So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam - Pdf 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
*********

BẠCH THỊ LÊ SO SÁNH CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÁC
ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ
ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VỚI MỘT SỐ
NGÔN NGỮ NHÓM TÀY-THÁI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

SO SÁNH CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÁC
ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ
ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VỚI MỘT SỐ
NGÔN NGỮ NHÓM TÀY-THÁI Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỆU

HÀ NỘI - 2008
Mục lục Mở đầu

……………………………………………………………………………………

15
1.3.2. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
18
A. Ngữ nghĩa thành ngữ
18
B. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
20
1.3.3. Biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
22
A. Mối quan hệ giữa văn hóa - ngôn ngữ và tư duy
22
B. Đặc trưng văn hóa trong ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật 23
1.4. Tiểu kết
25
Chương 2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một
số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam

2.1. Thành tố tham gia cấu tạo thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng).
…………………………………………………………………………………
27
2.2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngôn

Việt và tiếng Tày-Nùng

47
a. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị
47
b. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chính phụ
50
c. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập
52
2.2.3. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và tiếng Tày-Nùng

53
A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng
53
B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong
tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng

54
a. Thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị
54
b. Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ
55
c. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ
56
c. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ
57
2.3. Tiểu kết
58
Chương 3. So sánh ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng

71
H. Về quan hệ giữa người với người
72
I. Về tình trạng, tình thế của con người
73
3.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh cuộc sống của con người
…………………………………………………………………………………

75
A. Về món ăn ngon
75
B. Về sự giàu có sang trọng
75
C. Về cảnh nghèo hèn, túng bấn
76
3.1.3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh kinh nghiệm sống
76
3.2. Biểu trưng ngữ nghĩa qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)

78
3.2.1. Tần số và phân nhóm các con vật trong thành ngữ
78
A. Tần số các con vật trong thành ngữ
78
B. Phân nhóm các con vật trong thành ngữ
84

C-V-B: Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ
C-V-Tr: Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ
ss : So sánh
ThN : Thành ngữ
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thành ngữ là một trong những kho tàng có giá trị về ngôn ngữ - văn hóa của
mỗi dân tộc. Hầu hết các đơn vị thành ngữ đều do nhân dân sáng tác, được truyền từ
đời này sang đời khác nên mang đậm chất dân gian và tính bình dị đời thường. Thành
ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo của lối nói dân gian. Đó là lối nói ví
von so sánh, mang tính hình tượng, cụ thể và gợi cảm, lối khoa trương trào lộng dí dỏm
và tế nhị, lối nói linh hoạt và giàu nhạc điệu đồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh
động, cô đọng, hàm súc, theo lối cấu trúc đơn giản nên rất dễ nhớ và dễ thuộc. Do đó,
thành ngữ được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự
nhiên. Nó phản ánh rõ nét nền văn hóa nông nghiệp lúa nước mà trồng trọt và chăn
nuôi là điển hình cho loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn như
lối sinh hoạt tùy tiện, co giãn giờ giấc (giờ cao su), làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi
công việc, từ sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp: Ăn cơm gà gáy
cất binh nửa ngày; Khửn quân chắng slân đăng mạ (Xuất quân mới xỏ sẹo ngựa - Tày-
Nùng) ~ Nước đến chân mới nhảy Sự vận dụng này tự nhiên đến nỗi, nhiều khi
chúng ta vô thức coi đó là thành ngữ, mà chỉ đơn giản là “câu cửa miệng” trong giao
tiếp hàng ngày của một cộng đồng dân tộc. Thành ngữ là một trong những phương tiện
ngôn ngữ “đưa đẩy” để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, và đằng sau nó, tiềm
tàng, ẩn chứa những nét độc đáo của một nền văn hoá, văn minh, phép đối nhân xử thế,
đạo lý, thẩm mỹ,… của cả một dân tộc.
Trong những năm gần đây, cùng với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt thì

- Thống kê được số lượng tương đối đầy đủ các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ
động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.
- Miêu tả, so sánh về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa giữa các đơn vị thành ngữ có yếu
tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng một cách tỉ mỉ và có hệ thống.
- Đưa ra được một hệ liên tưởng văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc.
2.3. ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu riêng về thành ngữ tiếng Việt cũng như những nghiên cứu về thành
ngữ tiếng Tày-Nùng trước đây đã có nhiều người nghiên cứu và đã có những kết quả
nhất định. Nhưng đây sẽ là công trình đầu tiên về so sánh cấu trúc, ngữ nghĩa các đơn
vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật của các ngôn ngữ này.
Về thực tiễn, luận văn sẽ có một số đóng góp cụ thể sau:
- Giới thiệu một cách hệ thống về các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.

3
- Góp phần tìm hiểu và giữ gìn được giá trị văn hoá của người Việt (Kinh) và
các dân tộc Tày-Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam.
- Thấy được giá trị ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số sẽ góp phần gìn giữ tiếng
nói của các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Cung cấp thêm thông tin về thành ngữ chỉ động vật tiếng Tày-Nùng cho những
nhà nghiên cứu quan tâm đến các đơn vị ngôn ngữ độc đáo này.
3. Tư liệu khảo sát và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã khảo sát và thu thập tư liệu dựa trên các
quyển từ điển, sách báo và các bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến thành ngữ
Việt và thành ngữ Tày-Nùng. Cụ thể là:
Các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ Tày-Nùng. Chủ yếu là 2 cuốn từ điển: Từ
điển thành ngữ - Tục ngữ dân tộc Tày (Triều Ân, Hoàng Quyết) và Từ điển Tày - Nùng
- Việt (Lục Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí).
Về thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi lấy tư liệu dựa trên quyển từ điển: Từ điển


5
Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam
Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam có số dân 3.681.090
người (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê 01/04/1999) tập trung chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đây là vùng núi cao, sườn dốc, sông suối nhiều, khí hậu
khắc nghiệt lại bị bao bọc bởi những dãy núi cao tạo ra những tiểu vùng văn hóa địa lý
riêng biệt. Trong đó, vùng văn hóa Tây Bắc có địa hình núi cao hiểm trở với dãy
Hoàng Liên Sơn sừng sững mà người Thái gọi là “Khau phạ” (Sừng trời) nằm bên
phải con sông Hồng, tổ tiên người Thái gọi là Nặm Tao liên quan tới lịch sử thiên di
của người Thái đen vào Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là vùng tập trung dân cư chủ yếu
của người Thái, ngoài ra còn có người Bố Y, người Lự và người Lào (cùng thuộc nhóm
Tày-Thái). Cũng thuộc vùng núi phía bắc còn có vùng Đông Bắc với cấu trúc theo kiểu
hình cánh cung tụ lại ở Tam Đảo và mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc. Đồi núi ở đây
thuộc độ cao trung bình với hệ thống sông ngòi đặc trưng có độ dốc cao, lòng sông lớn,
dòng chảy mạnh. Cư dân chủ yếu ở đây là người Tày và người Nùng sống đan xen và

từ đó cho đến ngày nay [14;50].
Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu giúp cho người dân tộc mau chóng xóa nạn
mù chữ, tiếp thu những thuận lợi về kiến thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, đồng thời
nhằm giúp đỡ người dân tộc có thể học được nhanh tiếng phổ thông, thúc đẩy sự
nghiệp phát triển văn hóa, văn nghệ của dân tộc mình, Hội đồng chính phủ đã phê
chuẩn (theo số 153-CP ngày 20 tháng 8 năm 1969) chữ Tày-Nùng và chữ Thái cải tiến
từ thứ chữ cổ sang mẫu tự La tinh. Nó đã góp phần gìn giữ và làm giàu thêm nền văn
hóa của các dân tộc này, từ đó thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội
của người dân tộc.
Cuộc cải cách này đã đem lại được những kết quả khả quan cho việc học tiếng
của người dân tộc đồng thời đem lại những thuận lợi cho người muốn tìm hiểu, nghiên
cứu ngôn ngữ của các dân tộc này qua hệ thống chữ La tinh. Từ đó mở ra được những
những hướng nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong so sánh, đối chiếu về ngôn ngữ
giữa các dân tộc với nhau mà trước đây chưa có điều kiện tìm hiểu sâu. Qua đó nhiều
nét văn hóa được vén mở qua ngôn ngữ của các dân tộc này.
Để thấy được vị trí nhóm ngôn ngữ Tày-Thái trong họ Thái-Kađai và các ngôn
ngữ có mặt ở Việt Nam, chúng tôi dựa theo sơ đồ của M. Ferlus [14;44] được khái
quát như sau:

7

1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến thành ngữ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ. Bởi thành ngữ là kho tàng đồ sộ
của cả dân tộc đúc kết nên mà không phải ngày một ngày hai là có được. Nó là kết quả
Họ Thai -
Kadai
Tiểu họ Ka - đai
Nhóm
Ka -đai
Tiếng Sán

Thái
Tiếng
Lào
Tiếng
Lự
Nhóm
Thái
Day-
Sec
Nhóm
Day
Tiếng Giáy

8
của quá trình chắt lọc tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người, của mỗi thế hệ xây đắp nên.
Và thành ngữ còn phản ánh cả một hệ tư duy liên tưởng về thế giới quan của mỗi dân
tộc. Như nói đến sự may mắn của một người nào đó được vào nơi sung sướng, đầy đủ
một cách tình cờ, ngẫu nhiên thì người Tày-Nùng có thành ngữ Cáy tôc bôm khẩu slan
(gà rơi mâm gạo) còn người Kinh thì có Chuột sa chĩnh gạo.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về thành ngữ tiếng
Tày-Nùng. Vì vậy chúng tôi không có cơ sở để so sánh hay bình luận về những quan
điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra về thành ngữ Tày-Nùng trên khía cạnh lý
thuyết để so sánh đối chiếu những khái niệm của các nhà Việt ngữ học. Phần lớn các
công trình khác nghiên cứu về tiếng Tày-Nùng đều dựa trên những thành tựu nghiên
cứu tiếng Việt để nghiên cứu.
Mặc dù nằm trong hai họ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau nhưng tiếng Việt và
tiếng Tày-Nùng lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, trong cuốn Tay-
Nung language in the north of Vietnam của Đoàn Thiện Thuật, tác giả cũng khẳng định
tiếng Tày-Nùng giống như tiếng Việt hiện đại “ they are similar to modern
Vietnamese” [58,15]. Những đặc điểm về loại hình giữa hai ngôn ngữ được mô tả khá

nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng từ không biến đổi như: tiếng Việt:
đường (đường đi) và đường (đường ăn).
Từ những đặc điểm mô tả trên, chúng tôi thấy giữa tiếng Việt và Tày-Nùng có
nhiều đặc điểm về loại hình giống nhau để có thế chấp nhận đưa ra những lý luận
chung về thành ngữ cho cả hai ngôn ngữ.
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ
Cho đến nay, quan niệm về thành ngữ vẫn chưa được thống nhất, còn nhiều ý
kiến băn khoăn và trăn trở về nó. Đã có nhiều cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhà
Việt ngữ học xoay quanh vấn đề thành ngữ. Nguyễn Văn Mệnh (1972) đã đưa ra ranh
giới giữa thành ngữ với tục ngữ từ đó đưa ra những tiêu chí nhận diện về thành ngữ
như: Về nội dung, thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái,
một tính cách, một thái độ mang tính chất hiện tượng; về hình thức ngữ pháp, nói
chung thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Nguyễn Thiện
Giáp (1975) đưa ra khái niệm thành ngữ tiếng Việt: Thành ngữ cũng là đơn vị định
danh, cũng là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện của một khái niệm (có
tính thống nhất về nghĩa), đồng thời cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo quy luật
cú pháp cũng cần được hiểu (tính tách rời về nghĩa) nghĩa chung của thành ngữ bao
giờ cũng là nghĩa hình tượng [19,50]. Hồ Lê (1976) đưa ra quan niệm về thành ngữ:
Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và
tính bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách
hay một trạng thái nào đó [33;97].
Tiếp tục công việc này, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả quan
tâm đến chúng như [34,9]: Vũ Đức Nghiệu, Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Tồn, Triều
Nguyên, Nguyễn Như ý, Nguyễn Xuân Hoà, với nhiều hướng khác nhau thể hiện
những băn khoăn của mình trước một kho tàng đồ sộ thành ngữ của cả dân tộc.
Từ những tổng hợp trên, kết hợp với những nhìn nhận và suy nghĩ riêng để phù
hợp với luận văn, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về thành ngữ như sau:
Về hình thức: Thành ngữ là một cụm từ cố định, chưa phải là một câu hoàn
chỉnh, có kết cấu bền vững và tương đối chặt chẽ.


Trâu trắng đi đâu mất mùa đến đó, Bả pện niễng (Giãy như con niễng), Cáy on
khang (Gà khoe đuôi),

11
Từ những lý lẽ trên, chúng ta có thể thấy việc so sánh để tìm ra những điểm
khác nhau giữa chúng dựa vào kết quả giữa thành ngữ và tục ngữ về nội dung và cấu
trúc.
Về nội dung: Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một tính cách, một thái độ như ả pac cặm càng (há miệng mắc quai), slip tua mạ
thả ăn an (mười con ngựa chờ một cái yên), nhanh như sóc, chó cắn áo rách, Còn
tục ngữ thì khác hẳn, nó không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện
tượng mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu
sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức như: ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Nặm khẩu nặm, giầu khẩu giầu (nước vào với
nước, dầu vào với dầu), Nâư hoài vài ngà (một buổi trâu, một vốc vừng),
Về cấu trúc: Thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh bởi
chúng chỉ cần nêu ra một hình ảnh, một hiện tượng mà thôi, cho nên có thành ngữ chỉ
có 2 âm tiết trắng bóc, trẻ măng (thành ngữ so sánh) Cũng chính vì thế mà thành ngữ
không có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói mà chúng thường được chêm thêm
vào trong quá trình giao tiếp. Còn tục ngữ là một câu vì khi muốn đưa ra một kết luận
chắc chắn, một kinh nghiệm, một lời khuyên thì mỗi tục ngữ tối thiểu phải là một câu
Con dại cái mang, Học thày không tày học bạn, Na thây bươn lảp, khấn tháp mì tin
(Ruộng cày tháng chạp, thóc gánh không lên); Sính mồm bố sổng hâng, giau vuồn nàn
sổng ké (tính nóng không sống mãi, lo buồn khó sống lâu),
Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học thì giữa chúng có
sự khác nhau về chức năng.
Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên
sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này thì thành ngữ tương đương với từ, cho nên khi
đọc thành ngữ, ta cảm thấy đây chưa thành một câu, chưa thấy diễn đạt trọn vẹn một ý-
chưa phải là một thông báo như Ba hoa chích chòe, Khoẻ như trâu lăn, Cáy tắm nặm

tuổi tứ tuần, tuổi già) Ngoài ra, ở nhiều câu tục ngữ ta có thể xen thêm các yếu tố
tỉnh lược, nhất là các hư từ làm công cụ ngữ pháp bị tỉnh lược như: Được (thì) làm vua,
thua (thì) làm giặc,
B. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ thuộc
các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón để nhấn mạnh
hoặc liên kết trong diễn từ và nghĩa của chúng là nghĩa suy trực tiếp từ ý nghĩa của các
từ vị tạo ra nó [17,161]. Ví dụ: Nói thật mất lòng, Khí không phải, Nói tóm lại,
Về mặt cấu trúc, quán ngữ không được ổn định như thành ngữ vì thật ra, quán
ngữ thiên về cụm từ tự do, chẳng qua do nội dung biểu thị của chúng được người ta
thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định
và rồi lâu dần trở thành một đơn vị có sẵn mà thôi. Vì vậy nghĩa của chúng hoàn toàn
hiểu theo nghĩa thực của những đơn vị cấu tạo nên quán ngữ.

13
Còn thành ngữ là những cụm từ cố định có nghĩa hình tượng tổng quát không
suy trực tiếp từ ý nghĩa của các đơn vị tạo ra nó. Thành ngữ gồm có những đơn vị
mang nghĩa hình tượng chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và
những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ phận có một phần mất nghĩa đen và một phần
vẫn giữ nghĩa đen như Treo đầu dê bán thịt chó, Trắng như trứng gà bóc, Tha dận
(mắt ốc nhồi), Van bố quá nựa pêt chêp bố quá bả nả (ngon không hơn thịt vịt thân
thiết không hơn chị em),
C. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Mặc dù chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ cố định, có sẵn, có tính thành ngữ,
có chức năng định danh tuy nhiên thành ngữ và từ ghép được phân biệt bởi phạm vi
rộng hẹp và mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng. Các từ ghép chỉ nêu
lên khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất hoặc trạng thái (nhà cửa, áo dài,
lình cuổn (khỉ độc), lòi chạc (trần trụi), ) thì thành ngữ lại hàm chứa một nội dung lớn
hơn và sâu sắc hơn bởi thành ngữ nêu rõ những sự vật và những hoạt động ấy như thế
nào, những tính chất hoặc những trạng thái ấy đến mức nào [42]: Treo đầu dê bán thịt

1.3. Hướng nghiên cứu thành ngữ trong luận văn
1.3.1. Hướng phân loại và tiêu chí phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ
động vật
Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau về thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp
[17;77,78] căn cứ vào cơ chế cấu tạo để chia thành ngữ ra: Thành ngữ hợp kết và
Thành ngữ hòa kết; Đỗ Hữu Châu [6;87] lại dựa vào kết cấu cú pháp gốc của thành
ngữ để chia: Thành ngữ có kết cấu câu như Mèo mù vớ cá rán, Mèo nhỏ bắt chuột to,
và Thành ngữ có kết cấu cụm từ như Cá mè một lứa, Yếu như sên, ; Còn Đái Xuân
Ninh chia thành ngữ làm ba loại dựa trên quan hệ cú pháp: Thành ngữ là một câu bình
thường như Bắt cua bỏ giỏ, Bắt cá hai tay, ; Thành ngữ là một câu đặc biệt như ăn
như gấu ăn trăng, Mặt như chuột kẹp, và Thành ngữ là một đoạn của lời nói như Ba
hoa chích chòe, Chân le chân vịt, ; Triều Nguyên [45] thì dựa vào mô hình cấu trúc
để so sánh thành ngữ với tục ngữ và đã đưa ra một mô hình cấu trúc với 24 mô hình
khác nhau về thành ngữ
Với nhiều cách phân loại như vậy, việc chọn cho mình hướng phân loại thích
hợp không phải là dễ. Bởi đặc trưng của thành ngữ là một mối kết hợp mắt xích không
tách rời giữa cấu trúc và ngữ nghĩa. Chính sự cấu tạo về mặt cấu trúc đã quy định tính
ngữ nghĩa trong thành ngữ hay tính ngữ nghĩa khá đặc biệt của nó đã quy định cấu trúc
các đơn vị thành tố cấu tạo nên nó để một đơn vị thành ngữ này khác với một câu tục
ngữ, khác với một quán ngữ hay ca dao
Ví dụ, Với mô hình : tính từ + như + danh từ chúng ta có một loạt thành ngữ
như: Đông như kiến, Đông như rươi; Chậm như rùa, Chậm như sên; Kho pện củng
(cong keo như con tôm), Kiểng pện pic mèng day (đen lánh như cánh tò vò), Với cấu

15
trúc trên, nếu trong ngữ pháp thuần túy, chúng ta có thể áp dụng với tất cả các dạng
theo khuôn hình đó. Còn với thành ngữ chúng lại bị quy định và giới hạn bởi một số
hữu hạn tính từ và danh từ - ổn định và cố định về thành phần từ vựng là tính hoàn
chỉnh và bóng bảy về nghĩa nên khi nói: Đông như kiến, Chậm như rùa, chúng ta biết
được là thành ngữ; còn nếu nói: Đông như nhà bác Hoa, Chậm như bà Hoan, hay

Để hài hòa giữa cấu trúc, ngữ nghĩa, và làm nổi bật lên phần cấu trúc trong
chương này, chúng tôi vẫn phân loại theo hướng của Hoàng Văn Hành khi chia thành
ngữ ra làm ba loại lớn, nhưng trong mỗi loại đó chúng tôi sẽ khái quát thành các mô
hình cấu trúc với những nét đặc trưng về mô hình cấu trúc trong thành ngữ của nó. Ví
dụ, trong thành ngữ so sánh, chúng tôi có mô hình cấu trúc: Cấu trúc A như B: Dữ như
cọp, Bả pện niễng (giãy như niễng), ; Cấu trúc Như B: Như mèo thấy mỡ, Bặng ma
cắp mèo (như chó với mèo) ; Cấu trúc AB: Thẳng ruột ngựa, Nả đăm thâu cáy (mặt
đen mề gà)
Cụ thể, loạt thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-
Nùng, qua thu thập dữ liệu và phân loại chúng tôi cũng thấy có đầy đủ ba dạng phân
loại như trên. Chi tiết của từng loại theo mô hình cấu trúc sẽ làm rõ ở phần sau, còn
một cách khái quát, phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ tên động vật trong tiếng Việt và
Tày-Nùng gồm ba loại chính:
Thành ngữ so sánh (ví dụ: Thành ngữ Việt: Nhanh như cắt, Chậm như rùa, ;
Thành ngữ Tày-Nùng: Bả pện niễng (giãy như con niễng, Dú đai pện bẻ (Nhàn rỗi như
dê), )
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng (ví dụ: Thành ngữ Việt: Diều tha quạ mổ, Mèo
mả gà đồng, Thành ngữ Tày-Nùng: án mò án mạ (đếm bò đếm ngựa), Dự cáy khai
vài (mua gà bán trâu), )
và Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng (ví dụ: Thành ngữ Việt: Bắt cá hai tay,
khướt cò bợ, ; Thành ngữ Tày-Nùng: Khửn quân chắng slân đăng mạ (xuất quân mới
xỏ sẹo ngựa), Ma chủ rị ma khốp (Chó cùng rứt giậu), Lình ké nhằng tôc đán pày (khỉ
già còn đôi khi rơi vách đá), )
Có sơ đồ khái quát sau [22;48]:

17

1.3.2. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
A. Ngữ nghĩa thành ngữ
Khi nghiên cứu ngữ nghĩa của thành ngữ đa phần các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

nghĩa đen thành ngữ nay là nuôi một loại ong có tổ thụng xuống giống như dáng tay áo
(ong tay áo). Mà theo quan niệm của một số người ở vùng quê cho rằng ong tay áo làm
tổ ở trong vườn cây hay trong nhà thường đem đến điềm dữ, không nên chứa chấp nó,
vì nó có thể mang tai họa bất cứ lúc nào. Từ đó, nghĩa bóng của thành ngữ này là nuôi
dưỡng cho kẻ xấu mà không biết, để rồi về sau chúng phản, làm hại mình. Hay thành
ngữ Tày-Nùng: Tàng khốc khúy sưa, tàng lừa khúy ngước (đường bộ thì cưỡi hổ,
đường thủy thì cưỡi thuồng luồng), chúng ta không thể hiểu theo nghĩa đen là đi đường
bộ thì dùng phương tiện con hổ và nếu đi đường thủy thì lấy thuồng luồng làm phương
tiện, mà chúng ta phải hiểu theo nghĩa bóng của chúng là thành ngữ mượn hình ảnh hai
con vật có sức mạnh phi thường để miêu tả con người có ý chí, có bản lĩnh kiên cường,
có lòng dũng cảm trước hiểm nguy.
Bản chất của thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh,
dùng một số hình ảnh, hiện tượng cụ thể vốn có trong cuộc sống để gọi tên một sự vật
mới, một tính chất mới, một hành động mới. Bởi vậy bên cạnh nghĩa đen thành ngữ
bao giờ cũng có nghĩa bóng và người bản ngữ dùng thành ngữ, hiểu thành ngữ theo
nghĩa bóng đó. Ví dụ: Cóc đi guốc, khỉ đeo hoa có nghĩa bóng là: 1. đã xấu xí, hèn kém
lại hợm hĩnh, đua đòi, đài các rởm, không tự biết thân phận mình; 2. Chuyện ngược
đời, không xảy ra trong thực thế. Bụt trên tòa gà nào mổ mắt có nghĩa bóng là mình
không trêu chọc, không làm hai ai thì không ai trêu chọc, làm hại mình. Nả lình căn
(Mặt đười ươi) có nghĩa bóng là: mặt xấu như mặt con đười ươi (bởi thông thường
người Tày coi con đười ươi làm biểu tượng cho sự xấu xí trên khuôn mặt của con
người. Đây là một trong những con vật quái gở, rất đáng sợ và trở thành nỗi ám ảnh đối
với nhiều người). Hất bặng hân kin bặng sưa (Làm việc như con cáo mà ăn như con
hổ), thành ngữ này có nghĩa bóng chỉ hạng người lười biếng, làm việc thì ít ăn thì
nhiều.
Như vậy, trong thành ngữ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng có mối quan hệ khăng
khít, qua lại với nhau. Tức là từ những hiện tượng có thật được quan sát (nghĩa đen)
vào đến thành ngữ qua tính hình tượng mà nghĩa bóng đã trở thành trung tâm nghĩa
của nó. Chẳng hạn như thành ngữ Chết đuối vũng trâu đầm chỉ bị chết đuối ở vũng
nước nông, bẩn trâu tắm (nghĩa đen). Từ cái “vũng trâu đầm” mà suy luận ra nghĩa

như rồng leo, làm như mèo mửa còn người Tày-Thái lại dùng: Hêt bặng hên, kin bặng
slưa (Làm như cáo, ăn như hổ). Tuy nhiên cũng có những nét tương đồng văn hóa qua
thành ngữ: Nhanh như cắt ~ Khoái bặng khuyển (nhanh như cắt), Mật ngọt chết ruồi ~
Mèng thai pat nặm thương (mật ngọt chết ruồi),
1.3.3. Biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
A. Mối quan hệ giữa văn hóa-ngôn ngữ và tư duy
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó phụ thuộc vào từng mục đích nghiên cứu của
chuyên ngành cần quan tâm đến nó. Nhưng nhìn chung văn hóa được định nghĩa là một

Trích đoạn Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chính phụ Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập Về hình dáng con người Về tính cách, tính nết con người
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status