Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - Pdf 25


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG

CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỒNG BẮC Hà nội - 2009
3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.

11) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá: UNESCO
12) Thu nhập quốc dân tính trên đầu người trong một năm : GDP
13) Trách nhiệm hữu hạn : TNHH

5
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1

Chƣơng 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ
CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
5
1.1.

1.3.2.
Sự cần thiết nghiên cứu các công ước của tổ chức lao động quốc tế về
LĐTE
24
1.3.3.
Các công ước quốc tế về LĐTE
26

Kết luận chƣơng 1
40

Chương 2 - THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ
LAO ĐỘNG TRẺ EM
41
2.1.
Thực trạng lao động trẻ em
41
2.1.1.
Tình hình lao động trẻ em một số nước trên thế giới
41
2.1.2.
Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam
45
2.2.
Thực trạng chính sách, pháp luật về LĐTE
53
2.2.1.
Thực trạng chính sách của Việt Nam về LĐTE
53

3.2.1.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về LĐTE
88
3.2.2.
Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật và tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề
LĐTE
92
3.2.3.
Giải pháp về chính sách xã hội
93
3.2.4.
Cần xóa bỏ các hình thức lạm dụng LĐTE thông qua các giải pháp “phi
luật pháp”
96
3.3.
Một số biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện giải pháp
97
3.3.1
Đối với các địa phƣơng có ngành nghề truyền thống
97
3.3.2
Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động, trẻ em cấp quận,
huyện; cấp tỉnh, thành phố
97
3.3.3.
Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
98
3.3.4
Đối với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung hoạt động cơ bản trong chiến lược
phát triển của mỗi quốc gia. Ở nước nào cũng vậy, trẻ em sinh ra và lớn lên trong
những điều kiện hoàn cảnh gia đình, cộng đồng đa dạng và không giống nhau. Mỗi
em một vẻ, mỗi em một hoàn cảnh và mỗi em mang theo mình một tâm sự buồn vui
khác nhau. Nhưng các em đều có chung một nhu cầu khẩn thiết, nhu cầu được sự
giúp đỡ, cưu mang của xã hội.
Tiến trình toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển không
ngừng của khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng đối với các
lĩnh vực của đời sống xã hội; đời sống vật chất - tinh thần của đông đảo các tầng lớp
xã hội không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu xã hội
không thể phủ nhận thì còn tồn tại một thực tiễn không mong muốn đó là tình trạng
trẻ em bị bóc lột, bị lao động cực nhọc trong các công trường, hầm mỏ; trẻ em vẫn
phải xả súng vào chính đồng loại của mình; trẻ em lang thang trên đường phố, bị sử
dụng vào các mục đích vô nhân đạo Đó đang là những thách thức đối với nhân
loại tiến bộ trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bảo vệ thế hệ tương lai của

luật còn yếu, việc tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm vẫn chưa được tiến
hành một cách thường xuyên, nghiêm túc. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách pháp
luật về vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung, lĩnh vực LĐTE nói riêng để điều chỉnh, sửa
đổi chính sách nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn đất nước và nhu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cần thiết.
LĐTE là một vấn đề rất phức tạp, do đó đây là vấn đề được quan tâm của các
quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, việc nghiên cứu chính sách bảo vệ trẻ em mới
được đặt ra nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề LĐTE mà
chỉ có ở một số đề tài khoa học nghiên cứu về quyền trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn… Vì thế, trước yêu cầu cấp thiết của công tác hoạch định chính
sách, xây dựng pháp luật về vấn đề LĐTE, tôi chọn đề tài “Các công ước quốc tế về
LĐTE và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
trong chính sách bảo vệ trẻ em của nước ta để nghiên cứu với mong muốn góp phần

10
làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn chính sách bảo vệ trẻ em nói chung, chính sách
đối với LĐTE nói riêng làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em và LĐTE.
- Làm sáng tỏ nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về LĐTE, đồng thời
phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với Việt Nam khi thực thi các công ước
quốc tế này.
- Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE ở Việt Nam từ khi phê chuẩn
công ước quốc tế về LĐTE từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Đây là một đề tài tương đối rộng nên không thể nghiên cứu được tất cả các
vấn đề liên quan đến LĐTE. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hai công

trong lĩnh vực này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1 - Một số vấn đề chung về LĐTE và các công ước quốc tế về
LĐTE.
Chƣơng 2 - Thực trạng vấn đề LĐTE ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về LĐTE trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
Chƣơng 3 - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐTE trong
điều kiện hội nhập quốc tế.
12
Chƣơng 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ CÁC
CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
1.1. Khái niệm trẻ em, LĐTE và pháp luật về trẻ em
1.1.1. Trẻ em
Trong khoa học, trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo
góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét
trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội. Con người sáng tạo ra lịch
sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xã hội. Trong mọi thời đại, tương lai của
một quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Trong xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với
người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh
thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ em là người
chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người
lớn.
Trong tâm lý học, khái niệm "Trẻ em" được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự
phát triển tâm lý - nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên

cũng có thể hiểu rằng NCTN cũng bao gồm cả trẻ em và đều 1à những người ở độ
tuổi dưới thành niên (dưới 18 tuổi).
Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền và mọi
tự do đã được nêu ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị
bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng
dõi hoặc mối tương quan khác. Nhưng trẻ em lại là người chưa trưởng thành nên có
quyền được chăm sóc sự sống, tồn tại, phát triển, được bảo vệ và được bày tỏ ý
kiến.
1.1.2. Lao động trẻ em
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tỡm hiểu khỏi niệm
lao động trẻ em ngoài việc xem xột ở góc độ độ tuổi, còn phải được tiếp cận từ góc
độ tính chất công việc mà chủ thể phải làm:

14
- Về độ tuổi: trẻ em là nguời dưới 18 tuổi;
- Về tính chất công việc, lao động trẻ em bao gồm những công việc có ảnh
hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Với cách lập luận như trên, ILO cho rằng “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ
tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia
làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá
nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập
và vui chơi”, [33, 40].
Ở nước ta, tính đến thời điểm này chưa có khái niệm thống nhất về LĐTE. Bộ luật
lao động của Việt Nam quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên và
lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành niên mà không chỉ rõ như thế nào là
LĐTE. Hơn nữa khái niệm người chưa thành niên được sử dụng khá nhiều trong các
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như: Bộ luật Dân sự (Điều 20), Bộ luật
Hình sự (Điều 68) đều quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Điều

mình”.
Trẻ em tham gia làm việc có sự khác biệt so với lao động trẻ em như sau:
Trẻ em tham gia làm việc (child work)
Lao động trẻ em (child labour)
Công việc phù hợp với độ tuổi, khả năng,
thể chất và trí tuệ của trẻ em.
Công việc quá sức, quá nặng nhọc đối với tuổi
và khả năng của trẻ.
Được người lớn chăm sóc và chịu trách
nhiệm giám sát.
Trẻ em lao động dưới sự giám sát của những
người lớn lạm dụng.
Thời gian làm việc hạn chế, không cản trở
trẻ em đến trường, vui chơi và nghỉ ngơi.
Làm việc nhiều giờ, trẻ em bị hạn chế hoặc
không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ
ngơi.
Nơi làm việc an toàn và có môi trường bạn
bè thân thiết, không độc hại tới sức khoẻ va
Nơi làm việc độc hại đến sức khoẻ và cuộc
sống của trẻ em.

16
cuộc sống của trẻ em.
Môi trường làm việc góp phần nuôi dưỡng
và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và
tinh thần của trẻ em.
Trẻ em dễ bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và
tình dục.
Trẻ em làm việc tự nguyện để tham gia

Tại Chương IX, An toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 100, 101, 104) và
tại các Điều 113, 121, 127 của Bộ luật Lao động có đề cập đến công việc nặng
nhọc, điều kiện độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động cũng như
trong các văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thi hành chưa đưa ra khái niệm như thế nào là công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chỉ có các quy định mang tính chất liệt kê các công
việc được coi là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ
ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban
hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996,
Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 , Quyết định số 190/1999/QĐ-
BLĐTBXH ngày 03/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày
26/12/2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.
1.1.3. Pháp luật về trẻ em
Những quy định của pháp luật về trẻ em được ghi nhận trong pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế. Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật chưa có khái
niệm thống nhất về sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em. Xét về một cách phổ
quát nhất, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em là một bộ phận của sự điều chỉnh pháp
luật nói chung, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến trẻ em.
Sự điều chỉnh pháp luật xác định địa vị pháp lý của trẻ em. Địa vị pháp lý
này được hiểu là tổng thể những quyền và nghĩa vụ pháp lý của trẻ em cùng với
những đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này.

18
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, có đối tượng điều
chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ em với tính

hạn chế và xóa bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất.
1.2. Những vấn đề chung về LĐTE
1.2.1. Các hình thức của LĐTE
Trong thực tế, có thể chia LĐTE thành bảy hình thức chính, không hình thức
nào trong số đó là duy nhất cho bất cứ khu vực nào trên thế giới. Đó là việc đi ở, lao
động cưỡng bức và lao động cầm cố, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, lao
động trong công nghiệp đồn điền, lao động trên đường phố, làm việc nhà, và công
việc của trẻ em gái.
* Việc đi ở
Trẻ đi ở là những trẻ em dễ bị lãng quên nhất thế giới. Cảnh ngộ khốn khó
của các em đáng được xem xét trước tiên so với các nhóm trẻ em lao động khác. Trẻ
em đi ở có thể là những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và dễ bị bóc lột nhiều nhất,
cũng khó bảo vệ nhất. Các em thường được trả công rất thấp hay hoàn toàn không
được trả công; thời hạn đi ở và điều kiện làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn
của chủ sử dụng lao động; các quyền hợp pháp của các em không hề được quan
tâm; các em bị tước bỏ sự học hành, vui chơi và hoạt động xã hội, sự hỗ trợ về mặt
tình cảm của gia đình và bạn bè; đặc biệt, các em dễ dàng bị lạm dụng về thể chất
và tình dục khi còn quá nhỏ.
Trẻ em đi ở có thể phải chịu đựng tổn hại nặng nề về mặt phát triển thể chất
và xã hội. Các em thường bị tách khỏi xã hội, bị cấm nghỉ ngơi và vui chơi. Tuổi
thơ của những trẻ em này đã bị tước đoạt, không được như trẻ em khác.
* Lao động cưỡng bức và lao động cầm cố
Nhiều hình thức LĐTE trên thế giới là “cưỡng bức” theo nghĩa trẻ em được
dạy phải chấp nhận những hoàn cảnh của cuộc sống mà không được chống lại.
Nhưng tình trạng của một số trẻ em vượt quá xa việc chấp nhận các hoàn cảnh khốn
khó, chúng rơi vào tình trạng nô lệ thực sự. Ở Nam Á, “cầm cố” LĐTE gần như là

20
quen thuộc. Ở đây trẻ em thường chỉ tám hay chín tuổi, bị cha mẹ cầm cố cho chủ
nhà máy hay các đại lý của họ thay cho những món nợ rất nhỏ.

Số lượng trẻ em bị bóc lột trong các đồn điền nông nghiệp trên toàn thế giới
có thể tương đương với số trẻ tham gia vào ngành công nghiệp - và những mối nguy
hiểm liên quan với công việc của chúng cũng không kém phần khủng khiếp.
* Công việc trên đường phố
Tương phản với trẻ em đi ở, một số trẻ em làm việc ở những chỗ có thể dễ
thấy nhất trên đường phố của các nước đang phát triển. Trẻ em có mặt ở khắp mọi
nơi: chào hàng trong chợ, đi qua đi lại trong làn giao thông dày đặc, rao hàng trên
xe bus và trong nhà ga, trước cửa khách sạn và các trung tâm thương mại. Các em
có mặt trên đường phố với hàng triệu người lớn, nhiều người coi chúng là những kẻ
quấy rầy nếu không phải là kẻ phạm tội hình sự nguy hiểm có tầm vóc nhỏ bé.
Nhưng cũng nhiều trẻ em phải vật lộn với những công việc hợp pháp trên
đường phố vì sự sống của bản thân và của gia đình. Trẻ em làm việc trên đường phố
thường xuất thân từ các khu dân cư ổ chuột và những ngôi nhà chiếm dụng, nơi sự
nghèo nàn và hoàn cảnh gia đình không ổn định, nơi trường học quá chật chội và
thiếu thốn, và nơi không hề tồn tại những chỗ chơi an toàn.
Một điều không tránh khỏi là những trẻ em này trở nên có xu hướng thiên về
tham gia vào các công việc phi pháp như ăn cắp vặt. Nhiều em bị lôi kéo vào thế
giới bất chính và nguy hiểm của các băng đảng tội phạm bảo kê cho việc móc túi,
ăn trộm, buôn lậu, ma tuý và mại dâm.
* Làm việc tại nhà
Trong số tất cả những công việc mà trẻ em làm, phổ biến nhất là lao động
nông nghiệp hay làm việc nhà trong khuôn khổ của bản thân gia đình của trẻ. Đa số
gia đình ở mọi nơi trên thế giới hy vọng con cái họ làm giúp việc nhà, hoặc là nấu
ăn, lấy nước hay đi mua bán lặt vặt, chăm gia súc, chăm sóc em nhỏ hay làm những
việc nặng hơn ngoài đồng. Hình thức công việc này có thể mang lại lợi ích cho trẻ
em. Trẻ em học tập được từ mức độ tham gia hợp lý vào việc nhà, vào các hoạt

22
động phát triển lương thực cho sinh kế và tạo thu nhập. Chúng có thể cảm nhận
được giá trị của mình qua những việc làm trong khuôn khổ gia đình.

động phải làm việc, phải lao động.
* Yếu tố kinh tế gắn với lợi ích của người sử dụng lao động
Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, ở một số quốc gia trên thế giới, người sử
dụng lao động đã triệt để tận dụng những lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp từ
việc sử dụng LĐTE. Lợi ích kinh tế trực tiếp thể hiện ở việc họ có thể trả cho trẻ em
những khoản tiền công rẻ mạt, mặc dù công việc các em phải làm có thể ngang
bằng với công việc của người lớn. Mặt khác, thông thường, LĐTE dễ "điều khiển"
hơn lao động đã thành niên, nên việc bắt các em phải làm thêm giờ mà không trả
thêm tiền công cũng thường được các “chủ doanh nghiệp” này áp dụng. Lợi ích
kinh tế gián tiếp thể hiện ở việc trẻ em thường không nhận biết và hiểu rõ các quyền
và lợi ích của mình nên các chủ sử dụng LĐTE thường không phải lo đối phó với
những yêu cầu đòi tăng lương hoặc cải thiện điều kiện làm việc.
* Yếu tố kinh tế xã hội
Tình trạng kém phát triển về kinh tế xã hội của một quốc gia thường đi liền
với đói nghèo, dẫn đến số đông người dân trong quốc gia đó có mức sống thấp kém,
trong khi các chính sách an sinh xã hội của quốc gia không đủ khả năng đáp ứng
nhằm cải thiện đời sống của người dân, và hệ quả tất yếu là LĐTE phát sinh. Theo
một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), ở các quốc gia có thu nhập quốc dân
tính trên đầu người trong một năm (GDP) dưới 500 USD thì tỷ lệ LĐTE chiếm từ
30 đến 60% tổng số trẻ em trong xã hội; ở các quốc gia có GDP từ 501 đến 1.000
USD thì tỷ lệ đó là từ 10 đến 30% [33, 8]. Mặt khác, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế ở
một số quốc gia thường dẫn đến việc giảm mức trợ cấp của nhà nước với các dịch
vụ xã hội, từ đó buộc trẻ em phải tham gia các hoạt động kinh tế để đáp ứng các nhu
cầu của bản thân và của gia đình, dẫn đến tỷ lệ LĐTE gia tăng. 24
 Thứ hai, là các yếu tố về xã hội - văn hoá
* Quan niệm lạc hậu về vấn đề LĐTE
Từ trước đến nay, đã và đang tồn tại quan niệm cho rằng, trẻ em cần phải

buộc phải bỏ học để tham gia các hoạt động kinh tế, hoặc phải kết hợp giữa việc
học tập với các hoạt động kinh tế. Tình trạng bi đát về cơ sở vật chất của ngành giáo
dục (trường lớp thiếu, dột nát hoặc quá xa khu dân sinh ) cũng là một nguyên
nhân dẫn đến việc trẻ em thất học hay bỏ học sớm để làm việc. Theo nhiều nghiên
cứu, việc trẻ em thất học hay bỏ học sớm vì bất kỳ lý do nào cũng thường dẫn tới
tình trạng các em phải tham gia lao động sớm.
* Tác động của hệ thống an sinh xã hội
Ở các quốc gia có hệ thống bảo trợ xã hội rộng khắp và hiệu quả là cơ sở góp
phần ổn định cuộc sống cho nhiều gia đình, từ đó bảo đảm cho con cái họ được học
tập, không phải tham gia các hoạt động kinh tế quá sớm. Ngược lại, ở các quốc gia
có hệ thống bảo trợ xã hội kém hiệu quả thì khi các gia đình gặp khó khăn về kinh
tế sẽ buộc họ phải để con cái lao động sớm, tự kiếm sống hoặc giúp đỡ gia đình.
Tương tự, việc có một chế độ cứu trợ xã hội tốt sẽ giúp nhiều gia đình khắc phục
những tai hoạ, rủi ro đột xuất mà họ gặp phải, từ đó hạn chế việc trẻ em trong các
gia đình đó phải bỏ học để tham gia những hoạt động kinh tế, điều này đặc biệt có ý
nghĩa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch …
 Thứ ba, là các yếu tố chính trị - pháp lý
Việc không có hoặc cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề LĐTE không
hoàn chỉnh, không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới tình trạng LĐTE.
Ví dụ, ở một số quốc gia, do chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao
động trong khu vực không chính thức thì hậu quả của nó là dẫn tới tình trạng LĐTE
ở khu vực này trở thành một vấn đề xã hội bức xúc, bởi các cơ quan chấp pháp chưa
có biện pháp can thiệp. Mặt khác, tuy đã có một hệ thống chính sách pháp luật đầy
đủ, phù hợp nhưng lại không được tổ chức thực hiện hay tổ chức thực hiện kém
hiệu quả thì tình trạng LĐTE gia tăng vẫn có thể xảy ra.

Trích đoạn Công ƣớc số 138 của tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc Tình hình LĐTE một số nƣớc trên thế giớ Thực trạng LĐTE ở Việt Nam Thực trạng chính sách về LĐTE Các văn bản pháp luật có liên quan đến LĐTE
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status