Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa - Pdf 25

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
NHTM Ngân hàng thương mại
NHCT Ngân hàng Công Thương
NH TMCP CTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam
CVTD Cho vay tiêu dùng
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
DNCV Dư nợ cho vay
TCKT Tổ chức kinh tế
TSBĐ Tài sản bảo đảm
NHCV Ngân hàng cho vay
NHNN Ngân hàng nhà nước

SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG

SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất
và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm
2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3

cho vay tiêu dùng của NHTM
• Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
• Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
• Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong bảng báo cáo kết quả cho vay
tiêu dùng và báo cáo tín dụng của chi nhánh từ năm 2009 đến tháng 6
năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng phương pháp: So sánh, phân tích, tổng hợp…
Cụ thể: Phương pháp so sánh theo thời gian giữa các giá trị đã đạt được
trong bảng số liệu cho ta biết thực trạng cho vay tiêu dùng qua các năm
thay đổi như thế nào. Phương pháp tổng hợp các chỉ số, các chỉ tiêu cho
ta rút ra được kết luận về việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng ra
sao. Phương pháp phân tích các số liệu cũng giúp đưa ra các giải pháp
giải quyết các vấn đề còn tồn tọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng…
5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề tốt nghiệp được chia
thành:
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
5
Chuyên đề tốt nghiệp
• Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của NHTM
• Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
• Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.

SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
7
Chuyên đề tốt nghiệp
trạng công việc hay sức khỏe của họ. Do đó, các khoản CVTD luôn được
quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt.
•Đối tượng CVTD: Là các cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vay vốn của
những người này phụ thuộc vào tình hình thu nhập, tài chính của họ. Do đó,
có thể chia ra thành 3 trường hợp phổ biến sau:
- Các cá nhân có mức thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng thường không
cao, nó chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thu
nhập và chi tiêu.
- Các cá nhân có mức thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng tiêu dùng
phát triển mạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoản
tiền dự phòng của mình.
- Các cá nhân có mức thu nhập cao: Nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy sinh
nhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi mà nguồn vốn
của họ đã nằm trong tài khoản đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng
chỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ
sung số tiền còn thiếu. Tuy nhiên số lượng các khoản CVTD lại rất lớn do đối
tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu
dùng đa dạng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượng
các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều thêm.
•Thời hạn vay: Các khoản CVTD thường là ngắn và trung hạn do món
vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao.
•Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là
thu nhập của người đi vay. Ngân hàng thường xem xét mức thu nhập thường
xuyên của khách hàng để ra quyết định cho vay.
•Lãi suất cho vay tiêu dùng: Các khoản CVTD có lãi suất cao hơn lãi
suất cho vay trong các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do quy mô của hợp
đồng cho vay nhỏ, lại khó quản lý hơn vì vậy chi phí cho vay của ngân hàng

lớn cũng phát sinh nhiều chi phí.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
9
Chuyên đề tốt nghiệp
•Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng: Hiện nay mức lợi nhuận thu được từ
các khoản CVTD của các NHTM khá cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi
nhuận của ngân hàng. Số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, thêm
vào đó mức lãi suất CVTD cao nên lợi nhuận của ngân hàng từ CVTD
cũng khá lớn.
Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi khách hàng trong lĩnh vực
CVTD là rất lớn nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đã
trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai trò
chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý
ngân hàng. Khai thác lĩnh vực CVTD vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng
trong tương lai. Tại các nước đang phát triển, CVTD cũng đang dần khẳng
định được vai trò của mình, đem lại những lợi nhuận không nhỏ trong hoạt
động cho vay của NHTM
1.1.3 Vai trò cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội. Hoạt động cho vay giúp khai thông dòng tài chính, để
những luồng vốn được luân chuyển liên tục. Đối với nền kinh tế, việc
NHTM cho khách hàng cá nhân vay vốn cho mục đích tiêu dùng còn có
nhiều ý nghĩa hơn thế.
•Đối với ngân hàng: Trước hết, CVTD giúp ngân hàng nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn. Như đã phân tích, CVTD tuy có chi phí cao nhưng đồng
thời cũng tạo ra lợi nhuận lớn hơn trên đồng vốn bỏ ra so với các hình thức
cho vay khác. CVTD cũng giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng thêm
các hình thức dịch vụ khác như: Chuyển tiền hoặc sử dụng dịch vụ trả lương
qua tài khoản tại ngân hàng để thuận lợi cho hoạt động thanh toán lãi theo kỳ
hạn, sử dụng các dịch vụ thẻ, quảng bá thương hiệu ngân hàng thông qua

thức cho vay trong số các phương thức sau:
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
11
Chuyên đề tốt nghiệp
• Đối với cho vay tiêu dùng trực tiếp
- Cho vay trả theo định kỳ: Là phương thức trong đó khách hàng vay vốn
và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời gian trả mỗi lần được quy
định khi cho vay.
- Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng
lai của mình vượt quá số dư Có tới một hạn mức được thỏa thuận.
- Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho
những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ, ấn định mức giới
hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.
• Đối với cho vay tiêu dùng gián tiếp
- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Là hình thức khi bán cho ngân hàng các khoản
nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho
ngân hàng toàn bộ nếu đến khi hết hạn người tiêu dùng không thanh toán cho
ngân hàng.
- Tài trợ truy đòi hạn chế: Là phương thức trong đó công ty bán lẻ sau
khi bán các khoản nợ do người tiêu dùng đã mua chịu cho ngân hàng sẽ cam
kết thanh toán cho ngân hàng một phần khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu
dùng không thanh toán cho ngân hàng.
- Tài trợ miễn truy đòi: Là hình thức tài trợ mà sau khi bán các khoản nợ
cho ngân hàng, công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng có
được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro rất cao nên
khoản nợ được lựa chọn rất kỹ và chỉ có các công ty bán lẻ đáng tin cậy mới
được áp dụng phương pháp này.
- Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện theo phương pháp này, nếu xảy ra rủi
ro người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng sẽ bán trở lại cho công ty bán
lẻ phần nợ mà mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được tiêu thụ

•Doanh số cho vay (DSCV): Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân
dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
13
Chuyên đề tốt nghiệp
•Doanh số thu nợ (DSTN): Là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các
khoản giải ngân trong một thời gian nhất định
•Dư nợ cho vay (DNCV): Là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa
thu hồi về.
•Dư nợ hay DNCV được tính như sau:
DNCV cuối kỳ = CNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng CVTD của NHTM. Nếu dư
nợ CVTD cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ hoặc DSCV trong kỳ lớn hơn đầu kỳ thì có
thể khẳng định rằng, chất lượng CVTD đang được nâng cao.
• Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD:
DNCV kỳ này – DNCV kỳ trước
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ =
DNCV kỳ trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ nâng cao chất lượng cho vay của
NHTM nhanh hay chậm. Xem xét trong nhiều năm, tỷ lệ này cho biết tốc độ
đó tăng hay giảm . Nếu như chỉ tiêu tăng dần qua các năm thì có thể thấy rằng
tốc độ nâng cao chất lượng cho vay ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi sử dụng
chỉ tiêu này, cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác thì mới rút ra được kết
luận đúng.
• Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:
Dư nợ CVTD
- Tỷ trọng dư nợ CVTD =
Tổng dư nợ cho vay của NHTM
Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng CVTD
được nâng cao.

hàng là khách hàng vay tiêu dùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng đến vay vốn tại
ngân hàng. Từ đó, chất lượng CVTD được nâng cao.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
15
Chuyên đề tốt nghiệp
•Quy mô và giới hạn tín dụng: Bên cạnh các quy định của pháp luật về
giới hạn cho vay, mỗi NHTM thường có quy định riêng về quy mô và các giới
hạn đối với từng khách hàng cụ thể. Ví dụ như quy mô cho vay tối đa đối với
từng khách hàng, từng ngành nghề, quy mô cho vay trên giá trị vật đảm bảo…
Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô
các khoản tín dụng mà khách hàng nhận được từ ngân hàng. Khi muốn nâng
cao chất lượng CVTD, ngân hàng sẽ phải nới lỏng chính sách này theo hướng
tăng quy mô và mở rộng giới hạn cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng.
•Chính sách lãi suất: Lãi suất cho vay của NHTM có tác động lớn tới
nhu cầu vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng. Một mức lãi suất cao sẽ hạn
chế ý muốn vay mượn của khách hàng bởi chi phí vốn cao. Ngược lại, ngân
hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay thấp khi muốn nâng cao chất lượng cho
vay đối với khách hàng vay tiêu dùng. Chi phí vốn thấp góp phần giảm gánh
nặng chi phí cho khách hàng. Khi đó, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến ngân
hàng để vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng
tại ngân hàng tăng lên, nghĩa là chất lượng CVTD được cải thiện.
•Chính sách về các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo bao gồm các
quy định về trường hợp vay vốn phải có tài sản đảm bảo, các hình thức đảm
bảo, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo… Thông thường, các NHTM chỉ
cho vay với giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo. Tỷ lệ phần trăm
cho vay tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị của tài sản
đảm bảo. Tỷ lệ này càng cao thì quy mô vốn mà khách hàng được nhận từ
ngân hàng càng lớn. Ngược lại, chính sách về các khoản đảm bảo quá chặt
chẽ sẽ cản trở khả năng nâng cao chất lượng CVTD của NHTM.
Thứ 2: Quy trình cho vay

Số lượng và sự phân bố chi nhánh của NHTM cũng tác động tới khả
năng nâng cao chất lượng CVTD. Khách hàng thường giao dịch với ngân
hàng có vị trí địa lý gần địa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thời
gian và phương tiện đi lại. Vì thế, việc nâng cao chất lượngCVTD sẽ đạt hiệu
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
17
Chuyên đề tốt nghiệp
quả hơn nếu như NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phòng
giao dich khang trang, lịch sự…
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Những nhân tố khách quan thuộc về phía ngoài NHTM và có tác động
tới sự nâng cao hay giảm sút chất lượng CVTD. Có 2 nhân tố chủ yếu sau:
Thứ 1: Những nhân tố từ phía khách hàng:
•Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng: Trong nền kinh tế thị
trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì việc tăng cung
để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực tín dụng, điều
này cũng hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng có nhu cầu lớn về vốn tiêu dùng
sẽ thúc đẩy ngân hàng nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút đông
đảo hơn lượng khách hàng đến với ngân hàng. Vì thế, cầu về vốn tiêu dùng
của khách hàng là nhân tố khách quan tác động tới việc nâng cao chất
lượng CVTD của NHTM.
•Khả năng đáp ứng điều kiện vay của khách hàng: Khả năng này được
xem xét trên các khía cạnh năng lực tài chính và tào sản đảm bảo của khách
hàng. Các yếu tố này quyết định đến việc họ có được vay vốn ngân hàng
hay không.
- Phân tích trước khi cấp tín dụng là khâu không thể thiếu trong hoạt
động cho vay của NHTM. Thông qua đó, ngân hàng nắm được tình hình và
năng lực tài chính của khách hàng cần vay vốn. Tình hình và năng lực tài
chính của khách hàng càng mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay
càng lớn.

những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác.
Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do các nhân tố này quyết định.
Thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương
Đống Đa đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố nêu trên có tác động ra sao
tới thực trạng ấy. Những vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở chương 2.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
19
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRANG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1 Tổng quan về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt
Nam chi nhánh Đống Đa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh
Đống Đa (NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa) hiện nay là ngân hàng
thương mại trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam, trụ sở chính là tòa
nhà Vietinbank số 183 phố Nguyễn Lương Bằng – Phường. Quang Trung –
Quận. Đống Đa – TP. Hà Nội.
NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giai
đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:
Năm 1955 – 1957: NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa trước đây là
Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước
thành phố Hà Nội.
Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp
thành Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại số 237
phố Khâm Thiên – Hà Nội.
Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa
được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chức
năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh

 Hoạt động huy động vốn
- Mở tài khoản miễn phí cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu trong
nước bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam hoặc
ngoại tệ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
21
Chuyên đề tốt nghiệp
- Rút tiền tự động, thanh toán hóa đơn trên máy ATM, thẻ tiền mặt, thẻ
tín dụng.
 Hoạt động tín dụng
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế xã hội.
- Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn với những dự án có nhu cầu vốn lớn và
thời gian thu hồi vốn dài.
- Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, …
- Các chương trình cho vay vốn ưu đãi.
 Dịch vụ kho quỹ
- Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt tại các điểm giao dịch của chi nhánh và
tại trụ sở của khách hàng
- Nhận giữ tiền, giấy tờ và các tài sản quan trọng của khách hàng.
 Dịch vụ ngân hàng quốc tế
- Thanh toán quốc tế: Các nghiệp vụ phát hành, thông báo, xác nhận,
thanh toán, chiết khấu L/C, các nghiệp vụ nhờ thu trả ngay D/P và nhờ
thu trả chậm D/A, nhận và phát hành các loại bảo lãnh với nước ngoài,
chuyển tiền bằng điện, nhận và chi trả kiều hối.
- Thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, …
- Dịch vụ mua bán ngoại hối: Nghiệp vụ mua bán giao ngay, mua bán

(WB, ADB, JICA )
GD phi Tài Chính
Cho vay/ Tài trợHuy động Vốn
Nguồn TD quốc tế
Thanh toán quốc tế
Tài trợ thương mại
Dịch vụ thẻ
Mua bán Ngoại tệ
Thu chi TM tại chỗ
Phục vụ chứng từ tại
chỗ
Đại lý nhận lệnh
Chứng khoán
NH lưu ký & giám sát
23
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời
trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
P. Khách hàng số 1
P. Khách hàng số 2
P. Khách hàng cá nhân
P. Tài trợ thương mại
P. Tổng hợp tiếp thị
P. Tổ chức hành chính
P. Thông tin điện toán
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Quản lý rủi ro
P. GD loại 1 ( 6 phòng )

khác của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh; thực hiện quản lý các giao
dịch nội bộ; theo dõi các tài sản, công cụ lao động của chi nhánh,… phối hợp
với các phòng để hạch toán lãi lỗ của chi nhánh.
 Phòng tài trợ thương mại
Phòng tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại
theo hạn mức được cấp như: Phát hành, sửa đổi, thông báo, thanh toán L/C
nhập khẩu; thực hiện nhờ thu, bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu trong
phạm vi được phép.
Ngoài ra phòng tài trợ thương mại còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các đại lý
thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý; phối hợp với phòng kế toán giao
dịch thực hiện chuyển tiền nước ngoài.
SV: Lê Thị Mai Phương Lớp: NH 21.26
25

Trích đoạn Nhiệm vụ của các phòng ban Điều kiện cho vay tiêu dùng 1 Cho vay có bảo đảm Quy trình cho vay tiêu dùng Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status