Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đại trà đối với học sinh tiểu học - Pdf 26

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học đại trà đối với học sinh tiểu học
Tác giả: PhạmThị Bích Lựu
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, chương trình năm 2000 là chương trình mở, điều đó
cho phép người dạy linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương
pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng phù hợp
với trình độ, khả năng, sở trường của học sinh (HS) và giúp các em phát triển
toàn diện.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc thay
sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT đã chủ trương chuyển dần Tiểu học sang học 2
buổi/ngày.
Ở buổi 2, giáo viên (GV) có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân
hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, có điều kiện tốt nhất
để phát triển năng lực tư duy cho HS khá giỏi. Ngoài ra, ở buổi 2, ta có thể tạo
những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Lâu nay, trong dạy học GV đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung,
hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá,… cho phù hợp với đối
tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (GD). Song hầu như GV đã giành hết

buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm
nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có
trong SGK, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học. Vậy là trong dạy
học buổi 2 GV chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng HS.
- Thời gian giành cho việc soạn bài của GV Tiểu học bị hạn chế. Ở dạy
học buổi 2 không có những thiết kế bài soạn sẵn cho từng tiết cho giáo viên
tham khảo nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các
đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải
thực sự dày công. Trong khi đó, cường độ lao động của giáo viên Tiểu học cao,
thời gian hạn chế (giáo viên đi dạy có thể đến 8 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên
môn, hoạt động công tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, phụ đạo học sinh
yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, ). Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên
cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế.
- Trong những năm gần đây, đặc biệt là 2 năm học 2007-2008, 2008-2009
ngành Giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao về vấn đề tự chủ trong dạy học. GV
đã linh hoạt, chủ động chọn nội dung, thời lượng, phương pháp. Thế nhưng
không tránh khỏi một số buổi 2, các tiết tự chọn, năng khiếu được cơ cấu cứng
nên việc điều chỉnh thời lượng một số tiết không thực hiện được.
- Có giáo viên không dạy buổi 1 ở lớp đó nên học sinh nào nắm kiến thức
kỹ năng nào ở mức độ nào, buổi 2 cần rèn cho em đó đến đâu là chưa thực sự sát
bằng giáo viên chủ nhiệm.
- Và rất tiếc, có những GV rất tâm huyết với nghề, rất yêu trẻ nhưng chưa
thực sự gần gũi, thân thiện, chưa biết thuyết phục trẻ bằng tình cảm, chưa tạo
niềm tin và chưa gây hứng thú cũng như nhu cầu học cho trẻ, nhất là HS yếu. Đó
là những GV có năng lực sư phạm chưa cao, không có khả năng tổ chức các
hoạt động sôi nổi khi lên lớp nên HS chán học.
b.Về học sinh:
- Lớp nào cũng có đủ các loại đối tượng HS như (giỏi, khá, trung bình,
yếu, khuyết tật, cá biệt) nên khi thiết kế bài dạy, lên lớp gặp nhiều khó khăn.
- Còn một bộ phận HS yếu, gia đình không quan tâm. Những học sinh

hướng của các em, là nhân tố quyết định đối với chất lượng GD của mỗi lớp
tiểu học, của từng HS tiểu học. Hiểu điều đó để GV định hướng cho mình trong
công tác chuẩn bị.
* GIẢI PHÁP 2: Dạy đến từng đối tượng HS, dạy theo nhu cầu người
học một cách hợp lý
- Khi mọi đối tượng HS đều được học, mỗi một học sinh được giao từng
công việc cụ thể phù hợp với năng lực, sở trường thì các em sẽ hăng hái thực
hiện, không khí lớp học sôi nổi. Muốn đạt được mục tiêu này giáo viên phải:
a. Tìm hiểu, nắm bắt, phân loại đối tượng HS:
Đây là việc làm rất quan trọng, bởi lẽ khi phân loại được HS của lớp, giáo
viên đó hình dung ra nhóm học sinh nào cần gì để giáo viên có kế hoạch. Bởi
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
thế, ngay từ đầu năm, tôi cho học sinh chơi một trò chơi để giáo viên tìm hiểu về
lý lịch, nhu cầu, năng lực, uy tín HS:
- Tôi tiến hành yêu cầu HS ghi nhanh lý lịch đơn giản (tên, ngày tháng
năm sinh, con ông, bà, chỗ ở, sở thích, và 5 người bạn mà em quý nhất) ra giấy
nháp, GV thu để tìm hiểu HS.
- Qua nhiều kênh thông tin như thể hiện năng lực học tập của HS, qua
giao tiếp, qua GV chủ nhiệm cũ, qua gia đình và qua khảo sát đầu năm, tôi phân
loại HS, Ở môn Toán, trong 16 em loại giỏi có 3 em thực sự thông minh, tư
duy nhanh, ham tìm hiểu dạng toán lạ, có năng khiếu Toán .Trong 6 em trung
bình có 2 em tuy đạt ngưỡng trung bình nhưng nắm kiến thức chưa thực sự vững
chắc có nguy cơ yếu . . Như vậy làm thế nào để phụ đạo được 5 em tiếp thu bài
chậm và làm sao cho 16 em HS giỏi không lãng phí thời gian. Làm sao cho 3 em
thông minh “được học”? Đây là vấn đề tôi phải trăn trở ngay khi soạn từng trang
giáo án.
b. Chọn nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS:
Song song với việc nắm bắt, phân loại học sinh, giáo viên phải quan tâm
đến chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của từng bài, từng phần trong từng tiết học

- Củng cố về nhân, chia trong phạm vi 6.
* Học sinh khá, giỏi:
Ngoài những mục tiêu như HSTB, HS yếu còn yêu cầu cao hơn : Vận
dụng kiến thức về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số để giải toán dạng
“Tìm 1 phần mấy của 1 số mà số đó chưa tường minh” và làm cơ sở chuẩn bị
cho việc học “Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
II. Chuẩn bị:
* Học sinh:
- Bảng con: 33 cái, phấn, giẻ lau bảng; xếp chỗ ngồi theo nhóm đối tượng.
* Giáo viên:
- Bảng phụ: 3 cái (viết bài 2 và bài 3) và kẻ hình của trò chơi ở HĐ 3.
III. Thời lượng: 45 phút (Tiết sau là ôn Âm nhạc nên tôi chỉ tiến hành
trong 35 phút).
IV. Các hoạt động dạy học:
Toàn tiết học tổ chức thi đua tính điểm sau 3 vòng thi (HS cùng nhóm đối
tượng thi đua với nhau).
* Hoạt động 1: Ôn kiến thức (hoạt động chung cả lớp)
Bài 1: Điền vào chỗ trống.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số
cho học sinh cả lớp.
- Tiến hành:
Bước 1:
+ Cả lớp cùng thực hiện 1 bài tập mẫu:
6
1
của 12 lít là: …
+ HS làm bài vào bảng con
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
+ GV lệnh  HS giơ bảng  HS đánh giá lẫn nhau  kiểm tra kết quả

1
của … kg?
3
1
của 1 ngày = … giờ?
+ HS giải thích
 kết thúc hoạt động 1: Nhóm 4 ghi số điểm của từng bạn trong nhóm.
* Hoạt động 2: Luyện kỹ năng
Dạy phân hóa đối tượng: tôi chia bảng làm 2 phần
HS trung bình, yếu
Bài 2: >, <, =
3
1
của 27 ngày 
2
1
của
8
1
ngày
6
1
của 18 lit 
5
1
của 20 lit
5
1
của 50 lit 
4

1
số HS đó
là HS lớp 5A. Hỏi lớp 5A có bao
nhiêu HS đang tập bơi.
HS khá, giỏi
Bài 3:
Hồng có 1 số kẹo, Hồng cho Lan
5
1

số kẹo của mình, rồi cho Huệ
2
1
số
kẹo còn lại, cuối cùng Hồng còn 8
viên kẹo. Hỏi Hồng có tất cả bao
nhiêu viên kẹo?
Bước 1: Tìm hiểu đề: HS tự đọc đề của mình (1p)
+ HS TB, yếu nêu dữ kiện và yêu cầu của bài toán, học sinh làm bài.
+ HS khá, giỏi tìm hiểu bài.
+ Giáo viên gợi ý: Bằng cách tự vẽ sơ đồ biểu thị bài toán
+ HS tự vẽ bằng nhiều cách chẳng hạn:
Cách 1:

8 viên
Cách 2:
Cho Lan Cho Huệ 8 viên
* Lưu ý với HS khá, giỏi: Cho Huệ
2
1

- Đố bạn có cách nào để hình A cũng tô vào được
6
1
số ô vuông? (câu hỏi
của Tuấn Anh – Một học sinh thông minh, dí dỏm).
Đến đây là vấn đề cần sự xuất hiện của giáo viên
Tôi chất vấn lại câu hỏi đó của em, thoạt đầu em lúng túng. Sau đó em
đưa ra giải thích: “Con không chia như hình cũ mà con chia hình đó làm 30 ô
vuông bằng nhau, hoặc 60 ô vuông bằng nhau rồi con tô 5 ô hoặc 10 ô”. Cả lớp
có vẻ thán phục.
Tôi giải thích cho học sinh: Đó là con đã tô vào
6
1
diện tích hình đó chứ
chưa đúng với yêu cầu đề ra là tô màu vào
6
1
số ô vuông có trong hình.
Đó là 1 trong những tiết dạy rất thực tế, rất thường xuyên ở lớp tôi, bởi lẽ
chỉ cần nắm chắc đối tượng học sinh của mình và giáo viên chịu khó chọn nội
dung, hình thức phù hợp, lên lớp linh hoạt thì tất cả học sinh trong lớp đều được
học, và vấn đề chuẩn bị không cầu kỳ, không tốn kém, không hình thức mà mọi
đối tượng học sinh đều phát huy khả năng của mình.
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
Trong dạy học, vấn đề không thể thiếu là ta phải: luôn “làm mới”, luôn
gây hứng thú và lòng ham mê khám phá, tìm tòi cho học sinh bằng nhiều cách
thức.
* GIẢI PHÁP 3: Đa dạng hóa các hình thức dạy học

hoạt chọn các phương pháp, đa dạng hóa các hình thức lên lớp thì việc tạo
những sân chơi trí tuệ cho HS cũng vô cùng quan trọng bởi lúc đó các em được
ôn kiến thức, được luyện kỹ năng, được phát triển toàn diện trong không khí thi
đua sôi nổi, vui tươi, lành mạnh.
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
Thực tế, thời khóa biểu nhà trường đó xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu
giáo dục toàn diện cho HS rất cụ thể cho từng lớp. Song, trong quá trình dạy học
ở buổi 2, ở một số buổi học (có thể 1 tháng 1 lần) ta có thể đan xen các tiết vào
nhau, xâu chuỗi các tiết tạo thành 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ toán
học, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ mỹ thuật ), 1 buổi sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp, 1 sân chơi trí tuệ cho HS rất thú vị và hiệu quả.
Ví dụ 3: Cuộc thi: Ai là trạng nguyên
(Tiến hành vào tuần 27 – Ôn tập giữa kỳ II)
I. Mục đích, yêu câu:
Để thực hiện yêu cầu GD toàn diện cho HS nhằm mục đích tạo ra 1 sân
chơi trí tuệ cho HS trong lớp, tạo không khí thi đua học tập qua đó kiểm tra đánh
giá kết quả học tập cũng như khả năng ghi nhớ kiến thức đó học ở nhiều môn,
phân môn.
Đây cũng là 1 buổi ôn tập chuẩn bị cho HS kiểm tra giữa học kỳ II môn
Toán và Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- HS: bảng con, phấn, dẻ lau.
- GV: còi, chuông, bảng phụ, hoa điểm 10.
III. Thành phần tham dự:
- HS trong lớp
- GV chủ nhiệm
- Đại diện Chi hội phụ huynh
- Tổng phụ trách Liên đội
- Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường

3
1
số con tem đó.
Hỏi Tuấn còn mấy con tem?
Tiếng Việt:
Câu 1: Có mấy cách nhân hoá?
Câu 2: Chỉ ra từ không cùng loại với các từ còn lại:
đóng phim, quay phim, đạo diễn, bơi lội.
Câu 3: Chỉ ra từ dùng sai trong câu:
Con đường sá này người đi lại rất đông.
Câu 4: Viết 3 từ chỉ tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng “bóng”.
Câu 5: Câu “Trăng tròn như cái mâm con” có mấy từ chỉ sự vật?
Câu 6: Từ còn thiếu trong câu sau là từ nào?
“Vỗ tay cần nhiều ngón, bàn kỹ cần ”
Câu 7: Câu: “Ông ngoại nhắc bổng tôi trên tay.” thuộc mẫu câu nào?
Câu 8: Viết 3 từ chỉ hoạt động di chuyển của người?
Câu 9: Khi viết, chữ “ngh” đi kèm với con chữ nào?
Câu 10: Bài Tập đọc “Người mẹ” ca ngợi ai?
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
6cm
2cm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
Các lĩnh vực khác:
Câu 1: Ngọc Sơn giáp với những xã nào?
Câu 2: Dơi là chim hay thú?
Câu 3: Tháng 2 năm 2011 có mấy ngày?
Câu 4: Kể tên 3 động vật sống dưới nước?
Câu 5: Loại bỏ bệnh không thuộc đường hô hấp: viêm họng, viêm phế
quản, suy tim, viêm phổi.
Câu 6: Bài Quốc ca Việt Nam do ai sáng tác?

khác nhau. Mức độ câu hỏi khó dần lên.
Sau 3 vòng thi đại diện nhóm 4 công bố điểm từng bạn. Lớp được chọn
người thủ khoa là trạng nguyên. Chọn 3 bạn cao điểm nhất trong nhóm khá
giỏi, 3 bạn điểm cao nhất trong nhóm HS trung bình, yếu, 1 HS tiến bộ nhất, 1
em ngoan nhất để nhận phần thưởng.
Phần thưởng do đại diện chi hội phụ huynh trao tặng các em. Vậy là với
việc đan xen các tiết học, tạo sân chơi trí tuệ cho HS tôi thấy các em rất vui vẻ,
háo hức tham gia. Các em được rèn trí nhớ, trí thông minh, khả năng phân tích
và khái quát, và tính hợp tác tương trợ nhau.
* Tuy nhiên những tiết này không tiến hành nhiều, một năm chỉ 2–3 lần.
Nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các môn cần luyện kỹ năng cốt lõi
và GV cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định.
* GIẢI PHÁP 5: Phối hợp các lực lượng GD
a. Tranh thủ sự hợp tác của đồng nghiệp.
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, một nội dung không thể thiếu là dự kiến
nội dung, thời lượng dạy học cho tuần sau. GV trong tổ trao đổi, thảo luận, góp
ý, bổ sung cho nhau để chọn những nội dung dạy buổi 2 chất lượng hơn (tuy
nhiên phải phù hợp với từng lớp).
Ngoài ra, GV dạy buổi 1 “bàn giao” 1 số vấn đề về nội dung cũn lại ở
buổi 1 (không được lạm dụng quỹ thời gian của buổi 2 để kiến thức buổi 1 lại)
mà không thể lên lớp hết được. Trao đổi về mức độ tiếp thu bài của từng em, từ
đó các GV có biện pháp dạy học phự hợp với từng HS.
Một số ít HS học yếu, lười học, ngại học, ít nghe lời GV dạy buổi 2 hơn
GV chủ nhiệm thì người dạy buổi 2 phải dùng nhiều biện pháp, nghệ thuật thu
hút HS
b. Phối hợp với giáo viên bộ môn:
Ở một số buổi 2, một số tiết năng khiếu, tự chọn được cơ cấu cứng, các
GV nên trao đổi sau từng tuần để có thời gian thích hợp cho từng tiết (nếu cần).
c. Phối hợp với Tổng phụ trách trong hoạt động Đội – Sao:
- Mỗi tiết học hiệu quả hơn nếu nề nếp lớp học tốt. Bởi vậy, cần phối hợp

hoặc báo cáo về việc tổ chức các hình thức hoạt động trong buổi 2.
* GIẢI PHÁP 6: Đánh giá theo chuẩn và theo năng lực của học sinh.
Dù là dạy học buổi 1 hay buổi 2, việc đánh giá cũng phải tuân thủ theo
nguyên tắc làm sao vừa ghi nhận được kết quả học tập của HS, vừa giúp HS cố
gắng vươn lên, tránh tình trạng đánh giá “cứng” làm học sinh tự ti, mặc cảm.
Đánh giá học sinh phải thực sự sư phạm, gắn với lương tâm, lý trớ và tình cảm
cũng như tư cách, đạo đức nhà giáo, tôn trọng, lắng nghe ý kiến học sinh. Đề
cao quyền học sinh.
Đặc biệt, ở dạy buổi 2 khi mà vấn đề dạy học phân hóa càng rõ nét thì
việc đánh giá HS cũng cần lựa chọn từng nội dung đánh giá, từng hình thức
đánh giá theo năng lực từng em. Nếu như HS trung bình - yếu, GV đánh giá yêu
cầu luyện kiến thức, kỹ năng cơ bản thì học sinh khá giỏi phải chọn nội dung
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
cần đánh giá phù hợp với năng lực các em. Không đánh giá ngang bằng, đại trà,
chung chung. Cần đánh giá học sinh tế nhị, khéo léo, theo chuẩn và theo năng
lực.
* GIẢI PHÁP 7: Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.
Môi trường sư phạm thân thiện sẽ nâng cao chất lượng GD. Khi trong lớp
tràn đầy tình yêu thương, khi GV quan tâm đặc biệt đến HS, khi HS tôn trọng
lẫn nhau thì tác động tốt đến kết quả dạy học. Vì vậy:
- Cần xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong lớp, HS khá
giỏi luôn biết giúp đỡ HS yếu qua phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Giúp
bạn”,
- GV cần thật thà yêu nghề, yêu HS, dành cho các em sự gần gũi nhất.
- Tạo 1 lớp học: gọn, đẹp, khang trang, dùng 4 bức tường để trưng bày sản
phẩm, để HS được thể hiện, được học, Trong lớp, GV phải tạo niềm tin cho
học sinh, GV vừa là mẹ, vừa là người bạn lớn, phải mẫu mực, gần gũi, yêu
thương, thân thiện, chia sẻ với học sinh.
Tóm lại: Những việc làm dù là nhỏ nhất của học sinh, của giáo viên góp

Trong liên hoan văn nghệ chào mừng 20/11, 2 tiết mục của chi đội 3A dẫn đầu
toàn khối. Trong đợt hoạt động chào mừng 26/3, chi đội 3A lại giành giải Nhất
trong cuộc thi kéo co. Trong đợt thi đua: chăm sóc bảo vệ cảnh quan lớp học
chào mừng ngày thành lập Đội, lớp 3A đạt giải Nhất với một công trình măng
non chất lượng cao.
Vừa rồi, 7 em có bài dự thi “Ý tưởng trẻ thơ” có chất lượng nạp về Ban tổ
chức của trường gửi đi dự thi toàn quốc.
Các phong trào thi đua, tập thể 3A đều gương mẫu như phong trào “Áo
lụa tặng bà”, “Đội em làm kế hoạch nhỏ”, “Giải toán tuổi thơ”, “Văn hay chữ
tốt”,
Kết quả GD cả năm được thống kê
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua nghiên cứu và qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy để dạy học buổi 2
có chất lượng cao GV cần:
1. Ý thức được nhiệm vụ, vai trò của GV Tiểu học và nắm chắc tinh thần
chỉ đạo của các công văn đặc biệt là vấn đề tự chủ trong dạy học.
2. Dạy học buổi 2 là điều kiện rất tốt để thực hiện dạy học đúng đối
tượng, như lời Bác Hồ dặn: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh - theo điều kiện”.
Đây chính là yêu cầu đòi hỏi người giáo viên phải chủ động chọn nội dung, vận
dụng phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp với HS từng vùng, từng lớp,
từng em sao cho phát huy năng lực cá nhân học sinh.
3. Phong phú hoá các hình thức dạy học ở buổi 2 nhằm gây hứng thú học
tập cho HS.
4. Đan xen nhiều môn, nhiều mảng kiến thức, ôn luyện dưới nhiều hình
thức để HS được phát triển toàn diện nhân cách một cách thoải mái, nhẹ nhàng,
hiệu quả.
5. Phối hợp các lực lượng GD, vận dụng nghệ thuật chủ nhiệm, lưu ý cách
động viên, đánh giá, khích lệ học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân
thiện, làm cho HS thích học và không ngừng vươn lên. Bởi vậy giáo viên phải
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An

tôi tự tin hơn trong dạy học, nhất là dạy học buổi 2.
- Tăng thêm biên chế cho các nhà trường nhằm giảm bớt số buổi lên lớp
để giáo viên có thời gian nghiên cứu, soạn bài nhiều hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy buổi 2 của tôi. Tuy
chưa thực sự phong phú nhưng đã cú những kết quả đáng kể. Và kinh nghiệm
này chưa hẳn đã phù hợp với đơn vị khác vì tôi đã và đang thực hiện trên chính
Trường tôi, chính đối tượng lớp tôi. Mong đồng nghiệp bổ sung góp ý. Tôi xin
trân trọng cảm ơn!
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học
Người thực hiện

Phạm Thị Bích Lựu
Trường Tiểu học Diễn Kỷ- Diễn Châu- Nghệ An
Phạm Thị Bích Lựu - Trường Tiểu học Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status