SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh vào giảng dạy một số bài học trong chương trình địa lý bậc THPT - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÂY HỨNG
THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀO GIẢNG
DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ BẬC
THPT"
1
PHẦN MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chính sách mở cửa
và nền kinh tế thị trường đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của
cuộc sống, trong đó có giáo dục.
Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo
chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội, chính vì lẽ đó trong hệ thống
giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được nhu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội
nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó, trong đó có môn
Địa lí.
Mặt khác, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động vào ý thức
của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính
sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức. Vì thế trong quá trình dạy học có nhiều giáo
viên không tiếp cận, không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép,
thuyết trình) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Địa lí.
Việc tìm ra các phương pháp dạy học gây hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh là rất cần thiết đối với môn Địa lí trong điều kiện giáo dục hiện nay. Nhưng
để áp dụng thành công các phương pháp này đòi hỏi cả người dạy và người học phải có
một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện phương pháp.
Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí trung học phổ thông
và tình hình thực tế của trường THPT Bá Thước, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng
trong nhiều năm đã cho thấy tính tích cực và hiệu quả trong quá trình “sử dụng một số
phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh ở môt số bài

I. 2. Quan niệm tích cực.
Là hoạt động của cá nhân tự chiếm lĩnh tri thức, tự hoạt động trong nhận thức nhằm phát
triển tư duy sáng tạo của bản thân( tích cực là sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành một
nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất). Có ba mức độ tích cực: Bắt chước, tìm tòi và sáng tạo.
3
- Hướng dẫn
- Tổ chức
- Điều khiển
kkkekkkkkk
Khái niệm mối
liên hệ quy
luật…
K
T
H
S
GV
MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐỊA LÝ HƯỚNG TẬP TRUNG VÀO HỌC SINH
I. 3. Dạy học gây hứng thứ-phát huy tính tích cực cho học sinh.
Dạy học gây hứng thú- phát huy tính tích của học sinh là giáo viên áp dụng những
phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hưng phấn, thích thú, tính tự giác năng động
của học sinh, qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy của mình
- Học sinh hoạt động dựa trên việc tổ chức của giáo viên (đặt câu hỏi, yêu cầu nhận
vai….học sinh quan sát thông qua thầy, bạn, nghe và hoài nghi, suy nghĩ, có thái độ, quan
điểm riêng, cùng trao đổi, tìm kiếm kiến thức từ các nguồn)
- Dạy học thế nào để học sinh làm nhiều, giáo viên làm ít.
* Công việc thiết kế bài giảng theo hướng tích cực.
- Đòi hỏi phải có sự đầu tư trí tuệ, thời gian của giáo viên.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng của mình dạy.
- Giáo viên phải có trình độ nhất định khi áp dụng phương pháp

được kiến thức qua hoạt động độc lập, rèn luyện kĩ năng địa lí, làm quên với phương
pháp tự học, tự nghiên cứu.
I. 4. 2. Dạy học theo nhóm:
Là hình thức đề cao vai trò sự hợp tác của hoạt động tập thể và đề cao vai trò của cá
nhân trong tập thể.
Qua dạy học nhóm giúp các em rèn luyện kĩ năng biết lắng nghe, biết thể hiện để lựa
chọn, tiếp nhận hiểu biết của người khác, biết trình bày hiểu biết của mình cho người
khác nghe bằng nhiều hình thức, tập dượt công tác tổ chức điều khiển, tập ghi chép chọn
lọc, thống kê và sử lí thông tin.
Dạy học theo nhóm gồm 4 bước sau:
- Chia nhóm.
5
- Giao nhiệm vụ cho nhóm, điều khiển và gợi ý học sinh làm bài.
- Học sinh báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Giáo viên bổ xung, kết luận ý đúng, nhận xét đánh giá.
* Các hình thức dạy học theo nhóm:
+ Thảo luận về một vấn đề học tập.
+ Tìm hiểu, điều tra một vấn đề thực tế hay trao đổi xung quanh một đề tài.
+ Đóng vai để thể hiện và truyền tải nội dung của đối tượng thông qua xây dựng cốt
truyện.
+ Ôn tập tổng kết kiến thức, sau một chương hay một phần chương trình.
+ Thực hiện một bài tập, nhiệm vụ học tập với bản đồ, bảng số liệu hay khảo sát một số
vấn đề thực tế.
+ Tổng kết một hoạt động.
+ Xây dựng kế hoạch phương án hoạt động.
I. 4. 3. Dạy học theo lớp:
Là hình thức cơ bản, phổ biến từ trước song phù hợp với kiểu dạy học đề cao vai trò của
giáo viên, tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức đã được chuẩn bị sẵn bằng các phương
tiện dạy học, bằng các bài tập thực hành.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÂY HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH

Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí và vị trí chỗ ngồi.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để tất cả các học sinh trong lớp đều hiểu, trong
quá trình thảo luận yêu cầu các thành viên trong nhóm tập trung thảo luận đóng góp ý
kiến sôi nổi có ghi chép cẩn thận và có tổng hợp ý kiến.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
Học sinh trao đổi bàn bạc, phân tích vấn đề không tranh cãi.
Giáo viên quan sát các nhóm, theo dõi, uốn nắn lệch lạc và điều chỉnh đúng hướng chú ý
phát hiện các điểm đã thống nhất và các điểm còn tranh luận chưa đưa đến kết quả của
từng nhóm.
Giáo viên không giải đáp các thắc mắc ngay mà hướng cho học sinh hướng đi và nguồn
huy động kiến thức (số liệu, tư liệu) cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
7
Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu ý kiến khác với kết quả thảo luận của
nhóm bạn (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn.
Giáo viên tổng kết làm rõ các nội dung, nhận thức và uốn nắn những sai sót, sửa chữa
những lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá
trình thảo luận.
- Thảo luận theo nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
Chia lớp thành các nhóm học sinh, mỗi nhóm khoảng 5 người, mỗi người được đánh số
thứ tự từ 1 đến 5, các nhóm này được gọi là nhóm xuất phát.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Mỗi học sinh trong nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn mỗi người được giao đọc
và nghiên cứu một phần trong nội dung bài và suy nghĩ cách trả lời.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
Những người có số giống nhau trong các nhóm khác nhau tìm đến nhau thành lập một
nhóm mới. Các nhóm này gọi là nhóm chuyên sâu, cùng trao đổi, thảo luận một nhiêm vụ

- Đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan khác nhau.
- Cần nhiều thời gian thảo luận.
- Giáo viên phải có kiến thức vững chắc chuyên sâu về vấn đề cần thảo luận.
II. 1. 6. Khả năng kết hợp với các phương pháp khác:
Có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như:
- Thuyết trình, minh hoạ.
- Nêu vấn đề.
- Điều tra.
II. 2. Phương pháp đặt vấn đề (Tranh luận).
II. 2. 1. Khái niệm:
- Phương pháp đặt vấn đề là một phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích
cực của học sinh trong đó các vấn đề được đặt ra thường nảy sinh từ một đến hai chiều
hướng tư duy đối lập nhau của cùng một vấn đề, một sự vật hiện tượng đang tồn tại, đòi
hỏi phải có những dẫn chứng, những kiến thức đúng đắn nhằm lí luận và đi đến giải
quyết vấn đề đó.
9
- Phương pháp đặt vấn đề cũng là một dạng của phương pháp hợp tác. Các thành viên
trong một nhóm có cùng chung quan điểm và nhận định về vấn đề đặt ra và cùng nhau
suy nghĩ, tư duy để tìm ra những luận chứng đúng đắn dựa trên sự lập luận để nhằm bảo
vệ quan điểm của mình, cũng như đi đến thuyết phục nhóm đối lập.
II. 2. 2. Đặc điểm:
Phương pháp đặt vấn đề thường được sử dụng nhằm mục đích giải quyết một vấn đề
thông qua sự tranh luận của các nhóm, các nhóm từ đó nhằm làm kích động mạnh đến tư
duy của học sinh, buộc học sinh phải dùng tư duy và trí tuệ của mình để tìm cơ sở bảo vệ
cho quan điểm của mình.
- Phương pháp đặt vấn đề thường được thiết kế theo dạng câu hỏi giả định (có hay
không) kích thích tư duy với nhiều trạng thái nhận thức khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm
nảy sinh mâu thuẫn đối lập giữa hai trường phái “có” và “không” từ đó đòi hỏi phải đi
giải quyết mâu thuẫn đó để thoả mãn sự nhận thức vấn đề.
- Phương pháp đặt vấn đề cũng có thể diễn ra ở ngoài lớp học, ở những buổi học nhóm,

- Câu hỏi trong phương pháp đặt vấn đề đưa ra phải hàm chứa các nhận định mang
chiều hướng trái ngược nhau, từ đó hình thành nên hai trường phái có quan điểm và nhận
định khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trước đó.
Bước 3: Kích thích và điều khiển học sinh giải quyết vấn đề:
- Khi câu hỏi được đặt ra, giáo viên phải là người đóng vai trò khởi sướng để kích thích
tư duy của học sinh và khuyến khích học sinh nhận định vấn đề và bảo vệ quan điểm của
vấn đề mà mình vừa nhận định.
- Lúc này lớp học sẽ tự động chia ra thành hai nhóm đối lập nhau về quan điểm nhìn
nhận vấn đề, giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài ở giữa để điều khiển sự tranh luận
của các bên thông qua những ý kiến lập luận nhằm chứng minh và bảo vệ cho quan điểm
của nhóm mình.
- Khi điểu hành tranh luận giáo viên cần lưu ý tránh tình trạng tranh luận dẫn đến cãi
nhau…
Bước 4: Kết thúc tranh luận, tổng kết vấn đề:
- Nếu cuộc tranh luận ngã ngũ và tự kết thúc được theo chiều hướng đúng về mặt kiến
thức thì tốt, còn nều cuộc tranh luận không ngã ngũ hoặc không kết thúc được thì tuỳ
thuộc vào thời gian, tuỳ thuộc vào tính chất và tình hình thực tế của cuộc tranh luận mà
giáo viên tự quyết định kết thúc tranh luận sau đó phân tích vấn đề và kết luận xem bên
nào nhận định đúng và đưa ra được nhiều những bằng chứng, những kiến thức để bảo vệ
cho quan điểm của mình. Thông qua đó giáo viên kết luận lại bản chất của vấn đề một lần
nữa để học sinh nắm bản chất của vấn đề.
- Đặt vấn đề theo từng nhóm.
* Các bước tiến hành:
11
- Tuân thủ theo 4 bước như đặt vấn đề cho toàn lớp nhưng ở hình thức này mỗi nhóm
được đặt riêng một vấn đề để nhận định và trình bày quan điểm của nhóm để cùng giải
quyết.
II. 3. Phương pháp đóng vai.
II. 3. 1. Khái niệm:
Đóng vai là phương pháp, trong đó HS đóng các vai khác nhau thể hiện các sự vật, hiện

và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển chung của nền giáo dục,
cũng như sự phát triển tư duy của học sinh nên tạo cho học sinh sự nhàm chán khi học bộ
môn.
Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học để tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất
cần thiết trong thời điểm hiện nay.
CHƯƠNG III
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÂY HỨNG THÚ, PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀO GIẢNG DẠY Ở MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
I. Phương pháp thảo luận:
I. 1. Chương trình địa lí lớp 12.
Bài 18: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiết 2)
Tổ chức thảo luận nhóm (cả lớp chia thành hai nhóm) mục 1:
* Kiến thức cơ bản:
- Điều kiện phát triển lương thực thực phẩm của đồng bằng sông Hồng.
- Điều kiện phát triển: Điều kiện tự nhiên: Đất
Khí hậu
Tài nguyên nước.
Sinh vật.

Điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư-lao động-t.trường.
Chính sách phát triển.
Trình độ thâm canh.
Cơ sở VCKT.
* Giáo viên chuẩn bị:
13
- Bản đồ tự nhiêu, kinh tế, bảng số liệu, tranh ảnh, lược đồ phóng to (SGK) phiếu học
tập
PHIẾU HỌC TẬP
1Điều kiện phát triển

…………
…………………………………
…………………………………
……………
+
…………………………………
…………………………………
…………
…………………………………
…………………………………
……………
+
…………………………………
…………………………………
…………
…………………………………
…………………………………
……………
+
…………………………………
…………………………………
…………
…………………………………
14
………………………………………
………………………………………
……
…………………………………
……………
* Tổ chức thảo luận trên lớp:

- Khí hậu.
- Sông ngòi.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Giá trị kinh tế của tự nhiên hai miền.
* Giáo viên chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên, lược đồ tự nhiên, lát cắt Đông – Tây phóng to.
- Phiếu học tập, bảng số liệu thống kê (Khoáng sản, chiều dài của sông….)
PHIẾU HỌC TẬP
2. Điều kiện tự nhiên:
a. Thiên nhiên đa dạng nhưng có sự khác nhau giữa hai miền Đông Tây
Đ²
Miền
Miền Đông Miền Tây
Vị trí ………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………

………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
Sông ngòi ………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
………………………………
………………………………
…………
Tài nguyên
KS
………………………………
………………………………

Bên tay trái của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Tây.
Mỗi nhóm nhỏ cử cho thầy một nhóm trưởng và một thư kí nhóm, mỗi bàn hợp thành
một nhóm.
Bước 2: Giao nhiệm vụ:
Chia nhóm thảo luận: Chia lớp thành hai nhóm lớn tiến hành phát phiếu học tập:
Nhóm 1: (Bên tay phải) của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Đông, trong đó:
+ Bàn 1: - Xác định vị trí.
+ Bàn 2: - Địa hình.
+ Bàn 3: - Khí hậu.
+ Bàn 4: - Sông ngòi.
+ Bàn 5: - Tài nguyên khoáng sản.
Sau khi thảo luận xong, các tổ tiến hành đánh giá giá trị tự nhiên của Miền Đông về giá
trị kinh tế củ tự nhiên hai miền.
Nhóm 2: (Bên tay trái) của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Tây (Tương tự như
những nội dung của nhóm 1).
18
Thời gian thảo luận là 5 phút.
Tiến hành thảo luận theo nhóm, 1 bàn hợp thành một nhóm nhỏ.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
- Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình thảo luận.
- Hướng dẫn sai lệch trong quá trình thảo luận.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ
xung.
- Giáo viên tổng kết và giải thích, minh hoạ kiến thức thông qua sơ đồ kiến thức:
- Kết hợp hệ thống các câu hỏi gắn với từng nội dung cụ thể.
Lưu ý: giáo viên phân tích và chốt từng nội dung một sau khi học sinh trình bày xong.
Kết quả thảo luận:
Đ²
Miền

ngòi
-Dày đặc chảy trên địa hình tương
đối bằng phẳng có giá trị lớn cho
ph¸t triĨn nông nghiệp, giao thông.
Nơi bắt nguồn của nhiều con
sông dốc, chảy về phía đông
có giá trị thuỷ điện
Tài
nguyên
KS
- Tài nguyên phong phú: Than, sắt,
khí đốt… đã khai thác nhiều.
Tài nguyên phong phú đang ở
dạng tiềm năng. Dầu mỏ, khí
đốt, than
Đánh
giá
chung
- Là miền có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, địa hình bằng phẳng, khí
hâu ôn hoà, sông ngòi dày đặc có
giá trị KT cao, dân cư phân bố dày
đặc là trung t©m kinh tÕ - chính trị
lớn.
Là miền có điều kiện tự nhiên
khó kăn, địa hình núi cao hiểm
trở, khí hậu khắc ngiệt, sông
ngòi dốc, tài nguyên phong
phú nhưng ở dạng tiềm năng.
dân cư phân bố thưa thớt

- Cấu trúc các điểm dân cư (thay đổi như thế nào?)
- Các biểu hiện khác:
4. Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ có những ảnh hưởng như thế nào
đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

+ Treo sản phẩm của các nhóm lên bảng, đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh toàn lớp so sánh, phân tích và xác nhận kết
quả đúng.
II. Phương pháp đặt vấn đề: (tranh luận).
II. 1. Sử dụng phương pháp tranh luận vào soạn giảng bài 10 : Trung Quốc - tiết
2: Kinh tế.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc với nhiều tiến bộ
xong còn phải tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.
- Phương pháp: Tranh luận.
* Hoạt động 1: Đặt câu hỏi có vấn đề cho toàn lớp:
21
Trung Quốc là một trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có nhiều tiến bộ trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong giai đoạn: nền kinh tế đã đạt được những
thành tựu lớn trên nhiều lĩnh vực. Vậy trong quá trình phát triển kinh tế của mình Trung
Quốc có cần tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nữa hay không? Vì sao.
* Hoạt động 2: Kích thích tư duy của học sinh toàn lớp để các em có những quan điểm
nhận thức trái ngược nhau.
- Những em có cùng quan điểm sẽ tập trung thành một nhóm, toàn lớp hình thành hai
nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm những em có quan điểm nhận thức là “cần tiếp tục”.
+ Nhóm 2: Gồm những em đồng quan điểm là “không cần tiếp tục”.
- Giáo viên là người trung gian làm trọng tài dẫn dắt, điều khiển hai nhóm tranh luân:
đưa ra những bằng chứng lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.
* Hoạt động 3: diễn biến của tranh luận:
Nhóm 2: Không cần phải tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nữa vì:

mặt, đặc biệt là ở chất lượng phát triển kinh tế như phần bảo vệ của nhóm 1. Vì vậy nên
trong quá trình phát triển kinh tế của mình Trung Quốc vẫn tiếp tục phải thực hiện chính
sách phát triển kinh tế.
II. 2. Sử dụng phương pháp tranh luận dạy mục III.2 (Tình hình trồng rừng), bài
ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT (Địa 10, Ban KHTN):
- Giáo viên đặt câu hỏi: Để làm giàu vốn rừng nước ta, hiện nay cần có những biện
pháp gì?
- Học sinh (nhiều ý kiến khác nhau): bảo vệ rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, trồng
rừng.
- Giáo viên (tiếp): Em nào ủng hộ biện pháp bảo vệ rừng (đưa tay), ủng hộ biện pháp sử
dụng hợp lí tài nguyên rừng (đưa tay), ủng hộ biện pháp trồng rừng (đưa tay). sau đó,
giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh có cùng chung ý kiến trao đổi với nhau và trình
bày cho toàn lớp nghe quan điểm của mình: "Tại sao em chọn biện pháp bảo vệ rừng?",
"Tại sao em chọn biện pháp trồng rừng?",
- Trên cơ sở ý kiến của các "nhóm", giáo viên đi đến khẳng định biện pháp trồng rừng.
Việc lí giải của giáo viên về biện pháp trồng rừng cần lưu ý kết hợp với tổng kết lại các ý
kiến đúng của học sinh.
II. 3. Sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học bài: "ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG - VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM" (Địa 12). Nội dung: Định
hướng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm của ĐBSCL
23
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được việc khai thác hay tăng diện tích trồng trọt, mặc dù góp
phần vào tăng sản lượng lương thực, nhưng cũng cần quan tâm đến việc bảo tồn một phần
nhất định của môi trường sinh thái, vì lợi ích nhiều mặt của đời sống con người.
- Chuẩn bị: Một số thông tin về tăng diện tích canh tác ở ĐBSCL và tư liệu về vùng
Đồng Tháp Mười.
- Hoạt động:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Hiện nay trong việc khai thác các diện tích còn hoang hóa ở
ĐBSCL, liên quan đến vùng Đồng Tháp Mười, có ý kiến trái nhau:
Một bên (A) cho rằng: Cần phải khai hoang hết diện tích Đồng Tháp Mười đưa vào sản

Cảnh cuộc sống
vất vả với miếng
cơm, manh áo
Con cái nheo
nhóc, ốm đau liên
miên.
Cuộc sống gia
đình luôn có
những cuộc sung
đột vì miếng cơm,
manh áo.
Người chồng chán
nản rượu chè về
nhà đổ lỗi của sự
nghèo đói lên đầu
vợ con.
Vì cố gắng để có một cậu con trai
nối dõi nên vợ chồng đã 4 lần
sinh nở mà vẫn chưa được toại
nguyện.
Con cái không có điều kiện chăm
sóc, đứa thứ nhất và đứa thứ hai
mới học cấp 2 đã phải nghỉ học ở
nhà giữ em và làm việc như
những lao động thực thụ.
Hai đứa trẻ tâm sự với bạn về mơ
ước được đến trường đi học
Hàng xóm đến khuyên không nên
sinh thêm nữa, để chăm sóc con
cái cho tốt, nhưng anh chồng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status