Chính sách an sinh xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ HỒNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI
CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN LÝ

HÀ NỘI - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3. Mục tiêu nghiên cứu 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Câu hỏi nghiên cứu 12

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở TỈNH THÁI
NGUYÊN HIỆN NAY 54
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 54
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 54
2.1.2. Điều kiện dân cư lao động- kinh tế - xã hội 54
2.1.3. Cơ sở hạ tầng 57
3

2.2. Những thành tựu của việc thực hiện chính sách ASXH đối với người có
hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên 59
2.2.1. Chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn 59
2.2.2. Trợ giúp xã hội 61
2.2.3. Chương trình xóa đói giảm nghèo 66
2.2.4. Cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản 71
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính
sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn 74
2.3.1. Những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách ASXH cho người có
hoàn cảnh khó khăn 74
2.3.2. Nguyên nhân những hạn chế trong thực hiện chính sách ASXH………… 78
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ HOÀN
CẢNH KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI 85
3.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với người
có hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn hiện nay 85
3.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội thế giới và tình hình trong nước 85
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 86
3.2. Quan điểm định hướng thực hiện chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh
khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 87
3.2.1.Quan điểm chung 87

5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
ASXH
BHXH
BHYT
BCHTƢ
CTXH
PTTH
TNHH
THCS
TGXH
UBND An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm y tế
Ban chấp hành trung ương
Cứu trợ xã hội
Phổ thông trung học
Trách nhiệm hữu hạn
Trung học cơ sở
Trợ giúp xã hội
Ủy ban nhân dân
7

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình cấp thẻ BHYT cho các đối tượng 56
Bảng 2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở 73
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết của các đối tượng đang thụ hưởng chính sách 75
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH 77
Bảng 3.1. Đánh giá các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ làm công
tác ASXH…………………………………………………………………93
Bảng 3.2. Đánh giá các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính
sách ASXH….… ……….……………………………………………….96
nghề khác; thất nghiệp vẫn ở tỷ lệ cao; môi trường bị phá hủy trầm trọng; tình
trạng nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết triệt để, sự phân hóa xã hội
ngày càng rõ rệt và phức tạp. Người có hoàn cảnh khó khăn là đối tượng còn
chịu nhiều thiệt thòi và gặp nhiều rủi ro trong xã hội.Vì họ có thu nhập thấp và
không ổn định, đời sống kinh tế khó khăn. Trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách
quan tâm tới đối tượng người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Trong đó
phải kể tới hệ thống chính sách về ASXH đối với người có hoàn cảnh khó
khăn, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được vấn đề một cách triệt để.
Những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu về
kinh tế, đời sống của nhân dân có bước được cải thiện. Tuy nhiên với đặc thù
là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí của một
số vùng còn chưa cao đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Chính sách
ASXH đã được hình thành và triển khai nhưng chưa thực sự phát huy hết tính
9

năng của nó vì thế cần có những giải pháp đồng bộ để hỗ trợ người có hoàn
cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn
diện của tỉnh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã hướng cho người viết một ý
tưởng về nghiên cứu đề tài: “Chính sách an sinh xã hội đối với người có
hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” với mong muốn sẽ
góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển
và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó
khăn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ASXH và
chính sách ASXH, đáng quan tâm là những công trình sau:
- Các sách đã xuất bản: “Xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH ở Việt
Nam” do GS, TS Mai Ngọc Cường (chủ biên), NXB CTQG. Hà Nội, 2009;

Việt Nam hiện nay” Hà Thị Thùy Dương, Tạp chí sinh hoạt Lý luận, số 6
(109) 2011; “Kết hợp giữa phát triển kinh tế với việc giải quyết ASXH – qua
thực tiễn ở nước ta”, Ths. Phan Văn Trinh. Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 6
(109) 2011; “Phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân hiện nay”, Mai
Ngọc Anh. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 364, tháng 9/2008; “Nghiên cứu hệ
thống chính sách xã hội nông thôn Cộng hòa Liên bang Đức và kiến nghị đối
với việc xây dựng hệ thống an ninh xã hội cho nông dân Việt Nam” Mai Ngọc
Anh. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 10/2006; “Hoàn thiện hệ thống
ASXH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu
Dũng, Tạp chí Kính tế và phát triển, 1/2005; “Chính sách xã hội trong nền
KTTT xã hội của CHLB Đức và khả năng vận dụng ở Việt Nam”, Nguyễn
Hoàng Mai; Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3/2005; “Mối quan hệ giữa
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng”, Lê
Huy Đức; Tạp chí Kinh tế và dự báo, 2/2004; “Nghịch lý trong tăng trưởng
11

kinh tế ở Việt Nam”, Trần Văn Tùng. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,
số 5/2003; “Vấn đề ASXH trong nền kinh thế thị trường ở Việt Nam”, Nguyễn
Thị Định. Tạp chí Kinh tế và phát triển, 2002; “Bảo đảm ASXH dưới ánh sáng
Đại hội XI của Đảng”, ThS. Dương Văn Thắng. Tạp chí tuyên giáo số
5,2011; “Bảo đảm ASXH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”,
TS. Nguyễn Thị Thanh. Tạp chí lịch sử Đảng, số 5/2011; “Quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới”, ThS.
Nguyễn Văn Chiều. Tạp chí Triết học số 1/2011; “ASXH trong sự phát triển
xã hội ở Việt Nam”, TS. Mai Ngọc Anh. Tạp chí Kinh tế phát triển, số
4/2010; “ASXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”, PGS.TS. Mạc
Văn Tiến. Tạp chí BHXH ngày 25/7/2011; “Về xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH ở nước ta những năm tới”, GS,TS. Mai Ngọc Cường. Tạp chí
kinh tế phát triển số 178 (tháng 4/2012)
* Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu nói trên:

ASXH đối với những người có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách ASXH đối với những
người có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Thái nguyên trong thời gian từ 2006
(Đại hội X) đến nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng thực hiện chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó
khăn tại tỉnh Thái nguyên hiện nay như thế nào?
2. Làm gì và làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện hệ thống chính
sách ASXH, nâng cao đời sống cho người có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh
Thái Nguyên trong những năm tới?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Các chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh
Thái Nguyên hiện nay đã được thực hiện tương đối tốt, đem lại hiệu quả
13

góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có
hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên quá trình thực hiện chính sách còn có nhiều
hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả.
- Để hệ thống chính sách ASXH có hiệu quả hơn thì thực hiện đồng
bộ các giải pháp: phát huy tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính
quyền; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về
chính sách an sinh; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện
chính sách ASXH; sơ kết tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu thực
hiện nhiệm vụ ASXH; Tăng cường huy động nguồn lực cho các chương
trình ASXH của tỉnh; Kiện toàn bộ máy tổ chức,nâng cao năng lực của cán
bộ làm công tác ASXH; hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống văn
bản pháp luật ASXH; Phối hợp triển khai thực hiện một cách đồng bộ giữa
cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm về ASXH với các cơ quan đoàn thể khác
như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi….

15

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ
HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
1.1. Khái quát chung về ASXH, chính sách ASXH
1.1.1. Khái niệm ASXH
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở… Để
thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản
phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng
cao, nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của
con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời, không phải khi nào con người
cũng có thể lao động tạo ra được thu nhập. Trái lại, có rất nhiều trường
hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu
nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau, tai
nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong… Hơn nữa, cuộc sống của
con người trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi
trường sống. Những điều kiện thiên nhiên và xã hội không thuận lợi đã
làm cho một bộ phận dân cư cần phải có sự giúp đỡ nhất định để bảo đảm
cuộc sống bình thường. Do đó, để tồn tại và phát triển, con người đã có
nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục khó khăn.

Latinh, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được độc
lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài BHXH, các hình thức truyền
thống về tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ
em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên
tai, hoả hoạn… Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dự
phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ đặc biệt cho người tàn tật, người già,
bảo vệ trẻ em… được từng bước mở rộng ở các nước theo những điều kiện
17

tổ chức, chính trị, kinh tế – xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. Hệ thống
ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác
nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BHXH là trụ cột
chính. Đạo luật đầu tiên về ASXH (Social Security) trên thế giới là Đạo luật
năm 1935 ở Mỹ.
Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất,
tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng.
Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc
tế. ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con
người. Nội dung của ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền
do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản
Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội
có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về
kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con
người…”. Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công
ước số 102, được gọi là Công ước về ASXH (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở
tập hợp các chế độ về ASXH đã có trên toàn thế giới thành 9 bộ phận.
Tuy nhiên, cho đến nay, do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH

Theo khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng:
“ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình cảnh khốn
khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngưng hoặc giảm sút đáng
kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất
nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các
khoản tiền trợ cấp giúp cho các gia đình đông con” [38,tr 11].
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa này làm cơ sở
để triển khai những nội dung tiếp theo.
19

1.1.2. Bản chất của ASXH
Theo khái niệm ASXH ở trên, có thể thấy:
ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình.
Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng.
Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước
những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập…
Như vậy, có thể nói, bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo
thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt
động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho
mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu
sắc. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH từ những khía cạnh sau:
ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp
quốc thừa nhận
Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu
của ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho
tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc
bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình
do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi

Như vậy, có thể thấy rõ bản chất của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ
cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo
khác nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội.
Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo
đảm mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt
địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo… ASXH tạo cho những người bất hạnh,
những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm
21

những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”,
những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng.
ASXH kích thích tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người
giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ
hướng tới những chuẩn mực của Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ đó, một mặt có
thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng
mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự
hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí
xã hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp
phần tạo nên một cuộc sống công bằng, bình yên.
ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
thân tương ái của cộng đồng
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những
nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp
đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của
con người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên bình diện
xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng
lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư

ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sự phát triển của xã hội là
một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên
tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế giới trong những năm gần đây đặt
ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi
người và đem lại những lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công
bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu
quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục
và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp ứng những nhu cầu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status