Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất một số giải pháp tích hợp các cơ sở dữ liệu đất đai về tài nguyên và môi trường của tỉnh An Giang - Pdf 26

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Mai Xuân Long ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


và bổ sung cho công việc hiện tại. Qua đây, em cũng xin gửi đến các thầy cô những
lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Thái Thị Quỳnh Như,
người đã trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. Trong thời gian làm khóa luận Cô luôn định hướng, góp ý, sửa
chữa những chỗ sai sót giúp cho đề tài, luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2012
Học viên
Mai Xuân Long i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài, luận văn 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước và định hướng nghiên cứu đề
tài, luận văn 9

1.4.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai, tài nguyên môi trường 9

ii

1.4.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài, luận văn 10

Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI,
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 13

2.1.1. Vị trí địa lý 13

2.1.2. Đặc điểm địa hình 14

2.1.3. Đặc điểm địa chất và kiến tạo 14

2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn 14

2.1.5. Đất đai 14

2.1.6. Đặc điểm phân bố dân cư và lao động 15

2.2. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu tài nguyên và môi trường 15

2.2.1. Hiện trạng cơ sở dữ liệu nền 15

iii

3.2.3. Giải pháp tích hợp các thông tin theo thời gian 30

3.3. Phần mềm ứng dụng 35

3.3.1. Phần mềm TichHop_DBSCL quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở
dữ liệu ĐH-TVCB 35

3.3.1.1. Giải pháp công nghệ 35

3.3.1.2. Chức năng quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu trong một hệ thống thống nhất
theo mô hình cơ sở dữ liệu không gian (GeoDatabase) 35

3.3.1.3. Chức năng quản lý các dạng tư liệu bản đồ 36

3.3.1.4. Chức năng quản lý metadata 39

3.3.2. Phần mềm Phantich_DBSCL truy cập thông tin không gian mở 41

3.3.2.1. Thiết kế hệ thống và lựa chọn công nghệ phần mềm 41

3.3.2.2. Nhóm chức năng chiết xuất dữ liệu 41

3.3.2.3. Nhóm chức năng giải các bài toán về phân tích, xử lý không gian 42

3.3.3. Phần mềm TNMT_DBSCL hỗ trợ quản lý tài nguyên và môi trường của
tỉnh 45

3.3.3.1. Phân hệ quản lý môi trường 45

An Giang 24
v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh An Giang 13
Hình 3.1. Tích hợp các thành phần của cơ sở dữ liệu 28
Hình 3.2. Mô hình chuỗi thời gian 31
Hình 3.3. Mô hình tích hợp thông tin theo chuỗi thời gian 32
Hình 3.4. Bảng thuộc tính theo chuỗi thời gian 33
Hình 3.5. Đối tượng raster theo chuỗi thời gian 34
Hình 3.6. Quản lý cơ sở dữ liệu tích hợp bằng ArcCatalog 36
Hình 3.7. Mô hình vận hành phân hệ quản lý tư liệu bản đồ 38
Hình 3.8. Giao diện của mô đun quản lý tư liệu bản đồ 38
Hình 3.9. Giao diện quản lý thông tin metadata 39
Hình 3.10. Giao diện sửa thông tin metadata cho 1 lớp đối tượng 40
Hình 3.11. Giao diện xuất thông tin metadata dưới dạng XML 40
Hình 3.12. Mô hình phát triển các công cụ trong môi trường ArcMap 41
Hình 3.13. Chiết xuất thông tin theo đơn vị hành chính cấp xã 42
Hình 3.14. Mô hình tìm kiếm vùng dân cư có thể bị ảnh hưởng của ô nhiễm 43
Hình 3.15. Kết quả tìm kiếm vùng dân cư có thể bị ảnh hưởng của ô nhiễm 43
Hình 3.16. Mô hình tìm kiếm hệ thống sông có thể bị ảnh hưởng của nước thải 44
Hình 3.17. Kết quả tìm kiếm hệ thống sông có thể bị ảnh hưởng của nước thải 44
Hình 3.18. Mô hình vận hành phân hệ quản lý môi trường 46
Hình 3.19. Cấu trúc cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát môi trường 50
Hình 3.20. Mô hình cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát môi trường 50
Hình 3.21. Mô hình vận hành phân hệ giám sát môi trường 51
Hình 3.22. Giao diện chính của phân hệ giám sát môi trường 51
Hình 3.23. Giao diện chức năng quản lý bản đồ tích hợp 52
Hình 3.24. Giao diện chức năng cập nhật điểm quan trắc 52

STT

Thuật ngữ Giải thích
1 CTNH Chất thải nguy hại
2 LIS Hệ thống thông tin đất đai
3 GIS Hệ thông tin địa lý
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 TNMT Tài nguyên Môi trường
6 CNTT Công nghệ thông tin
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 ĐH-TV Địa hình thủy văn
9 ĐH-TVCB ĐBSCL Địa hình thủy văn cơ bản đồng bằng sông Cửu Long
10 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài, luận văn
Đất đai là một dạng tài nguyên quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Mỗi quốc gia đều có một định hướng về quản lý, sử dụng đất sao cho hợp lý,
hiệu quả và bền vững nhất. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững là mục tiêu chung của các nước hiện nay.
Trên phạm vi quy mô toàn vùng, năm 2003 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
được Chính phủ phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa
hình - thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bằng sông Cửu Long” là một dự án lớn nhằm xây dựng một hệ thông tin địa lý
(GIS) nền hướng tới quản lý đa mục tiêu phục vụ phát triển bền vững, quản lý tổng
hợp toàn vùng. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng làm nền móng cho tất cả các
dữ liệu chuyên ngành khác phát triển xây dựng trên nền tảng địa hình thủy văn cơ
bản với các thông tin: Địa hình nền cơ bản tỷ lệ 1/5000 theo hệ thống tọa độ quốc

- Nghiên cứu cơ chế, giải pháp để tích hợp dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu ĐH-
TVCB vùng ĐBSCL; hệ thống bản đồ địa chính; hệ thống bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
- Ứng dụng một số công cụ phần mềm khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu đã tích
hợp hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp tỉnh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu, nhu cầu tích
hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và các cơ sở dữ liệu chuyên đề
khác đối với công tác quản lý Nhà nước.
- Thu thập, tài liệu số liệu về hiện trạng cơ sở dữ liệu địa hình, cơ sở dữ liệu
đất đai và tài nguyên môi trường trên địa tỉnh An Giang.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý, khai thác sử dụng và nhu cầu tích hợp hệ
thống cơ sở dữ liệu hiện có của hệ thống quản lý đất đai tại Việt Nam nói chung và tỉnh
An Giang nói riêng.
3

- Đề xuất một số giải pháp về tích hợp tích hợp hệ thống bản đồ địa hình nền
(Từ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản ĐBSCL) và các cơ sở dữ liệu chuyên đề
như đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu tích hợp cơ sở dữ liệu dữ liệu bao
gồm hệ thống bản đồ địa hình nền (Từ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản
ĐBSCL) và các cơ sở dữ liệu chuyên đề như đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước,
môi trường. Ứng dụng một hệ thống công cụ gồm các phân hệ phần mềm khác nhau
để hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
- Sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có của tỉnh An Giang để nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có từ đó đề xuất phương
án tích hợp cơ sở dữ liệu để quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả.
- Phương pháp thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình

lĩnh vực khác nhau nhưng có sự liên quan, gắn bó mật thiết là nhu cầu cần thiết của
công tác quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường của vùng, lãnh
thổ. Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường để phục vụ công tác
quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường là một định hướng lớn
trong công tác hiện đại hóa công tác quản lý tài nguyên và môi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và đã được triển khai trong một số các dự án, chương trình
lớn cấp quốc gia. Tại các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chuyên môn
giúp Ủy ban nhân đân tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài
nguyên môi trường.
Để có thể hỗ trợ tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường và
cần thiết phải xây dựng một hệ thống công cụ phần mềm hỗ trợ công tác quản lý.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường bao gồm hệ thống bản đồ địa hình nền và các
nhóm thông tin chuyên đề về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường, khí
tượng thủy văn .v.v.
1.1. Tổng quan về nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên và môi
trường đối với công tác quản lý nhà nước
- Ngành tài nguyên và môi trường với nhiều lĩnh vực nên lượng thông tin, tài
liệu, dữ liệu rất lớn. Mỗi thông tin, dữ liệu đều luôn biến đổi trong quá trình quản lý
đòi hỏi phải được theo dõi cập nhật một cách có hệ thống. Công việc quản lý nhà
nước yêu cầu phải điều tra cơ bản, đo đạc xác định số liệu, phân tích số liệu làm cơ
sở để tham mưu chỉ đạo điều hành nhiệm vụ ở các ngành, các cấp.
- Nhìn chung, lượng dữ liệu hiện có trong ngành là chưa nhiều, tài liệu chính
và khá đầy đủ chỉ đạt được trong lĩnh vực đất đai. Các lĩnh vực khác như môi
trường, khoáng sản còn rất hạn chế, các số liệu điều tra cơ bản ở các ngành này
đang trong giai đoạn chuẩn bị.
6

- Dữ liệu có được về tài nguyên đất chủ yếu là hệ thống hồ sơ địa chính khu
vực đất phi nông nghiệp. Đây là hệ thống hồ sơ được xây dựng theo phương pháp

việc vận hành hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp sẽ có nhiều thuận lợi.
1.2.2. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và xây dựng
các phần mềm ứng dụng chuyên ngành
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách cho công việc, cũng như giải quyết tạm thời
những thay đổi quy định về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh đã cho thiết kế và triển khai một số phần mềm ứng
dụng tại văn phòng Sở và hệ thống phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện. Nhiều
chương trình phát huy hiệu quả, giải quyết được cấp bách yêu cầu công việc trước
mắt như: In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu giấy mới, quản lý theo
kiểu mỗi thửa mỗi giấy, in cả tên vợ chồng; đo vẽ bản trích đo địa chính, quản lý
công việc tiếp nhận trả kết quả, quản lý văn thư hành chính, quản lý danh mục tài
liệu Tuy nhiên, các chương trình này chỉ mang tính chất tạm thời, không phù hợp
với yêu cầu quản lý mới, chia sẻ thông tin trên mạng, thông tin phải được cập nhật
bởi nhiều cổng với chức trách cụ thể được pháp luật quy định.
- Các dạng thông tin, dữ liệu được lưu trữ bằng file số hoặc tài liệu giấy. Các
phần mềm ứng dụng của ngành đang được khai thác một cách rời rạc, chủ yếu sử
dụng cục bộ. Chưa có sự phối hợp giữa các phần mềm trong quy trình thụ lý các hồ
sơ. Các bộ phận thụ lý hồ sơ sử dụng phần mềm mang tính tự phát. Có nhiều khó
khăn trong việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm.
- Việc xây dựng hệ thống thông tin sẽ thống nhất việc sử dụng các phần mềm
ứng dụng, xây dựng một mô hình nhằm gắn kết, khai thác các phần mềm ứng dụng
hiện có một cách hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp cho người sử dụng khai thác hiệu
quả hơn nữa các phần mềm trong hệ thống và hình thành các khuôn mẫu để có thể
trao đổi dữ liệu giữa bộ phận và các cấp.
1.2.3. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và vấn đề
nhân lực
Nhìn chung trong toàn ngành tài nguyên và môi trường đội ngũ nhân lực vẫn
còn yếu và thiếu. Lạc hậu so với trình độ phát triển chung của công nghệ thông tin.
8


vụ công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội. Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã có những quy định về hồ sơ địa chính số và cơ sở dữ liệu địa chính như:
- Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với
đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thông tư 30/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ
sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Công văn số 1159/QCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Tổng
cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Để việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất chung trên cả nước Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang rất quan tâm, chỉ đạo các tỉnh thường xuyên. Định
hướng đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
trên toàn quốc.
1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước và định hướng nghiên cứu
đề tài, luận văn
1.4.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai, tài nguyên môi trường
(1) Toàn bộ quy trình thực hiện thủ tục hành chính được vận hành có nguyên
tắc và đúng quy định về trình tự thủ tục hành chính. Tuy nhiên, giữa bộ phận thực
hiện, bộ phận thẩm định, bộ phận tiếp nhận sử dụng tư liệu, tài liệu trong tác nghiệp
chuyên môn chưa có tính thống nhất cao nên vẫn còn tồn tại những sai sót và kéo
dài thêm thời gian thực hiện ở từng khâu của công việc.
(2) Thực trạng chung trong hoạt động tham mưu công việc cho lãnh đạo Sở
của các phòng chuyên môn về số liệu, dữ liệu chưa thống nhất giữa các phòng, dữ
liệu chưa được cập nhật thường xuyên.
10

11

lệ 1/5.000, dự án còn xây dựng Mô hình số độ cao (DEM) với độ chính xác cao, hệ
thống bình đồ ảnh phủ trùm.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp tích hợp cơ sở dữ
liệu gồm cơ sở dữ liệu nền địa hình (Cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB vùng ĐBSCL), cơ sở
dữ liệu đất đai, các cơ sở dữ liệu chuyên đề và ứng dụng hệ thống phần mềm bao
gồm nhiều mô đun khác nhau hỗ trợ việc khai thác, xử lý các thông tin tích hợp trên
để phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu hỗ trợ công
tác quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường cũng như tích hợp
thêm các nội dung khác như môi trường, tài nguyên nước… trong một hệ thống
thống nhất.
Một số nội dung quan trọng mà đề tài, luận văn đặt ra nghiên cứu bao gồm:
- Cơ chế, giải pháp để tích hợp dữ liệu của những lớp thông tin khác nhau có
mức độ chi tiết và chính xác cao, có dung lượng dữ liệu rất lớn. Cơ sở dữ liệu ĐH-
TVCB vùng ĐBSCL gồm các lớp thông tin địa hình ở tỷ lệ 1/5.000, mô hình số độ
cao với độ chính xác 0,1 - 0,4 m, các thông tin về mặt cắt sông, khí tượng thủy văn)
thống nhất trên một phạm vi rộng lớn, toàn bộ vùng ĐBSCL. Lớp thông tin cơ bản
của cơ sở dữ liệu đất đai là hệ thống bản đồ địa chính cho phép thể hiện về mặt
không gian đến từng thửa đất. Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất cần tích hợp ở mức chi tiết cấp xã - phường.
- Ứng dụng một số công cụ phần mềm hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài
nguyên và môi trường ở cấp tỉnh.
- Về khía cạnh công nghệ đề tài, luận văn nghiên cứu đưa ra các giải pháp
công nghệ để tích hợp hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS)
và hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System- GIS). Hai công nghệ
này về mặt kỹ thuật là tương tự nhau. Hay nói cách khác Hệ thống thông tin đất đai
(LIS) là một nhánh của áp dụng chuyên sâu của công nghệ hệ thống thông tin địa lý
(GIS) trong lĩnh vực quản lý đất đai.
- Áp dụng các kết quả đã triển khai ở các đề tài nghiên cứu, dự án, công trình

Ủy ban Dân tộc Miền Núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã vùng núi thuộc
2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) là khu vực vùng dân tộc đồng bằng 6
xã (huyện Tri Tôn 1 xã, và huyện An Phú 5 xã). An Giang có 17 xã biên giới thuộc
5 huyện, thị giáp Campuchia; là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh nổi tiếng.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn
có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là
đồng bằng và đồi núi.
2.1.3. Đặc điểm địa chất và kiến tạo
An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía
Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng
của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng
Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.
2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi
vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn
vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có
phần nắng nóng.
2.1.5. Đất đai
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có diện tích đất canh tác lớn
nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó
15

đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp
giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường
khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau tuỳ theo những thay đổi về chất đất,
địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Tuy nhiên có thể phân chia đất đai ở An
Giang thành 3 nhóm chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất đồi núi.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status