Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp - Pdf 25

Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG TIỂU LUẬN 7
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất
Của Doanh Nghiệp 7
1. Rủi Ro Từ Thảm Họa: 7
1.1. Thảm Họa Động Đất: 8
1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa: 9
1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt: 9
1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn: 10
1.5. Thảm Họa Do Chiến Tranh: 11
1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố: 11
2. Rủi Ro Tác Nghiệp: 12
2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng
Nguyên Liệu: 12
2.2. Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp: 14
3. Rủi Ro Thương Mại: 19
3.1. Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: 19
3.2. Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá: 20
3.3. Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa: 22
3.4. Đầu Tư Quốc Tế : 25
Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro 28
1. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa: 29
2. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp: 30
3. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại: 31
KẾT LUẬN 34
Page 1
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị
LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG TIỂU LUẬN
{
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất
Của Doanh Nghiệp
1. Rủi Ro Từ Thảm Họa:
Trong sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung thì
nguy cơ gặp các rủi ro từ thảm họa là rất lớn chẳng hạn như: động đất, sự phun trào
của núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố . . . gây thiệt hại về tài sản của
quốc gia như: cơ sở hạ tầng bị phá hủy…và thiệt hại cho các doanh nghiệp và người
dân chẳng hạn như: nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng nặng hoặc bị phá hủy,
không thực hiện được các hợp đồng kinh tế đã ký; lương thực, hoa màu bị hư hỏng
hoặc mất trắng…. đó là chưa kể đến những thiệt hại về người nếu có và việc khắc
phục hậu quả và ổn định việc làm sau thảm họa. Ngoài ra thì thảm họa cũng sẽ gây
hoang mang, lo sợ, mất ổn định trong một bộ phận công nhân viên đang làm việc tại
công ty làm cho năng suất lao động kém; còn người dân thì không còn đủ vốn để tái
sản xuất . . .
Mặt khác, các thảm họa xảy ra trong sản xuất cũng làm ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế vĩ mô của đất nước như là làm cho lạm phát tăng cao do thiếu lương
thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu . . . và tốc độ tăng trưởng GDP có thể sẽ bị
giảm mạnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Quốc gia.
Sau đây là một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của rủi ro do thảm họa gây ra đối
với nền kinh tế của các nước:
Page 4
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị
1.1. Thảm Họa Động Đất:
Doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát điện lớn nhất Trung Quốc là Công ty
Tập đoàn Điện khí Đông phương, tỉnh Tứ Xuyên, đang đứng trước tình hình khó
khăn chưa từng thấy do động đất gây ra. Ước tính riêng thiệt hại tài sản cố định của
công ty là 600 triệu nhân dân tệ.
Tứ Xuyên lại là một tỉnh nông nghiệp lớn, chiếm 8,2% tổng diện tích trồng

không bị phá hoại.
1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa:
Đám mây bụi núi lửa đang hoạt động từ Iceland lan rộng khắp châu Âu, gây
ra những tình huống chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và ảnh hưởng đến hàng loạt
lĩnh vực tại châu lục này, sau gần một tuần vận tải hàng không bị tê liệt.
Hoạt động kinh doanh nói chung cũng bị thiệt hại do phải huỷ hàng loạt các
cuộc họp, nhiều nhân viên bị mắc kẹt ở nước ngoài và sự chậm trễ của hoạt động
thư tín bằng đường không.
Khả năng sản xuất ở một số nước như Anh có thể chịu ảnh hưởng vì công
nhân không thể quay lại làm việc đúng kế hoạch. Nhiều công ty chuyển phát nhanh
có quy mô lớn như FedEx, DHL và TNT đã thông báo về việc chậm trễ hoặc gián
đoạn trong dịch vụ của mình.
1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt:
Tại Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm 435 người chết và
mất tích, 7.800 ngôi nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, phá hủy và làm hư
hỏng nặng 1.300 công trình đập, cầu, cống, làm sạt lở 1.500 km đê, thiệt hại ước
tính 11.600 tỷ đồng, tương đương 1% GDP. Đầu tháng 8/2008 và đầu tháng 7/2009,
mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn về người và của
Page 6
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị
cải. Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm hơn 150.000 hec ta lúa,
9.600 héc ta mạ bị chết. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ tính riêng về giống,
thiệt hại đã lên tới khoảng 180 tỷ đồng, gia súc bị chết thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
Các ngành công nghiệp sản xuất trong vùng cũng bị đình trệ do hệ thống giao thông
bị ách tắc, thiếu lao động, nhà xưởng và máy móc bị hư hỏng nặng, các nguồn cung
cấp nguyên liệu từ nông nghiệp có xu hướng bị di chuyển, . . .
1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn:
Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 6 ngày cuối năm 2009 và đầu năm 2010,
trên địa bàn TP.HCM xảy ra ít nhất 13 vụ cháy. Trong đó chiếm hơn một nửa cơ sở
sản xuất, nhà xưởng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như vụ cháy xảy ra tại các

sản lượng. Thống kê cho thấy, mỗi lần giá dầu thường tăng gấp hơn 3 lần, góp phần
đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái sâu hơn. Giá dầu cao tác động đến
nền kinh tế theo 2 cách. Một là, tăng gánh nặng chi phí doanh nghiệp và kéo theo là
tăng giá thành sản phẩm. Hai là, giảm bớt nguồn thu của các nước nhập khẩu, buộc
các nước này phải hạn chế chi tiêu. Ngoài ra, việc tăng giá dầu còn tạo ra tâm lý
hoang mang, xáo trộn trên thị trường chứng khoán, thay đổi trong chính sách tài
chính tiền tệ của từng quốc gia. Xét về mức độ phụ thuộc của các nước vào nguồn
dầu của vùng Vịnh, việc nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tại Iraq
là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.
1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố:
Ngay sau các vụ đánh bom , cổ phiếu trên khắp châu Âu đã rớt giá. Cụ thể,
chỉ số FTSE trên thị trường Anh lập tức giảm 4% trong khi ở Pháp, Đức, Hà Lan và
Tây Ban Nha giá cổ phiếu giảm khoảng 3%.
Đồng bảng Anh cũng trượt giá do các nhà đầu tư nhanh chóng tìm đến giải
pháp an toàn ở đồng franc Thụy Sĩ hoặc vàng.
Page 8
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị
Cơn chấn động lan đến tận Mỹ và thậm chí cả Nam Phi. Bên cạnh đó, sức
công phá của các vụ khủng bố cũng tác động mạnh nhất đến các công ty du lịch và
bảo hiểm trên toàn cầu.
2. Rủi Ro Tác Nghiệp:
2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng Nguyên Liệu:
Trong giai đoạn từ năm 2003 trở về trước, hầu hết các nhà máy đường ở Việt
Nam chịu tình trạng thua lỗ và gánh những khoản nợ lớn do chủ yếu ảnh hưởng bởi
sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn nguyên liệu. Đại đa số các nhà máy đường hoạt
động cầm chừng, dưới công suất thiết kế.
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho Ngành đường Việt Nam có thể nói do
nhiều nguyên nhân khách quan tác động.
• Thứ nhất, ngay từ ban đầu, với sự quản lý lỏng lẻo trong việc lập kế
hoạch phát triển ngành đường, tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đường

đã có một số trường hợp việc thu hồi các khoản đầu tư cho các hộ nông dân đã phải
kéo dài trong nhiều năm, một số đã bị thất thoát và cũng có một số trường hợp
không còn khả năng chi trả nữa. Hiện nay, tổng giá trị đầu tư cho người trồng mía
của Công ty vào khoảng 150 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,2% tổng tài sản. Công ty đã
thực hiện trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với những khoản cho
nông dân vay với thời hạn từ 1 năm trở lên. Tỷ lệ này của SBT chiếm trung bình
khoảng 3% trên tổng giá trị đầu tư. Đến nay, chất lượng của các khoản cho nông
dân vay từng bước đã được cải thiện qua sự đánh giá và sàng lọc hàng năm. Công ty
đang nỗ lực giảm tối đa tỷ lệ khoản thu khó đòi này trong tương lai.Tháng 03/2007,
Công ty đã ký Hợp đồng liên kết phát hành thư bảo lãnh số 93/2007/HĐLK ngày
16/03/2007 với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Theo đó, Sacombank sẽ phát hành thư bảo lãnh nợ của nông dân đối với Công ty
trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo của Nông dân tại Ngân hàng và Hợp đồng đầu tư
Page 10
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị
mà Công ty đã ký kết với nông dân. Động thái này giúp giảm thiểu các rủi ro khi
phát sinh nợ khó đòi và nâng cao trách nhiệm của nông dân đối với các cam kết đã
ký trên các Hợp đồng đầu tư.
Về vấn đề nguyên vật liệu và năng lượng. Thị trường xuất nhập khẩu của
nước ta ngày càng được mở rộng với đủ các chủng loại sản phẩm. Theo thống kê cua
Bộ Công Thương, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 10 tháng đầu năm
2010 tăng 27,4%về kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm
2010 tăng 24,7%..... Như vậy, với việc xuất và nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn
như thế rủi ro là điều khó tránh khỏi. Có thể là rủi ro trong việc ký kết hợp đồng giao
dịch rủi ro trong khâu vận chuyển; rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng
hóa; rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu
thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ hay là rủi ro do lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư
hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định . . . nếu không có biện pháp phòng
tránh phù hợp thì tổn thất sẽ rất lớn.
2.2. Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp:

80% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, trình độ công nghệ và nguồn nhân
lực còn thấp.
Theo thống kê của hiệp hội Da giày Việt Nam ( Lefaso ), trình độ công nghệ
sản xuất của ngành da giày Việt Nam hiện phổ biến ở mức trung bình và trung bình
khá. Quá trình sản xuất mới đang được cơ giới hoá, mà chưa được tự động hoá, tỷ
lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao. Đây cũng là khâu yếu nhất của
ngành da giày và là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến năng suất lao
động của ngành luôn ở mức thấp, kéo theo người lao động thường xuyên phải làm
thêm giờ.
Trong khi đó, những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng,
giày thể thao chuyên dụng đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp hiện
còn ở ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam.
Page 12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status