skkn giải pháp xây dựng nề nếp, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác y tế trường học tân bình - Pdf 25



1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực hội đồng ghi): …………………………………
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp xây dựng nền nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
 Cơ sở pháp lý của hoạt động y tế trường học:
Trong những năm qua, thực hiện Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật
Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Một số văn bản quy
phạm pháp luật về công tác y tế trường học của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo được ban hành, thế nhưng việc triển khai thực hiện chưa đống bộ.
Theo đánh giá của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre, hoạt
động y tế trường học tại các trường học trên địa bàn cũng đạt một số kết quả ban
đầu. Tuy nhiên, thực tế phải mạnh dạn nhìn nhận rằng: thời gian qua, công tác
này chưa thật sự được chú trọng đúng mức nên chưa được phát huy tác dụng,
hiệu quả việc tuyên truyền giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh tại các
trường học. Việc quản lý hoạt động y tế trường học của Phòng Giáo dục và Đào
tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo gặp không ít khó khăn, hạn chế:
 Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh học
sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác y tế trường học chưa sâu, dẫn đến
những hạn chế nhất định trong lãnh, chỉ đạo các hoạt động của trường:
Hiệu trưởng các trường chưa chủ động trong chỉ đạo thực hiện công tác
y tế tại trường mà chỉ thực hiện mang tính sự vụ, sự việc, theo sự chỉ đạo của

- Về chất lượng của hoạt động y tế trường học: Do số lượng cán bộ
chuyên trách y tế trường học chưa đầy đủ nên chưa đáp ứng được nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong từng
trường. 80 % GV kiêm nhiệm công tác y tế hoàn toàn không có bằng cấp chuyên
môn y tế và rất ít khi được tập huấn về công tác y tế trường học nên về chuyên
môn nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo chất
lượng, hiệu quả.
Thực trạng nêu trên đã dẫn tới hoạt động y tế trường học của các trường
học trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục chưa có nền nếp và hiệu quả hoạt
động nhìn chung là chưa tốt.
Trước những khó khăn, bất cập trong công tác y tế trường học của Ngành
Giáo dục thành phố Bến Tre, bản thân tôi ngoài nhiệm vụ chính là phụ trách
chuyên môn cấp tiểu học, còn kiêm nhiệm thêm việc theo dõi hoạt động y tế của
các trường, tôi nhận thấy rằng hoạt động y tế trường học đặc biệt quan trọng,
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của từng
trường nói riêng và của ngành Giáo dục thành phố Bến Tre nói chung. Chính vì
thế, tôi thực hiện tìm giải pháp để xây dựng nền nếp, nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác y tế trường học.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Xây dựng nền nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học của
các trường học trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố
Bến Tre.
- Điểm mới của giải pháp thực hiện: 3

“Thực hiện tốt công tác hồ sơ trong hoạt động y tế trường học” là cơ
sở quan trọng nhất để xây dựng nền nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của

lý, hồ sơ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với công tác này… Mặt
khác, hoạt động y tế tại các trường trong thời gian qua chưa có nền nếp, chất
lượng, không có một qui định nào thống nhất ràng buộc cán bộ y tế thực hiện
nhiệm vụ, Phòng Giáo dục khó có thể quản lý sâu sát được hết hoạt động này.
Bản thân tôi nhận thấy rằng, để nâng cao chất lượng của hoạt động y tế trường
học, nhất thiết phải xây dựng được một nề nếp hoạt động ổn định, phải kiểm tra
đánh giá chặt chẽ.
- Giải pháp nầy được thực hiện với những nội dung sau:
+ Hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học:
- Bản thân đã chủ động tham mưu ra văn bản hướng dẫn các trường xây
dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành và 4

tình hình thực tế tại đơn vị. Định hướng các nội dung trọng tâm hoạt động trong
năm học để các đơn vị có cơ sở xây dựng kế hoạch.
- Kế hoạch được hướng dẫn thống nhất các nội dung cơ bản, không để
tình trạng mỗi trường làm một kiểu, khó đánh giá. Qui định cán bộ y tế các
trường phải tham mưu lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại
đơn vị. Kế hoạch năm phải thiết thực, định hướng rõ mục tiêu từng hoạt động.
Hoạt động y tế trường học của các trường phải đảm bảo những nội dung chính
như sau:
 Quản lý và chăm sóc sức khoẻ trong nhà trường.
 Công tác tuyên truyền phòng, chống các dịch bệnh.
 Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường.
 Thực hiện phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
 Bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
 Công tác phối hợp với các bộ, ban trong và ngoài trường
+ Thiết lập các loại hồ sơ quản lý hoạt động và hồ sơ sức khỏe cho học

lý cấp phát thuốc…
- Lưu và bảo quản sổ theo dõi sức khỏe học sinh hàng năm.
- Theo dõi việc tham gia bảo hiểm y tế của cán bộ giáo viên và học sinh
toàn trường.
Công tác nầy được xác định là cơ sở quan trọng để đánh giá được hiệu
quả hoạt động của nhân viên y tế nói riêng và hiệu quả hoạt động y tế trường
học nói chung. Hồ sơ sức khỏe của học sinh còn là cơ sở để đánh giá chất lượng
giáo dục giáo dục thể chất và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
+ Xây dựng qui chế hoạt động: Qui định các chế độ hội họp, báo cáo,
phối hợp
* Chế độ hội họp:
- Đối với cấp trường, cán bộ y tế tham gia đầy đủ các phiên họp định kì
theo qui định của hiệu trưởng. Trong phiên họp có báo cáo đánh giá tình hình
thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra, đề xuất ý kiến (nếu có).
- Đối với cấp Phòng: tổ chức họp cán bộ y tế 5lần /năm học (đầu năm học,
giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2): Nội dung cuộc họp có đánh giá về công
tác y tế của các trường trong nửa học kì qua, rút kinh nghiệm những hạn chế qua
công tác thanh tra của Ngành Giáo dục cũng như của Ngành Y tế, định hướng
các hoạt động nửa học kì tới, nắm bắt các kiến nghị của các trường …
* Chế độ báo cáo:
- Qui định chế độ báo cáo định kì hàng tháng của bộ phận y tế cho lãnh
đạo trường. nội dung đánh giá công việc đã thực hiện trong tháng, có các số liệu
minh chứng (VD: Số HS được Khám SK định kì; số cas bệnh, số CB, GV – HS
nghe báo cáo tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh…)
- Báo cáo học kì, cuối năm học về công tác y tế của trường theo một số
biểu mẫu của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Báo cáo khi có yêu cầu của Phòng
Giáo dục hoặc các ban ngành khác (nếu có)
- Báo cáo tình hình dịch bệnh: nếu trường có xảy ra các ca bệnh có nguy
cơ lan thành dịch: tay chân miệng, rubella, cúm …phải chủ động báo về Y tế địa
phương và Phòng Giáo dục bằng điện thoại hoặc bằng văn bản để có hưởng giải

lập biên bản, góp ý trực tiếp với Ban lãnh đạo và cán bộ y tế trường, có đánh giá
xếp loại hoạt động y tế trường học.
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra công tác chỉ đạo và quản lý của hiệu
trưởng; Kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ và công tác phối hợp của
cán bộ y tế trường; thực hiện chương trình Nha học đường, thực hiện an toàn vệ
sinh thực phẩm; Kiểm tra các hồ sơ sổ sách quản lý tại trường, kiểm tra về cơ sở
vật chất, phòng y tế và các trang thiết bị của phòng y tế.
- Hình thức kiểm tra: Kiểm tra kết hợp với thanh tra toàn diện các cơ sở
giáo dục; Kiểm tra đột xuất (không báo trước) đối với bất kì đơn vị nào, nhất là
các trường thực hiện công tác bán trú; Kiểm tra phối hợp với Trung tâm y tế
thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
- Tuyên dương - khen thưởng- nhân điển hình: Tham mưu lãnh đạo xét
khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác y tế trường học nhằm
động viên, khuyến khích kịp thời cho hoạt động này.
Giải pháp 5
: Ngành Giáo dục phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế chỉ đạo
công tác y tế trường học:
- Hàng năm, tôi đã tham mưu lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối
hợp với Trung tâm Y tế thành phố, Phòng Y tế ký kết liên tịch phối hợp thực
hiện công tác y tế, chỉ đạo các cơ sở của hai ngành thực hiện các nội dung trọng
tâm trong công tác y tế trường học. Ngành Y tế chịu trách nhiệm chính trong
chuyên môn, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng, hỗ trợ cho cán bô y tế các trường
nâng cao kiến thức chuyên môn. Chỉ đạo các trạm y tế địa phương trong công
tác phối hợp với các trường. Ngành Giáo dục quản lý và chỉ đạo việc triển khai 7

công tác y tế tại các trường, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương cùng thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức

tế dự phòng thành phố và Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh khi tham gia Đoàn
kiểm tra tại các trường đều công nhận hoạt động y tế tại các trường trên địa bàn
thành phố trong năm học 2012 – 2013 đạt kết quả rất tốt. Cụ thể:
+ Tất cả Hiệu trưởng các trường đều quan tâm, chú trọng đến công tác
này, tạo điều kiện đầu tư, trang bị thêm cho các phòng y tế các trang thiết bị cần
thiết; 100 % các trường đã tuyển dụng được cán bộ y tế chuyên trách có trình độ
trung cấp đáp ứng được nhiệm vụ y tế trường học. Tỉ lệ này là tuyệt đối, cao hơn
mặt bằng chung của tỉnh là: 38,6 %. Qua kiểm tra của Trung tâm y tế thành phố
có 100% các trường Tiểu học và Trung học cơ sở được xếp loại Tốt. 8

+ Với giải pháp Xây dựng nền nếp hoạt động của đội ngũ cán bộ y tế
trong toàn ngành. Hiện tại, hoạt động y tế tại các trường đã tạo được nền nếp
thống nhất, việc quản lí từ Phòng Giáo dục đến các trường sâu sát, khoa học
hơn, đảm bảo việc nắm bắt thông tin hai chiều, định hướng tốt các trường trong
xây dựng kế hoạch, giúp cán bộ y tế nắm được nhiệm vụ trọng tâm cần thực
hiện, biết cách tạo và lưu hồ sơ một cách khoa học. Từng trường đã quản lý, lưu
trữ các hồ sơ hoạt động y tế trường học có hệ thống, đây là minh chứng xác
đáng cho công tác Kiểm định chất lượng giáo dục và hồ sơ minh chứng cho việc
Kiểm tra trường đạt Chuẩn quốc gia.
+ Trong năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá được những mặt
mạnh, những mặt còn hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện của hiệu trưởng
và hiệu quả của các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại trường của cán bộ y tế.
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch liên tịch hàng
năm với Trung tâm y tế thành phố góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác
phối hợp. Các trường phối hợp rất tốt với các trạm y tế địa phương trong việc
thực hiện các hoạt động y tế tại trường. Việc phối hợp cùng Trung tâm Y tế
thành phố kiểm tra công tác này góp phần tư vấn, hỗ trợ rất lớn để hoạt động y

truyền thêm việc
phòng, chống các
bệnh theo mùa .
Cán bộ y tế có chủ
động hơn trong
công tác tuyên
truyền
- Số Phòng Y tế được trang
bị đầy đủ các trang thiết bị
theo qui định
22/36
TL: 61,1 %
28/35
TL: 80 %
Tăng 18,9 %
- Số học sinh được khám
sức khỏe ban đầu.
18164/18688 HS
Tỉ lệ: 97,1 %
19799/19799 HS

Tỉ lệ: 100 %
Tăng 2,9 %
-Số học sinh được khám
bệnh, điều trị, sơ cứu tại
trường.
1086 HS

3845 HS


Điều tra giám sát
dinh dưỡng học
đường tại 5 trường
Tiểu học
.
Thực hiện một
trong những nội
dung Chiến lược
dinh dưỡng quốc
gia năm 2012. .

3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến:
- Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo: chỉ đạo Ngành
- Đội ngũ cán bộ y tế trường học: Thực hiện
3.6. Thông tin cần bảo mật: Không
3.7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Lãnh đạo các trường phải quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác
y tế trường học, xem đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Việc quản lý, chỉ đạo từ Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các trường
cũng như việc quản lý của Hiệu trưởng cần thực hiện xuyên suốt, chặt chẽ, trong
từng lúc có kiểm tra, chấn chỉnh.
- Đội ngũ cán bộ y tế trường học phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo trong
quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo và phải tuân thủ những qui định về
chuyên môn của Ngành Y tế.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Một số biểu mẫu tự thiết kế nhằm tư vấn,
gợi ý cho hồ sơ quản lý của nhà trường và một số biểu mẫu quản lý của Phòng
Giáo dục và Đào tạo.
Bến Tre, ngày 11 tháng 3 năm 2013.
Trần Phùng Ngọc Liễu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status