Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan đám, hành lang, nền - Pdf 25

Bo co sinh thi cnh quan
Phân tích mối quan hệ giữa cc yếu
tố cnh quan Đm, Hành lang, Nền
Lời mở đầu
Sinh thái cảnh quan là môn khoa học mới ở Việt Nam, nghiên cứu
về những vẫn đề sinh thái học cảnh quan.Mục tiêu chính của môn học là
làm cho con người thấy rõ được sự ảnh hưởng của mình và tự nhiên
tác động trự c tiếp tới cuộc sống của các thế hệ tương lai sau này. Đối
tượng chính nghiên cứu của sinh thái cảnh quan là các cá thể, quần thể,
quần lạc,… hay chính những tác động của con người vào cảnh quan.
Trải qua một thời gian tích lũy kiến thức nhất định dựa trên những
hiểu biết vốn có, qua tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau và sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo tôi làm bài tiểu luận này. Với mong muốn
củng cố lại kiến thức đã học đồng thời tăng them phần hiểu biết của
mình về giới tự nhiên, những ảnh hưởng của con người tới giới tự
nhiên. Để có thể xác lập được cho mình thế giới quan và ý thức tồn tại
của mình trong tự nhiên, tránh làm ảnh hưởng tới tụ nhiên.
Dựa vào yêu cầu chủ đề:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan Đám, Hàng
lang và Nền? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Đánh giá ảnh hưởng của con người đến 1 cảnh quan (tự chọn)
ở nước ta (có thể là khu du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…)
và đề xuất ý kiến nhằm cải tạo, sử dụng hợp lý và phát triển cảnh quan
đó theo hướng bền vững.
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan Đám,
Hành lang, Nền.
Tôi sẽ trả lời câu hỏi này như sau:
• Nêu khái niệm và khái quát về đặc điểm, vai trò của các yếu tố cảnh
quan Đám, Hành lang, Nền. Ví dụ minh họa.
• Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan với nhau : Đám với
Nền, Đám với Hành lang và Nền với Hành lang (Phân tích sự tác động

Khi con người đưa thể hữu cơ vào khu đất tạo thành đám dẫn nhập.
Các thể hưu cơ bất kể là động vật hay thực vật đều ảnh hưởng rất lớn
đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ: Trên một khu đất trống con người
tiến hành khai hoang trên đó. Con người trồng nông nghiệp trên khu
đất đó thì các đám ruộng trên khu đất trống là đám dẫn nhập.
 Độ lớn của đám.
Độ lớn của đám là đặc trưng dễ nhận biết nhất. Ví dụ: Rừng bị cháy
thì ta dễ nhìn thấy diện tích bị cháy là lớn hay nhỏ.
Từ góc độ sinh vật học, độ lớn của đám một mặt ảnh hưởng đến sự
phân phối dinh dưỡng và năng lượng, mặt khác ảnh hưởng đến số
lượng các loài.
Đám to nhỏ khác nhau thì tỷ lệ giữa đường biên và nội bộ là khác
nhau. Đám lớn thì đường biên chiếm tỷ lệ nhỏ, còn đám nhỏ thì nội bộ
chiếm tỷ lệ nhỏ
Hình 2: Độ lớn đám ảnh hưởng đến đường biên và nội bộ
Lượng sinh vật và thực bì trên đơn vị diện tích đường biên và nội bộ
trong một đám là khác nhau.
Diện tích của đám lớn thì số lượng loài ghi chép được nhiều, đa
dạng môi trường và có cơ hội gặp loài hy hữu nhiều.
Đảo nhỏ, quần lạc tương đối nhỏ, dễ dẫn đến “cận huyết”, hoàn cảnh
thay đổi dẫn đến tuyệt diệt.
Hình 3: Sự thay đổi thành phần sinh vật theo thời gian trong đám nhỏ
và đám lớn.
 Hình dạng đám.
Có thể dùng phương pháp định tính để thuyết minh hình dạng đám
như hình tròn, hình vuông…
Trong thực tế tự nhiên, hình dạng của đám không theo một quy tắc
nào.
Hình dạng đám ảnh hưởng tới việc làm tổ và tìm kiếm thức ăn của
sinh vật.

- Hành lang dạng tuyến
- Hành lang dạng dải
Theo độ cao người ta chia làm 2 loại:
- Hành lang thấp
- Hành lang cao
 Tác dụng của hành lang.
Hành lang có tính chất song trùng: một mặt nó cách ly các bộ phận
khác của cảnh quan, một mặt nó liên kết những bộ phận cảnh quan
khác lại với nhau.
Hành lang có tác dụng vận chuyển, bảo vệ tài nguyên và thưởng
thức.
Tác dụng vận chuyển dễ nhìn thấy. Quốc lộ, đường sắt, đường sông
là con đường mà người và hang hóa di động trong một cảnh quan.
Hành lang là vật chướng ngại đối với yếu tố cảnh quan mà nó cách
ly và từ đó mà có thể có tác dụng bảo vệ nào đó. Ví du: Vạn lý trường
thành của Trung Quốc là một hành lang do con người xây dựng để
chống giặc ngoại xâm. Hay là bờ cây phi lao có thể chống sa mạc hóa,
chống cát bay ở bờ biển.
Hành lang trong mỹ học cảnh quan có tác dụng quan trọng. Ví dụ:
Trong Di hòa viên, một mặt hành lang liên kết giữa Bắc và Nam di hòa
viên, mặt khác đi tiến lên trong hành lang này có thể nhìn thấy hồ Công
minh, lại có thể ngước nhìn Vạn thọ sơn.
 Đặc trưng của hành lang.
Độ cong của hành lang phụ thuộc chủ yếu vào địa hình. Ví dụ: Dòng
chảy ở vùng núi tương đối thẳng nhưng ở vùng đồng bằng thì lại uốn
khúc.
Tính liên thông căn cứ vào số lượng nứt hở trong đơn vị độ dài để
biểu thị. Nhưng có loại hành lang không cho phép nứt hở. Ví dụ: Ống
dẫn khí, ống dẫn nước…
3. Nền (Matrix).

II. Mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan.
1. Mối quan hệ giữa hai yếu tố cnh quan Đm và Nền.
Hình 7: Mối quan hệ giữa Đám và Nền
Nền và Đám nhìn chung là tương đối giống nhau chỉ khác nhau về
độ lớn. Nền thì chiếm hơn 50% tổng diện tích cảnh quan, còn Đám thì
có diện tích nhỏ hơn.
Trong trường hợp Nền có nhiều Đám có tính chất giống nhau mà bố
trí gần nhau. Vì trong Nền có tính liên thông nên sinh vật giữa các Đám
này tác động lẫn nhau làm cho Đám càng ngay càng lớn lên, càng gần
sát nhau và hòa làm một tạo thành những Đám có diện tích lớn hơn
50% tổng diện tích cảnh quan đó. Khi đó Đám trở thành Nền. Ví dụ:
Trong khu rừng có nhiều Đám cháy nhỏ thì khi này Đám cháy nhỏ là
Đám còn khu rừng là Nền. Nhưng sau một thời gian các Đám cháy này
lan truyền khắp khu rừng và trở thành một Đám cháy lớn thì khi đó
Đám cháy gọi là Nền.
Trường hợp con người vào cảnh quan cũng có thể làm cho Đám trở
thành Nền. Ví dụ: Trên mảnh đất trống khi chưa có sự tác động của con
người thì đất trống là Nền còn các bụi cây trên đó gọi là Đám. Nhưng
khi có tác động của con người vào cụ thể là con người tiến hành canh
tác trên mảnh đất đó thì khi này đồng ruộng trở thành Nền, còn các
khu đất trống còn lại hay những cây bụi gọi là Đám.
Hình 8: Đám trở thành Nền
Trong trường hợp Nền có ít Đám, các Đám này không thể liên kết
được với nhau. Sau một thời gian các Đám này bị mất đi thì khi đó Đám
hòa thành Nền. Ví dụ: Ở sa mạc khi mới mưa xong sẽ có các vũng nước.
Khi đó các vũng nước đó gọi là Đám trong Nền sa mạc. Sau một thời
gian các vũng nước đó mất đi, khi này chỉ còn lại Nền là sa mạc mà
không có Đám.
Đám can thiệp và Đám tàn dư hình thành là do can thiệp nên ít ảnh
hưởng đến Nền. Sau thời gian bị Nền đồng hóa và trở thành Nền.

Hình 13: Mối quan hệ giữa Nền và Hành lang
Nền là yếu tố cảnh quan có diện tích lớn hớn 50% tổng diện tích của
cảnh quan. Trong Nền có Hành lang. Khi diện tích của hành lang được
mở rộng, nếu hành lang được mở rộng với diện tích lớn hơn 50% tổng
diện tích của cảnh quan thì khi đó Hành lang trở thành Nền. Ví dụ:
Trong cảnh quan đồng ruộng, khi đó nền là đồng ruộng còn hành lang
là các con kênh, mương. Khi bị lũ, toàn bộ cánh đồng bị ngập hết thì khi
này đồng ruộng không còn là Nền của cảnh quan đó nữa mà là biển
nước.
Hình 14: Hành lang trở thành Nền
Câu 2: Đành giá ảnh hưởng của con người đến 1 cảnh quan ở nước
ta và đề xuất ý kiến nhằm cải tạo, sử dụng hợp lý và phát triển cảnh
quan đó theo hướng bền vững.
Tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này như sau:
• Giới thiệu khái quát về Vườn quốc gia Tam Đảo. Trên bản đồ
Vườn quốc gia Tam Đảo xác định các yếu tố cảnh quan.
• Đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên của
Vườn quốc gia (tác dộng tích cực và tác động tiêu cực).
• Đề xuất một số biện pháp cải tạo, sử dụng hợp lý và phát triển
vườn quốc gia Tam Đảo theo hướng bền vững
1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Tam Đo.
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa
dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm,
là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn ghen phục vụ cho nghiên
cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học và sinh viên trong nước
cũng như quốc tế .
Rừng Tam Đảo còn có nhiều loài cây thuốc quý hiếm và do vậy là
nguồn dược liệu hữu ích cho nhân dân quanh vùng.
Ngày 24/1/1997, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 41/TTg
công nhận việc thành lập Khu rừng cấm Tam Đảo thuộc địa giới 3 tỉnh

chim, thú trong khu vực.
Chức năng: Bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái rừng và hệ động,
thực vật trong phân khu.
Phương thức quản lý: Cấm khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác.
Cấm săn bắt động vật rừng và bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến
rừng và các loài động, thực vật rừng. Không xây dựng các công trình đồ
sộ và làm đường lớn trong phân khu.
 Phân khu phục hồi sinh thái.
Có diện tích là 15.398ha, nằm bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, do trước kia khu vực này nằm ngoài khu rừng cấm Tam Đảo nên
rừng tự nhiên ở khu vực này bị khai thác nhiều lần và nhiều diện tích
đã bị mất rừng. Đến nay phan khu này được khoanh nuôi phục hồi và
trồng lại rừng. Rừng đã phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường và
phòng hộ đầu nguồn cho khu vực Tam Đảo.
Chức năng: Tái tạo lại rừng tự nhiên trên diện tích đã bị phá hoại
để phục hồi lại hệ sinh thái rừng và giảm bớt tác động của con người
vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tăng cường bỏ vệ môi trường và
nguồn nước.
Phương thức quản lý: Khoanh nuôi, lợi dụng tái sinh tự nhiên nơi
còn cây mẹ gieo giống và đất rừng còn tốt. Trồng lại rừng nơi không
còn khả năng tái sinh tự nhiên. Bước đầu có thể trồng cây nhập nội
mọc nhanh như Thông đuôi ngựa (pinus masoniana), Keo
(Acaciamangium). Sau đó, trồng cây gỗ lớn có nguồn gốc địa phương
và cây đặc snr có giá trị kinh tế cao.
 Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch
Có diện tích 2.302ha nằm ở sườn Tây Bắc Tam Đảo (thuộc địa phận
tỉnh Vĩnh Phúc) bao quanh thị trấn Tam Đảo và hệ thủy của 2 suối Thác
Bạc và Đồng Bùa. Trong phân khu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng
để tạo cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái cho khu du lịch.
Chức năng: Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái,

 Đám, Hành lang, Nền.
Quan sát bản đồ dưới đây chúng ta có thể nhận thấy như sau:
 Đm: Chính là các khu rừng nhỏ lác đác màu xanh nhạt và
màu nâu, đám sót lại ở đây là do tác động của con người bị
phá hủy trở thành đồi trọc và các điểm dân cư, đền chùa,
đám do can thiệp và một số đám tài nguyên môi trường
khác.
 Hành lang: Chính là các đường đơn nét chia các khu vực
Vườn. Điều này do địa hình núi cao cắt xẻ và các dòng chảy
bề mặt, các con đường được hình thành do dịch vụ du lịch,
đường ranh giới của Vườn…
 Nền : Chiếm chủ yếu là các màu xanh lục, chính là rừng nơi
sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật và động vật
khác nhau. Là phần diện tích chủ yếu của Vườn
Hình 19: Bản đồ Vườn quốc gia Tam Đảo
2. Tc động của con người vào Vườn quốc gia Tam Đo.
a. Tác động tích cực.
Khi thành lập Vườn quốc gia con người đã xây thêm hệ thống
đường đi làm cho khả năng di chuyển trong Vườn thuận tiện hơn. Tính
liên thông trong Vườn được nâng cao.
Thành lập Vườn quốc gia thì con người trồng thêm rừng tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh vật về vấn đề tìm kiếm thức ăn, làm tổ… Đồng
thời cũng bảo vệ môi trường …
Thành lập Vườn quốc gia đồng nghĩa với việc là bảo tồn các loài
động, thực vật, duy trì tính đa dạng sinh học. Mà muốn bảo tồn, duy trì
được thì không thể thiếu nhân tố con người.
Việc xây những điểm du lịch trong Vườn gia có thể nâng cao trình
độ hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của môi trường, từ đó
người dân có ý thức bảo vệ môi trường hơn.


không có ý thức đã xả các chất thải ra môi trường làm cho môi trường ở
đây bị ô nhiễm.
Việc xây những con đường ở trong Vườn quốc gia đê thuân tiện cho
việc tham quan, đi lại một phần nào đã tạo ra sự ngăn cách trong Vườn,
làm cho sinh vật trong đó khó lưu thông.
Các ngôi đền chùa trong Vườn cũng có nguy cơ gây cháy rừng vì
người đến đây thắp hương.

Hình 22: Một số ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới Vườn quốc gia
Tam Đảo
3. Một số biện php bo vệ môi trường Vườn quốc gia.
Thay đổi nhận thức, ý nghĩa của người lãnh đạo trong công tác bảo
vệ rừng.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm
lâm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong mỗi cán bộ đẻ làm gương tốt
cho dân.
Tuyên truyền giáo dục ý thức người dân, kêu gọi chung tay góp sức
bảo vệ rừng bằng các thông tin đại chúng.
Mở lớp đào tạo cho người dân địa phương có phương thức canh tác
phù hợp, bảo vệ môi trường.
Trừng trị nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức có hành vi phá rừng,
săn bắn động vật trong Vườn quốc gia.
Rà soát lại các diện tích rừng còn lại, quyết tâm bảo vệ những mảnh
rừng cuối cùng và trồng lại diện tích rừng bị mất.
Bảo vệ ở mức đặc biệt đối với những loài sunh vật có nguy cơ tuyệt
chủng.
Kiểm soát chặt chẽ những điểm du lịch trong khu bảo tồn.
Tuyên truyền rộng rãi, sử dụng các hình ảnh minh họa để nâng cao
ý thức của người dân.
Tiến hành khảo sat, kiểm tra các nhà nghỉ sinh thái, các nhà hàng



• Email:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status