ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) - Pdf 25

TIỂU LUẬN
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ
THUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2).
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Chí Hiếu
Lớp Cao học : K22 – Quản lý Môi trường
Học viên thực hiện : Trần Nguyễn Cẩm Lai
TP.HCM, 12/2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG







Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
LỜI MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất.
Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công
nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật
sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn
giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn
nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện
các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và

tiểu luận môn học này.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tài nguyên nước và vấn đề sử dụng nước hiện nay.
- Nghiên cứu về quản lý sử dụng tài nguyên nước bằng các công trình đập hồ thuỷ
điện cùng những ưu nhước điểm của nó.
- Phân tích các vấn đề môi trường nổi bật ở công trình thuỷ điện Sông Tranh 2.
- Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển bền vững đối với đập hồ thuỷ điện nói
chung và thuỷ điện Sông Tranh 2 tại Quảng Nam nói riêng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là tài nguyên nước và quản lý tài
nguyên nước bằng công trình đập hồ thuỷ điện.
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm các công trình đập hồ thuỷ điện nói chung và nghiên
cứu sâu vào công trình đập hồ cụ thể là thuỷ điện Sông Tranh 2.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, nghiên cứu các thông tin và tài liệu về tài nguyên nước, công trình đập
hồ và thuỷ điện Sông Tranh 2.
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu đã thu thập được.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 3
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Một số khái niệm về nước và tài nguyên nước
* Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, Phân tử
nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về
mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do
các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi
so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-
H là 96,84 picômét. Có công thức hóa học là H
2

b) Thành phần hoá học
Các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước tự nhiên có thể tồn tại ở dạng ion hoà tan,
khí hoà tan, dạng rắn và lỏng. Chính sự phân bố các hợp chất này quyết định tính chất
của nước tự nhiên: ngọt, mặn, cứng hoặc mềm, nghèo dinh dưỡng hay giàu dinh
dưỡng…
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 4
Hình 1: Mô hình phân
tử nước
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
- Các ion hoà tan: Nước tự nhiên là dung môi để hoà tan hầu hết các acid, bazơ và
muối vô cơ. Vì thế trong nước tự nhiên có các ion hoà tan như: Cl
-
, Na
+
, Mg
2+
, Ca
2+
,
K
+
, SO
4
2-
, Br
-
, Fe
2+
, Fe
3+

Các chất rắn trong nước bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh vật. Chúng có
thể phân thành các loại phụ thuộc vào kích thước như sau:
+ Chất rắn hoà tan có kích thước d < 10
-9
m.
+ Chất rắn dạng keo có kích thước d = 10
-9
− 10
-6
m.
+ Chất rắn dạng lơ lửng có kích thước d= 10
-6
− 10
-5
m.
+ Chất rắn có thể lắng có kích thước d > 10
-5
m.
- Các chất hữu cơ:
Trong nguồn nước tự nhiên, hàm lượng các chất hữu cơ rất thấp, ít có khả năng
gây trở ngại cho cấp nước sinh hoạt, thuỷ sản, thuỷ lợi. Nhưng nếu bị ô nhiễm do nước
thải sản xuất, sinh hoạt… thì nồng độ chất hữu cơ trong nước sẽ tăng.
Dựa vào khả năng bị phân huỷ do sinh vật trong nước, chất hữu cơ có thể phân
thành 2 loại: dễ bị phân huỷ sinh học như đường, chất béo, protein,… và khó bị phân
huỷ sinh học như ĐT, Lindan, aldrine, dioxin, naphtalen
c) Thành phần sinh học
Thành phần và mật độ các cơ thể sống trong nguồn nước phụ thuộc chặt chẽ vào
đặc điểm, thành phần hoá học của nguồn nước, chế độ thuỷ văn và địa hình nơi cư trú.
Các loại sinh vật tồn tại trong nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi
trùng, tảo, nguyên sinh động vật, động vật đa bào, các loài động vật có xương sống,

một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể
quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc”… và lại bắt đầu.
- Nước cứ tuần hoàn theo chu kì như vậy với tổng lưu lượng khoảng 1.386.000.000
km
3
, trong đó 97,2 % trên các đại dương, 2,2% trên các cực và 0,6% trên các lục địa.
Các đại dương chiếm khoảng 70% diện tích của Trái Đất và chứa khoảng
1.338.000.000 km
3
nước.
+ Lượng nước bốc hơi từ các đại dương: 450.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước mưa rơi xuống các đại dương: 410.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước chứa trong khí quyển: 13.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước mưa rơi xuống các lục địa: 110.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước bốc hơi từ các lục địa: 70.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước thấm: 12.000 km
3
/năm.
+ Lượng nước chảy bề mặt: 28.000 km
3

nước
(km3)
Thể tích
nước (dặm
khối)
Phần trăm
của nước
ngọt
Phần trăm
của tổng
lượng nước
Đại dương, biển và
vịnh
1.338.000.000 321.000.000 96,5
Đỉnh núi băng, sông
băng và vùng tuyết
phủ vĩnh cửu
24.064.000 5.773.000 68,7 1,74
Nước ngầm 23.400.000 5.614.000 1,7
ngọt 10.530.000 2.526.000 30,1 0,76
mặn 12.870.000 3.088.000 0,94
Độ ẩm đất 16.500 3.959 0,05 0,001
Băng chìm và băng
tồn tại vĩnh cửu
300.000 71.970 0,86 0,022
Các hồ 176.400 42.320 0,013
Ngọt 91.000 21.830 0,26 0,007
Mặn 85.400 20.490 0,006
Khí quyển 12.900 3.095 0,04 0,001
Nước đầm lầy 11.470 2.752 0,03 0,0008

dụng trong công nghiệp chiếm 3,8%.
- Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
Lượng nước tưới tiêu chiếm 93,4% tổng lượng nước sử dụng.
- Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện
các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
5. Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
5.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam
5.1.1. Tài nguyên nước mặt
- Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944 mm nước
mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000 mm, còn lại 941 mm hình thành một
lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m
3
. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng
được một lượng nước bằng 3.870 m
3
mỗi năm; hoặc 10,6 m
3
tức 10.600 lít nước mỗi
ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong
một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho
nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340
lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại
các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 9
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân
nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm

Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ,
kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu
giữ, vận chuyển, chuyển hóa
nước, vừa tạo nên tài nguyên
đa dạng sinh học và nguồn
cảnh sắc thiên nhiên vô cùng
phong phú và đa dạng.
+ Về sông, nước ta có
2.360 con sông với chiều dài
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 10
Hình 4: Sông Hồng và vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Hình 5: Kênh rạch sông Cửu Long với hàng dừa nước
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
từ 10 km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn. Trong đó, có 9 sông có lưu vực lớn
hơn 10.000 km
2
là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã,
sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai và sông Cửu
Long. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt
Nam thành ba nhóm: nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như
sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ
nguồn ở ngoài nước như sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang; nhóm có một số sông
nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở
Việt Nam như sông Mê Công.
+ Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn với diện tích khoảng 5
km
2
; Hồ Tây ở Hà Nội: 4,5 km
2
; Biển Hồ ở Gia Lai: 8 km

2
mặt nước; Thị Nại (Bình Định), 45
km
2
; Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9 km
2
; Cù Mông (Phú Yên), 30,2 km
2
; Nước
Ngọt (Bình Định), 26,5 km
2
; Thủy Triều (Khánh Hòa), 25,5 km
2
; Ô Loan (Phú Yên),
18,0 km
2
; Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0 km
2
; Trà Ổ (Bình Định), 14,4 km
2
; Đầm
Nại (Ninh Thuận), 12,0 km
2
.
5.1.2. Tài nguyên nước ngầm
- Về nước ngầm, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm
năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể
phần hải đảo, ước tính gần 2000 m
3
/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m

loại hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng và một phần
đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất nước khoáng đóng chai;
thủy lý trị liệu trong y học, khai thác khí CO
2
; khai thác năng lượng địa nhiệt. Theo số
liệu điều tra tới năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng
đã được khảo sát, trong đó 287 nguồn đã được công nhận.
* Xét theo những số liệu như đã nêu trên có thể nói rằng Việt Nam là một quốc gia
tương đối giàu tài nguyên nước. Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế giới công bố
năm 2002 - 2003, thì hiện nay hàng năm lượng tài nguyên nước ngọt tái tạo được trên
mặt trái đất là 40.594 km3, trung bình cho mỗi đầu người là 6.538 m
3
. Trị số trung
bình tương ứng của nước ta là 11.189 m
3
, gấp 1,7 lần trung bình của thế giới. Tuy
nhiên với lượng nước này nước ta cũng chỉ thuộc vào loại tương đối phong phú về tài
nguyên nước ngọt trên đầu người. Các nước nhiều nước như Lào có tới 68.318
m
3
/người; Campuchia, 30.561 m
3
/người; Mianma 21.358 m
3
/người. Các quốc gia ít
nước như Trung Quốc chỉ có 2.185 m
3
/người, Hàn Quốc 1.471m
3
/người. Nhiều nước

cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh
trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào
nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những chiều hướng có khi
không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh
hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước.
Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị,
khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch
như hiện nay.
- Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới quan
trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối
thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết
sức quan tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên
quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông
quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế về phần hạ lưu
sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông Mê Công trước từ năm
1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công từ năm 1975 đến năm
1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission, MRC) hiện nay. Qua
nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông
Mê Công. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và
chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Với đặc
điểm như trên, sông Mê Công là một dòng sông liên quốc gia. Theo thỏa thuận đã có
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 13
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê Công là Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam, không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông
chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần
thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.
Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình nào, nhưng ở
phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện,

mưa suốt trong 3 tháng mùa hè .
- Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng ba tháng mùa
lũ chiếm 75 - 85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là mùa khô kéo dài từ 5
đến 6 tháng. Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào cỡ 15 -
20% tổng lượng dòng chảy năm.
- Lượng dòng chảy trong sông, tổng
hợp cả dòng chảy hình thành trong và
ngoài lãnh thổ, cũng phân bố rất
không đều. Lấy theo số liệu của "Hồ
sơ nguồn nước, 2002" thì suất dòng
chảy năm bình quân của cả nước ta là
2,642 triệu m
3
/km
2
.năm. Vùng Đông
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 15
Hình 6: Phân bố dung lượng nước hình thành ở trong và ngoài lãnh thổ Việt
Nam ở một số sông chính
Hình 7: Hạn hán ở miền Trung
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
Bắc với diện tích bằng 65.327 km
2
, có lượng dòng chảy năm bằng 15,4 tỷ m
3
/năm,
suất dòng chảy năm chỉ là 0,236 triệu m
3
/km
2

nhà máy giấy, hóa chất, dệt nhuộm thải ra, tuy đã có những cố gắng khắc phục, nhưng
nước kênh Tham Lương vẫn còn mầu đen, mùi hôi thối, hàm lượng chất độc hại cao.Ở
thành phố Thái Nguyên nước thải từ các cơ sở luyện gang, thép, kim loại mầu, sản
xuất giấy, khai thác than chưa được xử lý vẫn đổ ra sông Cầu và chuyển về vùng hạ
lưu là nơi dân cư đông đúc sản xuất nông, công nghiệp phát triển. Hàng trăm làng
nghề về sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, dệt nhuộm, giấy với lượng nước thải hàng ngàn
m3/ngày không qua xử lý cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều địa
phương ở đồng bằng và trung du.
- Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
nhiều đô thị lớn và vừa vẫn còn tình trạng
nước thải sinh hoạt, lẫn lộn với nước thải
công nghiệp không qua xử lý tập trung,
mà trực tiếp thải ra các sông, hồ, kênh,
mương lộ thiên đi qua các khu dân cư và
sản xuất. Nước thải từ phần lớn các bệnh
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 16
Hình 8: Ô nhiễm nước nghiêm trọng tại
TP.HCM
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
viện và cơ sở y tế cũng còn được thải chung vào hệ nước thải công cộng. Độ ô nhiễm
của phần lớn các vực nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm
trọng. Ở đây chưa có cơ sở hạ tầng tốt cho thoát nước thải, phần lớn chất thải của con
người và gia súc không được xử lý, bị rửa trôi theo dòng mặt, hoặc thấm xuống đất,
làm cho nguồn nước mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh.
Môi trường nước nông thôn còn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý và đúng quy
cách các hóa chất nông nghiệp, trong đó có không ít hóa chất độc hại. Tỷ lệ số hộ ở
nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh chỉ mới đạt khoảng 30 - 40%. Chỉ khoảng 28 -
30% số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
5.2.4. Nhu cầu về nước đang tăng nhanh

tới gần 90 tỷ m
3
/năm, tức bằng khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài
nguyên nước hình thành trên lãnh thổ quốc gia.
5.2.5. Có nhiều thiên tai gắn liền với nước
- Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở nước ta. Theo tài liệu ghi chép
của các cơ quan quản lý nước thì trong thế kỷ XIX, chỉ riêng ở Đồng bằng sông Hồng
đã có khoảng 30 năm lụt rất lớn, trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạn sông Hồng, 18 năm đê
hữu ngạn bị vỡ. Mỗi lần vỡ đê có thể gây thiệt hại cho hàng chục vạn ha mùa màng,
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 17
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
cuốn trôi hàng ngàn làng xóm với hàng ngàn sinh mệnh người và gia súc, hủy hoại
nhiều công trình công ích, gây dịch bệnh trên nhiều vùng.
+ Trong thế kỷ XX, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóa nhưng
do lũ lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thất nghiêm trọng. Trận
lũ vỡ đê năm 1971 trên Đồng bằng sông Hồng đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu tấn thóc,
số dân bị ảnh hưởng lên tới 2,71 triệu người. Lũ do bão gây ra ở miền Trung từ năm
1992 đến năm 1999 đã làm chết 2.716 người, bị thương 1.655 người, gây thiệt hại kinh
tế trên 8.000 tỷ đồng Việt Nam. Mười năm gần đây, từ năm 1986 đến năm 2002, đã
lần lượt xảy ra 30 trận lũ đặc biệt lớn trên nhiều lưu vực sông trong cả nước.
+ Những trận lụt lớn này là hậu
quả của những trận mưa cực lớn.
Lượng mưa ngày lớn nhất trong nhiều
trường hợp lên tới 500 - 800mm.
Trong một số trường hợp đặc biệt lên
tới 1.422 mm/ngày (Huế), 1630
mm/ngày (Truồi), 1138,5 mm/ngày
(Tà Lương), 830,0 mm/ngày (Can
Lộc), 779,6 mm/ngày (Thác Muối),
788,4 mm/ngày (Đô Lương), 723,2

- Nước bị ô nhiễm.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi một nguồn nước mặt khá phong phú, nhưng đã và
đang đối mặt với những thách thức to lớn: Nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước dẫn
đến khan hiếm nước. Nguy cơ đó sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản
lý tốt.
* Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là “suy giảm tài nguyên nước” mà
nguyên nhân chủ yếu là do “mất nước”. Nước ta có tiềm năng rất lớn về tài nguyên
nước (gần 900 km
3
/năm) nhưng thật tế mỗi năm chỉ sử dụng được khoảng 150 km
3
, tỷ
lệ thụ hưởng rất thấp (< 20%). Nguyên nhân là do sự phân bố nước không đều theo
không gian, thời gian và do địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (ba phần tư diện tích
của Việt Nam là đất đồi núi) làm cho nước dễ dàng thất thoát ra Biển.
=> Cần phải quản lý tốt tài nguyên nước, giữ nước để tăng tỷ lệ nước được sử dụng.
- Để tránh nguy cơ thiếu nước, phải xét đến những lợi ích toàn cục, quản lý tổng hợp
tài nguyên nước. Các cấp ngành cần phối hợp đồng bộ trong điều tiết nguồn nước hợp
lý, không nên vì các lợi ích cục bộ trước mắt. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về bảo
vệ tài nguyên nước ở nước ta còn bộ lộc những hạn chế, cần phải được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành
động quốc gia về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nhằm phục vụ các yêu cầu phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
- Ông Lã Văn Chú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước cho
rằng: Cần có các hồ chứa nước để điều hoà dòng chảy và tích luỹ nước hiệu quả. Chú
trọng việc trồng rừng nhằm lưu giữ nguồn nước trên thượng lưu. Bên cạnh đó, tăng
cường công tác tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nước. Bố trí thời vụ gieo
trồng hợp lý. Đồng thời có các giải pháp nâng cao chất lượng, bảo vệ nguồn nước sạch
không bị ô nhiễm, cạn kiệt.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 19

Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để có được áp suất cao nhất,
nước cung cấp cho một turbine nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống
dẫn nước có áp (penstock).
2. Hiện trạng và tiềm năng thuỷ điện trên thế giới và Việt Nam
2.1. Thế giới
* Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới ít hay nhiều đều sử dụng điện năng từ
thủy điện. Thủy điện là nguồn năng lượng dễ khai thác và không mấy tốn kém. Trên
thế giới hiện có 45.000 đập hồ thủy điện lớn. Thuỷ điện được coi là một nguồn năng
lượng không thể thiếu, góp phần vào công cuộc phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới. Nhờ lợi thế có được, trong vòng 50 năm, cộng đồng quốc tế đã xây dựng trên 40
vạn đập, tạo hệ thống hồ chứa nước trên diện tích rộng hơn 400.000 km
2
. Đập thủy
điện lớn nhất hành tinh là Akasombo xây dựng trên sông Volta ở Gana, hình thành hồ
chứa nước rộng tới 4% diện tích của đất nước này.
- Có nhiều quốc gia phát triển đã khai thác hết nguồn thủy năng và có sản lượng
lớn, chẳng hạn như Na Uy (gần 99% sản lượng điện toàn quốc là thủy điện), Thụy Sĩ,
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 21
Hình 11: Các thành phần của công trình đập hồ thuỷ điện
Hình 12: Tuốc bin nước và máy
phát điện
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
Italia, Áo,… Một số nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada, tuy đã có sản lượng
thủy điện lớn song do nguồn thủy năng còn dồi dào nên vẫn tiếp tục đẩy mạnh xây
dựng thủy điện. Các nước đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ
Nhĩ Kỳ,… và ở Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Venezuela,… đã và đang đạt những
kỷ lục thế giới về sản lượng cũng như về qui mô các nhà máy thủy điện. Chỉ có châu
Phi có tiềm năng dồi dào nhưng sản lượng thủy điện hiện rất nhỏ bé.
- Thời gian gần đây, mối quan ngại về những tác động tiêu cực hiện hữu cũng như
tiềm ẩn về xã hội và môi trường của các đập thủy điện đã được nhiều nhà khoa học

3
;
479 công trình thủy lợi có đập cao từ 15m
đến dưới 50m hoặc có dung tích hồ chứa trên
3 triệu m
3
; và hơn 6.000 công trình thủy lợi,
thủy điện có đập cao dưới 15m và có dung
tích hồ chứa dưới 3 triệu m
3
. Đến nay, cả
nước đã xây dựng hơn 2.100 hồ chứa có dung
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 23
Hình 14: Hồ TĐ lớn nhất nước ta
– Hồ TĐ Hoà Bình
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
tích mỗi hồ từ 0,5 triệu m
3
trở lên với tổng dung tích trữ nước gần 41 tỷ m
3
. Hiện đang
xây dựng khoảng gần 240 hồ, tổng dung tích hơn 21 tỷ m
3
và trên 500 hồ đã có quy
hoạch sẽ được xây dựng trong vài năm tới với tổng dung tích gần 4 tỷ m
3

Bảng 5: Một số đập hồ thuỷ điện lớn của nước ta:
TT Tỉnh Tên hồ chứa Địa điểm (xã, huyện)
W trữ

/s. Địa hình đồi núi và tài nguyên nước dồi dào
là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện ở nước ta, đáp ứng nhu cầu điện năng cho việc
phát triển bền vững của đất nước.
+ Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở nước ta cho thấy tổng trữ
năng lý thuyết của các con sông đựơc đánh giá đạt 300 tỷ kWh/năm, công suất lắp
máy đựợc đánh giá khoảng 34.647 MW.
+ Trữ năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh. Tương đương với công suất
lắp máy khoảng 31.000 MW
+ Hiện nay các công trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 8.075 MW và
mới khai thác được trên 26% tiềm năng kỹ thuật
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 24
Tiểu luận: Áp dụng các NLKHMT vào vấn đề tài nguyên nước và thuỷ điện (Sông Tranh 2)
- Theo tài liệu quy hoạch các dòng sông do các công ty tư vấn xây dựng điện 1,2 đã
được phê duyệt và Quy hoạch thủy điện Quốc gia do hãng SWECO - STATKRAFT
lập cho 9 hệ thống sông chính (năm 2005), trữ năng kinh tế kỹ thuật của các hệ thống
sông chính theo thứ tự từ Bắc vào Nam như sau:
Bảng 6: Trữ năng kinh tế kỹ thuật của các hệ thống sông chính theo thứ tự từ Bắc vào
Nam
STT Tên sông
Công suất lắp
máy NLM
(MW)
Điện lượng TB hằng
năm (E0 năm)
(triệu kWh)
1 Sông Lô - Gâm – Chảy 1.089 4.025
2 Sông Đà 6.756 30.690
3 Sông Mã 1.087 4.000
4 Sông Cả 416 1.484
5 Sông Hương 284 1.315


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status