng
và định giá rừng, tập trung vào các dịch vụ môi trường rừng đã được Viện
Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam triển khai. Các nghiên cứu đã cung cấp các

Trích đoạn Cách tiếp cận trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo Các bên liên quan và trách nhiệm của các bên liên quan Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình nông lâm kết hợp xuất cơ chế chi trả dịch vụ MTR tại vùng đệm VQG Tam Đảo Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tại vùng đệm Vườn quốc gia
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status