Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Tae Young Vina - Pdf 26

Khóa luận tốt nghiệp 1 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề trung tâm ngày nay mà doanh nghiệp đối mặt không phải là khan hiếm
hàng hoá mà là khan hiếm khách hàng. Hầu hết các ngành công nghiệp trên thế giới
có thể sản xuất hàng hoá nhiều hơn nhiều so với số người tiêu thụ trên thế giới có thể
mua. Sự vượt mức này là do các đối thủ cạnh tranh riêng lẻ dự báo một sự tăng
trưởng thị trường lớn hơn khả năng có thể.
Và như thế dẫn đến sự cạnh tranh rất gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh tìm cách
lôi cuốn các khách hàng, hạ giá bán của họ và bổ sung quà tặng. Vậy làm thế nào để
công ty có được khách hàng và giữ họ ở lại lâu hơn với công ty? Ngoài việc bán sản
phẩm có chất lượng, giá cả mang tính cạnh tranh, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
công ty cần chú ý đến công tác chăm sóc khách hàng và hướng vào thỏa mãn nhu cầu
khách hàng một cách toàn diện.
Nhưng nói đến vấn đề chăm sóc khách hàng và thỏa mãn những nhu cầu của
họ là một vấn đề mà hiện nay thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị.
Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi, điều được xem là tốt ngày hôm nay không được
xem là tốt cho tiêu chuẩn của ngày mai, vai trò của khách hàng đối với công ty vô
cùng quan trọng. Khách hàng có thể mang phồn thịnh đến cho công ty và cũng có thể
khiến cho công ty bị suy tàn. Các công ty cần phải xem khách hàng của mình như
một tài sản tài chính cần được quản lý và tối đa hóa giống như mọi tài sản khác.
Khách hàng là một trong những tài sản quan trọng nhất của công ty, và hơn nữa giá
trị của họ thậm chí không được tìm thấy trong hồ sơ sổ sách của công ty. Đó là lý do
khiến em thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc
khách hàng tại công ty TNHH Tae Young Vina” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mong rằng qua đề tài này, bản thân em có cơ hội để mở rộng kiến thức và học hỏi
được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh tại công ty.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 2 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:


Khóa luận tốt nghiệp 3 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Khi một khách hàng được phục vụ một cách chu đáo và chuyên nghiệp họ sẽ
quay trở lại với doanh nghiệp và lôi kéo các khách hàng khác đến với doanh nghiệp.
Chính vì khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và
phát triển doanh nghiệp trên cả hai phương diện thương hiệu và doanh thu nên đề tài
được thực hiện đào sâu vào “Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công ty
Tae Young Vina”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Khách hàng của công ty. Hiện nay công ty có khoảng 32 khách hàng. Số lượng này
không nhiều nên toàn bộ số lượng khách hàng sẽ được khảo sát trong nghiên cứu
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng về quy trình
phục vụ khách hàng của công ty.
• Đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng hiện nay về quy trình phục vụ
khách hàng của công ty.
• Đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng về quy trình
phục vụ khách hàng của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tìm ra các thuộc tính ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng.
- Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn để có được thông tin về nhu cầu
và mức độ thỏa mãn của khách hàng.
- Sử dụng công thức CASCADE (chuỗi chất lượng) để có được dịch vụ chất lượng
cao và thỏa mãn khách hàng toàn diện.
- Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích tình hình hoạt động của công ty.
5. Kết cấu của đề tài: Đề tài này gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương này giới thiệu các khái niệm, vai trò của khách hàng và của việc chăm sóc

phân làm 2 loại:
 Khách hàng bên trong (khách hàng nội bộ):
- Là những người làm việc trong công ty và trông cậy vào những sản phẩm - dịch vụ
và thông tin mà họ cần để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy họ không phải là
người mua hàng của công ty nhưng họ là những người góp phần chung sức vào sự
phát triển của công ty nên họ cũng cần được quan tâm, chăm sóc và đối xử như
những khách hàng bên ngoài.
- Ví dụ như trong nhà hàng, công việc của tiếp tân và các nhân viên phục vụ bàn là
vừa phải phục vụ khách hàng vừa phải phục vụ cho các bộ phận trong nhà hàng như
bộ phận chế biến và bộ phận thu ngân.
 Khách hàng bên ngoài:
- Là những người mà bạn có giao dịch, kể cả gặp gỡ trực tiếp hay qua điện thoại,
là những người mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Không có họ sẽ
có không có bán hàng, không có kinh doanh, không có tiền lương. Và cũng có thể là
các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư. Cũng lấy ví dụ trong nhà hàng như trên thì
khách hàng bên ngoài bao gồm khách ăn uống, khách đặt bàn, ban an toàn vệ sinh
thực phẩm, chi cục thuế...
Mối quan hệ giữa khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài là những gì tạo
nên dây chuyền khách hàng. Nếu nhân viên tại văn phòng hiếm khi giao dịch với bên
ngoài, không quan tâm tới các cuộc sống của khách hàng bên ngoài thì có thể cảm
thấy ngay rằng mọi hoạt động trong công ty dường như không có bất cứ tác động nào
tới các khách hàng bên ngoài. Nhưng nếu nhìn vào một bức tranh rộng lớn hơn thì sẽ
thấy mọi nhân viên đều đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn các nhu cầu của
khách hàng. Mọi giao tiếp với khách hàng nội bộ đều là mối liên kết quan trọng trong
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 7 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
dây chuyền các sự kiện khác nhau để cùng kết thúc tại một điểm: thoả mãn các khách
hàng bên ngoài.
Trong luận văn này khách hàng được nhắc đến là khách hàng bên ngoài.

Khóa luận tốt nghiệp 8 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
với sản phẩm sẽ rất ảnh hưởng đến quyết định về hành vi mua sau này. Mức độ thỏa
mãn hay không thỏa mãn của người tiêu dùng đã qua mua hàng hoá thể hiện mối
tương quan giữa những mong đợi và thuộc tính sử dụng được chấp nhận của sản
phẩm mang lại.
1.2.2 Mục đích của việc chăm sóc khách hàng:
Chăm sóc khách hàng là một phần của marketing. Mục đích của chăm sóc khách
hàng là để làm hài lòng khách hàng đang có thông qua việc phục vụ họ theo cách mà
họ mong muốn, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết lâu dài và thể hiện tính chuyên
nghiệp của công ty.
1.2.3 Vai trò của việc chăm sóc khách hàng:
- Chăm sóc khách hàng có vai trò giữ mức doanh thu trong doanh nghiệp, tạo dựng
hình ảnh và uy tín trong doanh nghiệp. Điều mà khách hàng, dù là cá nhân hay doanh
nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá hay dịch vụ họ mua là chúng phải hoàn
toàn đáng tin cậy. Điều này có nghĩa là một chương trình chăm sóc khách hàng, yếu
tố sản phẩm thường phải được đặt lên hàng đầu và tiếp theo là yếu tố con người. Tất
cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đắp cho
những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn.
- Khi doanh nghiệp bị mất đi một khách hàng họ sẽ mất doanh thu và lợi nhuận, uy
tín doanh nghiệp giảm. Khi một khách hàng hài lòng về doanh nghiệp họ sẽ nói với
bốn người khác, khi không hài lòng họ sẽ nói với mười người khác hoặc nhiều hơn.
Vì vậy chăm sóc khách hàng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Giữ một khách hàng đang có thì dễ hơn và rẻ hơn mười lần so với việc chinh
phục được một khách hàng mới.
- Các công ty phải học cách chuyển từ tiêu điểm tạo sản phẩm sang tiêu điểm sở hữu
khách hàng. Các công ty phải thức tỉnh trước sự việc họ có một ông chủ mới – khách
hàng. Nếu nhân viên của bạn không hiểu khách hàng, họ sẽ không thể làm hài lòng
khách hàng của mình một cách tốt nhất.
1.3 Tổ chức thực hiện chăm sóc khách hàng:
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

- Cả trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ, một cách hữu hiệu để có được dịch
vụ chất lượng cao và thỏa mãn khách hàng toàn diện là chuỗi chất lượng thường
được gọi là công thức CASCADE.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 10 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Cam kết
(Commitment)
Khả năng
(Abilities)
Chuẩn mực
(Standard)
Trao đổi thông tin
(Communication)
Quan tâm
(Attention)
Chi tiết
(Detail)
Xuất sắc
(Excellence)
Sơ đồ 1.1. Chuỗi chất lượng CASCADE
- Điều này thực sự phụ thuộc vào chất lượng của quản lý và giám sát: thực hiện công
thức chất lượng nhằm thỏa mãn khách hàng là nhiệm vụ của người quản lý.
+ Cam kết: nhóm chỉ có thể cam kết thỏa mãn khách hàng nếu cấp quản lý thể
hiện rõ cam kết của chính họ với vấn đề này.
+ Khả năng: là thiết yếu nhân viên phải có các kỹ năng cần thiết để đạt được
chuẩn mực, dù họ tham gia sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay trực tiếp giao
dịch với khách hàng.
+ Các chuẩn mực: cần được đặt ra và được đo lường, nhờ đó tất cả mọi người
đều biết mục tiêu là gì và cần phải làm gì để đạt được chuẩn mực.

khách hàng. Để từ đó mọi người đều quyết tâm tham gia và tạo dựng nên một hình
ảnh tốt đẹp cho công ty. Từ lãnh đạo cao nhất của công ty cho đến các nhân viên
tham gia sản xuất sản phẩm, nhân viên kinh doanh, và có thể bao gồm nhân viên bảo
vệ đều hướng vào thỏa mãn nhu cầu khách hàng, xem khách hàng là một trong những
nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Kết quả sẽ là khả quan khi công ty
thành công trong việc tạo dựng văn hoá chăm sóc khách hàng.
+ Việc chăm sóc khách hàng phải được bắt đầu từ cấp cao nhất.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 12 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
+ Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều phải tham gia.
+ Tất cả các cấp quản lý đều hoàn toàn quyết tâm.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 13 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
TAE YOUNG VINA
2.1Giới thiệu về công ty:
Tên công ty: Công Ty TNHH Tae Young Vina.
Tên tiếng Anh: The Tae Young Limited Liability Company.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 14 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Địa chỉ: Đường DT 743, Ấp Bình Phước, xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh
Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 6278001 / 6278002 / 6278003
Fax : (0650) 6278005
Giấy phép kinh doanh: 4003000057 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Bình Dương

- Ngày 01/01/2005 Công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH
và đổi tên thành Công Ty TNHH Tae Young Vina. Đây là chủ trương đúng đắn trong
việc đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp nhằm tăng thêm một cách toàn diện và
trực tiếp quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, của cán bộ công nhân viên và
người lao động, thực sự là người làm chủ với tư cách là cổ đông. Một bước mới xoá
bỏ những nhận thức, ý thức về bao cấp đang còn rất sâu nặng trong mỗi người lao
động.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty:
- Tổ chức thu mua, chế biến gia công xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập khẩu thiết bị
vật tư hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống, đầu tư thâm canh, huy động sản
phẩm và mở rộng sản xuất.
2.1.2.2 Quyền hạn:
- Được giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, kinh doanh, hợp tác đầu tư sản xuất kinh
doanh, nghiên cứu và áp dụng khoa học vào việc kinh doanh với các tổ chức trong và
ngoài nước.
- Được vay vốn tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam, được huy động các nguồn vốn
khác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kinh doanh theo chế độ, chính sách
và pháp luật hiện hành.
- Được tham gia hội chợ và quảng cáo.
- Được quyền tuyển chọn lao động và tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh
phù hợp với nhiệm vụ của công ty.
- Được quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, lề lối làm việc theo các phòng
ban.
- Được tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật nhà nước đối với các tổ chức, cá
nhân vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết, vi phạm chế độ quản lý, tổ chức của nhà
nước, làm thiệt hại tới tài sản, hàng hoá và uy tín của công ty.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1


Gia Lai
Chi
nhánh
TP
HCM
-Trưởng chi nhánh
-Kế toán trưởng
-Thủ quỹ
-Nhân viên kế toán
-Thủ kho
-Nhân viên KCS
-Nhân viên giao
nhận
- Bảo vệ
- Nhân viên hành
chính
-Trưởng kho
-Phụ trách kế toán
-Thủ quỹ
-KCS
-Nhân viên giao
nhận
-Bảo vệ
-Công nhân
-Nhân viên cung
ứng
-Trưởng chi
nhánh
-Kế toán trưởng
-Nhân viên kế

- Ký nhận các khoản vay và trả nợ ngân hàng theo ủy quyền của giám đốc.
- Kiểm tra số liệu nhập xuất mua bán hàng hoá hàng ngày, tháng, quý toàn công ty.
- Là bí thư đảng ủy công ty trực tiếp chỉ đạo công tác nội chính, công tác tư tưởng
của cán bộ công nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong công ty.
- Hàng tháng tổ chức họp cơ quan để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng
và triển khai kế hoạch thời gian tới.
• Phó giám đốc kiêm trạm trưởng trạm kinh doanh:
- Quản lý toàn diện kho hàng thuộc trạm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giám
đốc và pháp luật về sự an toàn của kho hàng.
- Trực tiếp tổ chức việc thu mua, chế biến cà phê nông sản theo sự chỉ đạo của giám
đốc công ty và phòng kinh doanh.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 18 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Tổ chức công tác làm hàng chất lượng cao theo kế hoạch và sự chỉ đạo của công ty.
- Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn được giám đốc công ty
giao, quản lý tốt nguồn nhân lực của trạm.
-Được giám đốc ủy quyền ký các quyết định thành lập các điểm thu mua cà phê nông
sản thuộc trạm quản lý sau khi được địa phương đồng ý.
- Được ký duyệt tạm ứng thu chi tiền mặt theo số lượng thu mua hàng ngày và các
khoản chi phí làm hàng theo định mức đã phê duyệt.
- Thay mặt giám đốc công ty quan hệ công tác với các bên có liên quan trên địa bàn
trạm đứng chân và báo cáo nội dung kết quả các cuộc giao tiếp đó.
• Đại diện lãnh đạo:
- Giám đốc chỉ định Phó giám đốc trực là đại diện lãnh đạo. Ngoài trách nhiệm đã
được phân công, đại diện lãnh đạo có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
+ Đảm bảo các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng,
được sử dụng và được duy trì.
+ Báo cáo Giám đốc việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty và
mọi nhu cầu quản lý.

kho) trạm và chi nhánh, chỉ đạo công tác kiểm kê kho hàng, vật tư, tiền vốn theo định
kỳ của Nhà nước và theo chủ trương của công ty.
- Theo dõi chặt chẽ và đôn đốc thường xuyên việc thu hồi công nợ.
- Nghiêm túc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ do bộ tài chính quy định.
- Kê khai và nộp thuế đầy đủ đúng quy định của Nhà nước.
- Lập báo cáo quyết toán tài chính đúng định kỳ tháng, quý, năm, phân tích hoạt động
kinh doanh.
• Phòng tổ chức hành chính:
- Tham mưu, quản lý, bố trí, sử dụng, đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên và
lao động theo năng lực, sở trường một cách hợp lý, nâng cao hiệu suất công tác và
tăng năng suất lao động.
- Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động như bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thi đua khen thưởng và kỷ luật, quản lý hồ sơ theo đúng
quy định của Nhà nước và công ty.
- Cùng các phòng có liên quan tham mưu xây dựng các quy chế nội bộ nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, công tác an
toàn vệ sinh lao động.
- Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 20 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Quản lý công tác quản trị văn phòng công ty.
2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty:
2.1.4.1 Môi trường vĩ mô:
 Các yếu tố kinh tế:
- Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, đang trên đà phát triển
với sự mở rộng, hợp tác không chỉ với các quốc gia trong khu vực ASEAN mà còn
với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU), và gia
nhập WTO. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp công ty tìm kiếm khách

khách hàng chủ yếu của công ty là ở nước ngoài. Trong những năm qua mặc dù tình
hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn
vượt lên thử thách và lập nên những thành tích đáng khích lệ. Duy trì và phát triển
quan hệ với nhiều khách hàng như tập đoàn Volcafe, Newman, Taloca và hơn 10 tập
đoàn khác.
- Công ty có thị trường xuất khẩu qua gần 15 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
như: Đức, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Bỉ, Anh, Ba Lan, Nhật Bản, Canada,...
 Nhà cung cấp:
- Đối tượng đôi khi không được chú ý trong bản mô tả các nguồn quan trọng của một
công ty là nhà cung cấp. Các tổ chức này cung cấp các nguyên vật liệu và dịch vụ cần
thiết để công ty tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Những cách tốt nhất để
tăng cường quan hệ mua bán này là công ty phải nhất quán về khả năng mua hàng và
thiện ý đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng của mình, và ghi nhận các hỗ trợ về kỹ thuật
và hành chính của các nhà cung cấp. Một cách khác là tiếp tục duy trì quan hệ kinh
doanh với các nhà cung cấp hiện tại và các điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu trong tương lai. Công ty nên đưa các nhà cung cấp vào danh sách gửi các tài
liệu như báo cáo hàng năm của công ty, các thông báo về sản phẩm mới, và các thông
tin khác có liên quan.
- Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất khẩu cà phê với số
lượng lớn nên nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Chính vì thế mà công ty đã ký hợp đồng thu mua cà phê vỏ, cà phê nhân với các hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh, các đại lý thu mua cà phê và các công ty trên địa bàn tỉnh
và các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đăk Nông…
 Đối thủ cạnh tranh:
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 22 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh đều phải đối đầu với
đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh biểu hiện dưới nhiều hình thức như giá cả, chất lượng
sản phẩm, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển, giao nhận,

Khóa luận tốt nghiệp 23 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Dân chúng tại các thành phố hay khu dân cư nơi công ty đặt nhà máy hay trụ sở
cũng là một đối tượng đáng quan tâm trong hoạt động của công ty. Các vấn đề mà cư
dân quan tâm là cơ hội việc làm ổn định và xử lý các chất thải của công ty, cũng như
giúp đỡ các chương trình giải trí, văn hoá và từ thiện tại địa phương. Công ty đã quan
tâm công tác xã hội từ thiện với tổng số tiền đã chi trên 300 triệu đồng trong năm
năm cho những công tác xây nhà, chăm sóc ba bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ gia
đình nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tình nghĩa. Xây
dựng và trang bị cho những nơi khó khăn một số phòng học. Hỗ trợ cho bệnh viện
Việt Đức và đơn vị kết nghĩa tiểu đoàn 303, trợ cấp hàng trăm tấn gạo cho đồng bào
dân tộc khi vụ mùa giáp hạt.
 Chính quyền:
- Chính quyền các cấp là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt động của
công ty. Do có chức năng đánh thuế, cấp giấy phép, và ra quy định nên chính quyền
có thể hạn chế, khuyến khích, hay bác bỏ các hoạt động của công ty. Mục tiêu đầu
tiên của công ty là giữ mối quan hệ gần gũi với các cấp có thẩm quyền quyết định về
các quy định, điều chỉnh, họ có thể ra các quyết định ảnh hưởng tới công ty.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty:
2.2.1 Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty:
2.2.1.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực:
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nhất là theo đà phát triển của công ty về quy mô
xuất nhập khẩu. Công ty đã tuyển chọn và bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề
cao. Số lao động này đến nay đã tăng 4,06 lần so với năm 2005, và tăng 1,08 lần so
với năm 2009. Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 45 người duy trì ba phòng
làm việc (Kế toán, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Tổ chức hành chính) và ba đơn vị
trực thuộc gồm Trạm kinh doanh tại Bình Dương, 1 chi nhánh tại Gia lai và 1 chi
nhánh tại TP. HCM.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Khóa luận tốt nghiệp 24 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

- Nam
100 83,33 108 84,38 112 80 108,00 103,70
- Nữ
20 16,67 20 15,62 28 20 100,00 140,00
2. Phân theo
t/c công việc
- Lao động
trực tiếp
85 70,83 83 64,84 90 64,29 97,65 108,43
- Lao động
gián tiếp
35 29,17 45 35,16 50 35,71 128,57 111,11
3. Phân theo
trình độ
- Đại học và
cao đẳng
25 20,83 37 28,91 45 32,14 148,00 121,62
- Trung cấp
35 29,17 30 23,44 27 19,29 85,71 90,00
- Sơ cấp
20 16,67 19 14,84 25 17,86 95,00 131,58
- Lao động
phổ thông
40 33,33 42 32,81 43 30,71 105,00 102,38

Khóa luận tốt nghiệp 25 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Về cơ cấu lao động qua các năm cũng có sự thay đổi, do tính chất công việc nên lao
động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ trong tổng số lao động. Số lao động
trực tiếp chiếm gần 71% vào năm 2007, và giảm còn 65% trong năm 2008 và 2009.
- Do quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên khối lượng

+/- %
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng Lớp: 08HQT1

Trích đoạn Những nhu cầu cơ bản của khách hàng: Phân tích, đánh giá sự thỏa mãn khách hàng qua các phiếu khảo sát: Qua thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy việc thực hiện khảo sát sự thỏa mãn Giải pháp về hoạt động chăm sóc khách hàng: Giải pháp về ứng dụng chuỗi công thức chất lượng (CASCADE) vào hoạt động chăm sóc khách hàng: Các giải pháp khác:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status