Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương - Pdf 26

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
I. KẾT LUẬN 80
II. KIẾN NGHỊ 81
1. Đối với Nhà nước 81
2. Đối với Huyện 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hàng hóa trên cơ sở công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với các yêu cầu, bước đi trong quá trình hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường
lối đổi mới kinh tế đất nước mà các kì đại hội của Đảng đề ra. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng diễn ra chậm và khác biệt giữa các
vùng, là vấn đề có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nước ta trong
những năm tới. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt nước ta vừa là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới (năm 2006) thì các mặt hàng xuất khẩu của ta
càng phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường, sản xuất những mặt hàng
có giá trji kinh tế cao đáp ứng. Các nguồn lợi chỉ được phát huy khi gắn với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí.
Kinh Môn là huyện có ngành nông nghiệp phát triển từ lâu đời và là ngành sản
xuất chủ yếu, là huyện miền núi thuần nông nằm trong vùng được 4 con sông bao
bọc có lợi thế về nước tưới và hàng năm đất đai được phù sa bồi đắp thêm. Huyện
có tiềm năng phát triển nông nghiệp, có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ, ngoài
ra còn có khả năng mở rộng diện tích bằng cách tăng vụ. Hệ thống thủy nông được

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
Đánh giá đúng đắn thực trạng chuyển dịch và tìm ra nguyên nhân.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa kinh tế Kinh Môn hội nhập với kinh tế đất nước.
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
2
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề liên quan đế kinh tế nông
nghiệp gồm cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp theo phương diện ngành, vùng và thành phần kinh tế,
không nghiên cứu theo các phương diện khác.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ngành của huyện
Kinh Môn giai đoạn 2008 - 2010 và một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kinh Môn giai đoạn 2011 -
2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề lấy phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho quá trình nghiên
cứu. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phân tích,
tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, bảng biểu
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí, trước hết phải nhận thức
đựơc vấn đề lí luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
4
Chuyên đề tốt nghiệp
I. Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông
I.1 Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Các khái niệm cơ bản
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu
tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận.
Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội. Tùy
thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng ngành, lĩnh
vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này không thể hoạt
động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và thúc đẩy
nhau cùng phát triển.
Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự phân
công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành
cơ cấu kinh tế.
Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất
phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các
lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ
hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời gian nhất
định”.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của xã hội
và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược phát triển
kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ không thể thay đổi hoàn toàn
nó.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là một tổng thể kinh tế bao gồm các
mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất thuộc lĩnh vực nông
nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
6
Chuyên đề tốt nghiệp
nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, bao
gồm các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp và các mối quan hệ gắn bó hữu cơ
lẫn nhau theo từng tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất
giữa các bộ phận hợp thành đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu kinh tế
giữa các ngành nông-lâm-thủy sản và cơ cấu kinh tế nội bộ của các ngành.Nếu hiểu
theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp và cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành đó.
b. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Từ bản chat của cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể rút ra một số đặc trưng cơ
bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, được hình thành trên cơ
sở phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và sự tác động tích
cực của con người.
Với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, có môt cơ cấu kinh tế cụ thể thích ứng, phụ thuộc vào sự chi phối của những
điền kiện kinh tế xã hội, những điều kiện hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không
tùy thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tự các mối quan hệ kinh tế đã có thế
xác lập những tỷ lệ nhất định mà người ta gọi là cơ cấu.
Vì thế một cơ cấu cụ thể trong nông nghiệp như thế nào và xu hướng của sự
chuyển đổi đó ra sao là phụ thuộc vào sự chi phối của điều kiện tự nhiên xã hội, tác

mới, cơ cấu mới ra đời lại tiếp tục vận động phát triển rồi lại lạc hậu, nó lại được thay
thế bằng cơ cấu mới tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn. Sự vận động và biến đổi là tất
yếu, phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện
tự nhiên và mức độ khai thác cải tạo điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên, phải lợi dụng đựơc tối đa
các yếu tố của điều kiện tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất. Cơ cấu kinh tế
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
8
Chuyên đề tốt nghiệp
nông nghiệp ngày càng lợi dụng được điều kiện tự nhiên và cải tạo điều kiện tự nhiên
có lợi nhất. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ ở trình độ
ngày càng cao thì con người có thể từng bước cải tạo được điều kiện tự nhiên, con
người càng hạn chế được những điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động và phát triển trên địa bàn rộng lớn
Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là được tiến hành trên địa bàn rộng lớn
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi
vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp khác nhau để
phù hợp với địa bàn đó. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển và dịch chuyển rộng
khắp trên các địa hình và địa bàn khác nhau. Vì vậy việc áp dụng các mô hình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện của từng vùng
để phát huy tối đa lợi thế của vùng.
I.2 Nội dung và ý nghĩa của cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí
a. Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành
Đây là nội dung quan trọng diễn ra sớm nhất và đóng vai trò quyết định trong
các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Cơ cấu ngành là nội dung chủ yếu của
chiến lược phát triển các ngành và là hạt nhân của cơ cấu kinh tế. Việc xác lập cơ
cấu ngành hợp lí, thích ứng với từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa cực kì quan
trọng đối với sự phát triển của ngành.

Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội, cơ cấu lãnh thổ có sự vận
động, thay đổi. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng công nghiệp
hóa, tập trung có hiệu quả kinh doanh cao, mở rộng các mối quan hệ với các vùng
chuyên môn hóa khác, gắn cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước. Trong từng
vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng.
Đảng ta đã khẳng định: “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt
để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ lẫn nhau làm cho tất cả các
vùng đều phát triển
Kinh nghiệm cho thấy để hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí cần hướng vào
những khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai, thời
tiết khí hậu tốt và có vị trí địa lí, giao thông quan trọng, gắn các thành phố các khu
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
10
Chuyên đề tốt nghiệp
công nghiệp sôi động, là điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng khác
trong cả nước và với nước ngoài, có khả năng tiếp cận và hòa nhập nhanh chóng
vào thị trường hàng hóa dịch vụ. So với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng có sức ỳ và tính
trì trệ hơn. Do vậy xây dựng vùng chuyên môn hóa nông-lâm-ngư cần được xem
xét cụ thể, cần nghiên cứu kĩ và thận trọng, nếu mắc sai lầm rất khó khắc phục và
chịu tổn thất lớn
Trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương trong quá trình sản xuất hàng
hóa đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên môn hóa ngày
một lớn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của mỗi vùng thường có những đặc trưng rất khác nhau
phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố :
+ Yêu cầu của thị trường tác động đến cơ cấu của vùng
+ Khả năng điều kiện riêng của từng vùng nhằm tìm kiếm những lợi thế trong
sản xuất kinh doanh để thỏa mãn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là sự thể hiện vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các

* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo kỹ thuật
Cũng như cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế trong thời gian dài cơ
cấu kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta mang nặng tính chất cổ truyền, nông nghiệp
truyền thống lạc hậu, phân tán manh mún và có tính bảo thủ, kĩ thuật mang tính cha
chuyền con nối, tự đào tạo và truyền khẩu những kinh nghiệm trong phạm vi từng
gia đình. Vì vậy sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên, cơ cấu kĩ thuật chậm
chuyển biến.
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, sự
phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tác động vào
nông nghiệp làm phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu và trì trệ, làm cho tính truyền thống
giảm mạnh, công nghiệp hòa nhập vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp có sự kết
hợp của kĩ thuật truyền thống đan xen với kĩ thuật tiên tiến, hiện đại. Điều đó làm
cho cơ cấu kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta trong những năm qua chuyển biến
mạnh mẽ.
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
12
Chuyên đề tốt nghiệp
b. Ý nghĩa của việc xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí
Góp phần sử dụng hợp lý các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Xây dựng
một cơ cấu kinh tế hợp lý chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
kinh tế của cả nước, mà còn có ý nghĩa đối với sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao
động xã hội, trong đó có lao động nông nghiệp. Trong điều kiện nước ta, lao động
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, thì việc sử dụng đầy đủ và hợp lí nguồn lao động
nông nghiệp càng phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển
các ngành kinh tế quốc dân khác để hình thành cơ cấu phân công lao động mới
nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp lí. Mở rộng và phát triển mạnh các ngành kinh tế
quốc dân: công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thương mại và dịch
vụ… là để mở rộng địa bàn sản xuất, thu hút mọi người có khả năng lao động trong
nông nghiệp với những tư liệu sản xuất cần thiết bảo đảm cho lao động nông nghiệp
ngày càng có hiệu quả hơn. Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp và các

b. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghịêp vẫn là nguồn việc làm và thu nhập chính của cư dân nông thôn.
Cho nên trong nhiều năm nền kinh tế nông nghiệp đã chi phối các hoạt động sản
xuất đời sống văn hoá xã hội của nhân dân trong huyện. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp trải rộng trên toàn bộ diện tích của huyện. Lao động trong nông-lâm-thuỷ
sản chiếm 73,83% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện ( năm
2005). Trong cơ cấu thu nhập 78% số hộ có thu nhập chính từ nông-lâm-thuỷ sản
chỉ có 21,5% số hộ có thu nhập chính từ công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ
và các nguồn thu khác ( năm 2002). Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực
phẩm cho cư dân của huyện và các hầu hết các tỉnh phía Bắc. Vì thế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội
nước ta trong những năm tới. Các nguồn lợi chỉ được phát huy khi gắn với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, tạo điều kiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nông
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
14
Chuyên đề tốt nghiệp
sản, là phương thức để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta, tăng thu
nhập quốc dân. Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở việc tiêu
thụ những sản phẩm thô mà hướng vào tiêu dùng những sản phẩm có hàm lượng
chất lượng cao và chỉ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá mới đáp ứng nhu cầu đó. Mặt khác với nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân hiện nay về nông sản thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải cải
thiện đời sống nhân dân và ổn định chính trị xã hội. Trong nền kinh tế thị trường thì
thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó ảnh
hưởng quyết định đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trong khi xã hội không ngừng phát triển nhu cầu
của con người về nông sản cũng theo đó mà không ngừng tăng lên về số lượng, chất
lượng và chủng loại, điều đó chính là đòi hỏi thị trường mà sản xuất đáp ứng. Để

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm tăng trưởng nông nghiệp cao liên
tục , tạo sự bình ổn về mặt chính trị xã hội đảm bảo an ninh lương thực cho tòan xã
hội, tòan tỉnh. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước sự tăng
trưởng của nông nghiệp như một tấm đệm che đỡ những biến động tạo thăng bằng
cho nền kinh tế. Chuyển dịch tạo ra sự bình ổn về mặt chính trị xã hội đảm bảo an
ninh lương thực cho toàn xã hội từ tự cung, tự cấp và trong nhiều giai đoạn còn
thiếu về mặt số lượng đã ít nhiều gây ra sự mất ổn về mặt chính trị nhờ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà vấn đề đó được giải quyết kịp thời và tạo bước
chuyển căn bản trong kinh tế nông nghiệp. Khi có tiềm lực mạnh về kinh tế chúng
ta có điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở những vùng sâu vùng xa. Chính trị ổn
định là điều kiện quan trọng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành
phần kinh tế thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài và những kinh nghiệm quản lí
tiên tiến vào phát triển nông nghiệp. Chuyển dịch vừa là động lực vừa là mục tiêu
của sự phát triển, tạo sự bình ổn về chính trị theo tư tưởng hoà nhập nhưng không
hoà tan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo một nền sản xuất chuyên môn
hóa, thâm canh tiên tiến. Bởi vì trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp các địa phương đã chú ý khai thác các lợi thế so sánh của địa phương mình
để phát triển sản xuất hàng hoá cho nên mỗi vùng mỗi địa phương đã tạo ra các
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
16
Chuyên đề tốt nghiệp
vùng sản xuất cây trồng vật nuôi đặc thù phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu và
điều kiện sản xuất ở những nơi đó theo hướng tập trung chuyên môn hoá và sản
xuất hàng hoá cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú. Kết quả của việc
tập trung chuyên môn hoá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
đã dẫn đến sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành nghề sản xuất ở
nông thôn. Do đó đã tạo ra một dây truyền sản xuất chặt chẽ không thể tách rời
nhau. Nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất giá trị sản phẩm tạo ra trên 1 đơn vị diện
tích tăng nhanh, chuyển dịch cơ cấu thành công khi hàng hóa có khả năng cạnh

+ Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi tương ứng với ngành trồng trọt. Phát triển đa
dạng các ngành trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực nhưng vẫn đảm
bảo an ninh lương thực cho tỉnh và đất nước bằng nhiều biện pháp tăng năng suất
sản lượng như thâm canh, khai hoang tăng vụ đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới
vào sản xuất. Tăng tỷ trọng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, khả năng cạnh
tranh và xuất khẩu mở rộng sản xuất cây trồng thay thế nhập khẩu. Trong ngành
chăn nuôi phải đa dạng hoá coi trọng phát triển đàn gia súc nhằm cung cấp thịt sữa
cho toàn nền kinh tế.
+ Phát triển nhanh ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến
nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản, khai thác lợi thế của từng vùng .
Khai thác sử dụng hiệu quả mặt nước, kể cả chuyển một phần diện tích đất sản xuất
nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh nuôi ở biển ,
nuôi nước lợ, nước ngọt tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai
thác.
+ Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, khai thác, chế biến.
Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ góp phần giữ vững cân bằng
sinh thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
III.1Nhóm nhân tố về tự nhiên (vị trí địa lí, điều kiện đất đai, nguồn
nước, nguồn khoáng sản…)
Các nguồn lực tự nhiên có tác động quan trọng tới sự hình thành, vận động và
sự biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp không giống nhau. Trong các nội dung
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
18
Chuyên đề tốt nghiệp
của cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cơ cấu ngành, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của các nguồn lực tự nhiên còn cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu kĩ thuật ảnh
hưởng ít hơn. Các nhân tố đất đai, thời tiết khí hậu, vị trí địa lí, có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển của các

đáp ứng sự đòi hỏi về điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn
đầu tư. Nguồn vốn đầu tư để hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
bao gồm: nguồn vốn tự có của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, nguồn vốn
ngân sách, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước
ngòai. Các nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới sự hình thành và phát
triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, ảnh hưởng tới việc
nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ trong nông nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới sự
hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí, phù hợp để khai thác
tốt các nguồn lực của khu vực kinh tế nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng phát triển đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho dân cư.Cơ sở hạ tầng nông thôn ảnh hưởng trực tiếp tới sự
hình thành và phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế, là một trong những nhân tố
ảnh hưởng có vai trò quyết định tới sự hình thành, vận động biến đổi của cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
Yếu tố khoa học kĩ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng. Vai trò của khoa học kĩ thuật thể hiện ở việc góp
phần quyết định để hình thành các phương thức sản xuất nhằm khai thác và sử dụng
hợp lí, hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội. Đồng thời sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật cũng làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất.
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng góp phần quan trọng vào việc
nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ của các ngành sản xuất, làm cho tỷ trọng của
kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong cơ cấu kĩ thuật của nông nghiệp ngày càng cao.
b. Nhóm nhân tố về xã hội
Quan trọng là nguồn lực lao động, nhân tố con người có ý nghĩa quan trọng và
quyết định trong việc hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
20
Chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề tốt nghiệp
sản xuất và đem ra thị trường trao đổi những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem
lại lợi nhuận thỏa đáng. Như vậy thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà giá cả
hàng hóa sẽ là nhân tố thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất.
Nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng thì cơ cấu kinh tế nông
nghiệp càng đa dạng và phong phú hơn. Nền kinh tế thị trường chỉ chấp nhận những
cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời khai thác tốt tiềm năng của vùng
địa phương. Mặt khác các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng thì người sản xuất
càng đi vào chuyên môn hóa và tự lựa chọn thị trường có lợi nhất để tham gia. Do
vậy các quan hệ thị trường góp phần hết sức quan trọng vào việc thúc đẩy sự phân
công lao động trong nông nghiệp, một cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế nông
nghiệp mới. Bằng cách đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành khách quan
theo tiếng gọi của thị trường. Chính vì vậy trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu thị
trường là nhân tố quyết định sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
III.4Nhân tố khách quan (sự tác động của khu công nghiệp đô thị, sự tác động
của nhân tố quốc tế)
+ Sự phát triển của khu công nghiệ và đô thị là nhân tố quan trọng ảnh hướng
tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sau khi phát triển các khu công nghiệp đô thị sẽ làm
tăng nhu cầu và làm nảy sinh những nhu cầu mới về các loại sản phẩm kéo theo sự
phân bố lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm. Sự phát triển của khu
công nghiệp và đô thị tạo ra khả năng cung cấp kĩ thuật công nghệ ngày càng tiên
tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực kinh tế nông
nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nhanh hơn, hòan thiện hơn.
+ Sự tác động của nhân tố ngoài nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của mỗi nước vì hầu hết các quốc
gia đều thực hiện chiến lược kinh tế mở. Khi các quốc gia thực hiện chiến lược kinh
tế mở thì việc mở rộng quan hệ kinh tế mở đối ngoại với các nước có ý nghĩa quan
trọng không chỉ với việc phát triển kinh tế mà cả với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

tế trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu về các quy luật của thị trường. Phát huy những
tác động tích cực hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm tạo cho nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển với tốc độ cao. Để đạt đựơc mục tiêu trên, một trong những
SV: Đào Thị Phương MSV: CQ502102
23


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status