Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Pdf 26

Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
MỞ BÀI
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội là lịch sử phát triển của
những phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mà lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện
chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động
phát triển của xã hội. `Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến, tác động trong toàn
tiến trình lịch sử của nhân loại.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây nước ta đã không
nhận thức đúng đắn về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất. Cơ chế quan liêu, bao cấp đã bóp méo các yếu tố của
quan hệ sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất, kết quả của sự không phù
hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã làm cho mâu thẫu
giữa chúng trở nên gay gắt. Điều đó khiến cho nền kinh tế Việt Nam phải
ở trong tình trạng khủng hoảng, trì trệ một thời gian dài. Chính vì vậy,
việc đưa nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ, tác động qua lại lẫn
nhau giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có ý nghĩa vô cùng to
lớn, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần ở Việt Nam hiện nay.
I. Lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin về quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
1. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong quá trình sản xuất, nó thể hiện năng lực thực tiễn của con
người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và
người lao động

quá trình( đó chính là người sở hữu tư liệu sản xuất ).
Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó (quan
hệ phân phối ) nói lên ai là người có quyền quyết định việc phân phối,
chia thành quả của quá trình sản xuất cho ai, bao nhiêu và như thế nào ?
Trong ba mặt trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ về sở hữu tư
liệu sản xuất có vai trò quan trọng nhất, quyết định hai mặt kia, đồng thời
quan hệ quản lí và quan hệ phân phối có tác động trở lại, kìm hãm hoặc
thúc đẩy quan hệ sở hữu.
2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với sự hình thành,biến đổi
và phát triên của quan hệ sản xuất
Tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất đòi hỏi
phải có một quan hệ sản xuất phù hợp ở cả ba mặt của nó.
Do yêu cầu phát triển sản xuất vật chất lực lượng sản xuất không
ngừng phát triển lên ở trình độ cao hơn, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải
biến đổi cho phù hợp tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Song lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh hơn trong khi quan
hệ sản xuất chậm thay đổi hơn. Do đó khi sự phát triển của lực lượng sản
xuất đạt đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản
xuất hiện có và xuất hiện yêu cầu thay thế quan hệ sản xuất mới phù hợp
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .
Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại đối với sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân
phối. Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng
suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao
động.
Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo

Là một nước nông nghiệp lạc hậu nên tư liệu sản xuất mà nhất là
công cụ lao động ở nước ta thời kì này còn thô sơ, tụt hậu. Trong nông
nghiệp công cụ lao động chủ yếu là cái cày, cái cuốc, theo hình thức “
con trâu đi trước cái cày theo sau” ; trong công nghiệp máy móc thiết bị
còn ít và rất lạc hậu. Hơn nữa phát triển của công cụ lao động cũng có sự
phân hóa giữa các vùng, miền khác nhau.
Như vậy, nhìn chung,trước đổi mới lực lượng sản xuất ở Việt Nam
rất thấp kém, lạc hậu, tụt hậu và phát triển không đồng đều.
Trong khi đó Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, “
thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành
phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp
tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động”.( Điều 18 Hiến pháp
1980). Các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư
nhân không được Nhà nước thừa nhận.
Do chưa nhận thức đúng về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
lực lượng sản xuất, trong cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng
quan hệ sản xuất mới, nước ta đã ra sức vận động thậm chí có nơi cưỡng
bức nông dân đi vào hợp tác xã làm ăn. Đồng thời cùng với việc xây
dựng hợp tác xã có quy mô từ thấp tới cao chúng ta đã mở rộng và phát
triển các nông trường quốc doanh, các nhà máy các xí nghiệp lớn mà
không tính đến trình độ của lực lượng sản xuất còn đang thấp kém. Mặt
khác chúng ta đã ngộ nhận là khi xây dựng một quan hệ sản xuất mới,
tiến bộ sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất . Nước ta đã nhầm
lẫn khi nhấn mạnh quá mức sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể
hóa cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, bởi vậy đã dẫn
đến tình trạng biệt lập người lao động với đối tượng lao động chủ yếu của
họ. thực tế nhiều năm qua đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm. Sai
lầm ở chỗ chúng ta đã đẩy một số mặt của quan hệ sản xuất lên quá cao,
quá xa làm cho nó tách rời lực lượng sản xuất.

khủng hoảng trầm trọng. Chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra
là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, đời sống nhân dân thiếu thốn,
nhiều hiện tượng trong xã hội có tính tiêu cực nghiêm trọng. Như vậy,
tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có
nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status