Bài dự thi Tìm Hiểu Hiến Pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Pdf 26

Bài dự thi: “Tìm hiểu Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Họ tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Giới tính:
Dân tộc:
Địa chỉ:
Chú ý: bài này chỉ mang mục đích tham
khảo
Bài làm:

Câu 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến
pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm
nào?
- Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 5 bản Hiến pháp
- Các bản hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm sau:
+ Bản Hiến pháp năm 1946: được Quốc hội khóa I (kỳ họp 2) thông qua vào
ngày 9 tháng 11 năm 1946.
+ Bản Hiến pháp năm 1959: ngày 31-12-1959, tại Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội
Khóa I, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1959.
+ Bản Hiến pháp năm 1980: tại Kỳ họp thứ 7, ngày 18-12-1980, Quốc hội Khóa
VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980.
+ Bản Hiến pháp năm 1992: tại Kỳ họp thứ 11, ngày 15-4-1992, Quốc hội khoá
VIII đã biểu quyết thông qua Hiến pháp năm 1992.
+ Bản Hiến pháp năm 2013: tại kỳ họp thứ 6, ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa
XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến
pháp năm 2013.
Câu 2.

luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nổ lực, hình thành thiết chế dân chủ để
thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đạidiện do dân cử ra chỉ là
thửa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
- Nhà nước do dân: nhà nước do dân lập ra thông qua bầu cử, nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện cho nhân dân như quốc Hội
và HĐND các cấp. Chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân uỷ thc1 cho. Nhân dân
có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.
- Nhà nước vì dân: đó là nhà nước phụ vụ lợi ích và nguyện cọng của nhân dân,
không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm kiêm chính
- Dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.
Dân chủ đại diện có ưu điểm là chúng ta quản lý được mọi mặt đời sống xã
hội, nhưng có hạn chế là ý chí, nguyện vọng của người dân phải qua trung
gian của ngừoi đại diện, có thể bị méo mó bởi nhiều lý do như trình độ nhận
thức, quan điểm, lợi ích.
- "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" quy định ở Ðiều 2 Hiến
pháp sửa đổi là một quy định nền tảng chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích
và sức mạnh của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở nhân dân. Nguyên lý đó
được quy định trong tất cả các Hiến pháp trước đây của Nhà nước ta. Tuy
nhiên, điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi lần
này đã thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của Hiến
pháp tư tưởng "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân". Bởi Hiến
pháp sửa đổi quan niệm nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
Thông qua Hiến pháp, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực
nhà nước của mình cho Nhà nước
Câu 4.
Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc?
Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ là quan điểm mang tính
nguyên tắc của Đảng ta về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Nguyên tắc này,
được thể hiện rõ ở Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.

quy định của Hiến pháp năm 1992 như: nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa
vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Riêng nghĩa vụ nộp thuế
được sửa đổi về chủ thể là mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
- Ngoài những quyền chung của con người, của công dân, Hiến pháp còn sửa
đổi, bổ sung quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của một số đối tượng riêng như trẻ
em, thanh niên, người cao tuổi.
• Điều tâm đắc nhất là như ở điều 21, 46, 44, 45 hiến pháp 2013. Điều này thể
hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ánh kế
quả của quá trình đổi mới hơn ¼ thế kỷ ở Việt Nam. Nội dung của các quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các
điều khoản khác của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 phù hợp với các điều ước
quốc tế về quyền con người về kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966 của Liên
hợp quốc. đây cũng chính là sự khẳng định cam kết về trách nhiệm tôn trong,
bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở việt nam.
Câu 6.
Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ,
Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan
hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, cơ
bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để
phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối
quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; cụ thể như
sau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước (Điều 69).
- Quy định rõ, khả thi và phù hợp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN quyền quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và

(sửa đổi) về Chính phủ, tin rằng đất nước sẽ có một Chính phủ mạnh, đủ sức thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài điểm mới đã nêu ở trên, ở mức độ khái quát,
có thể thấy quy định của Hiến pháp (sửa đổi) còn có một số điểm mới cụ thể như
sau:
Một là, Hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ
(Điều 96).
Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban
hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của
chức năng hành pháp tại Điều 100: "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản
trái pháp luật theo quy định của luật".
Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về
thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo
điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất
xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan
trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các
chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể
để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký
kết, gia nhập điều ước quốc tế Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền "Tổ chức đàm
phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước;
quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế
nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại
khoản 14 Điều 70" (khoản 7 Điều 96).
Hai là, Hiến pháp quy định rõ cơ cấu, thành phần của Chính phủ "gồm Thủ
tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ". Như vậy, Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ cụm từ "các thành viên khác"
so với Hiến pháp năm 1992 và bổ sung quy định "cơ cấu, số lượng thành viên

dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính
đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử
tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn;
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp
pháp của đương sự được bảo đảm”. Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa
án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của
Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan
sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án.
Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện
quyền lực Nhà nước?
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ta: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ
đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ
mới.
Về quyền lực nhà nước là thống nhất
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013, quyền lực nhà nước ta thống nhất là ở
nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở
nguyên tắc“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Về “phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
Theo đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã tiến một bước mới trong việc
phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc
hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến
pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp
(Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các
cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một sự
đổi mới quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của

tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của
Hội đồng nhân dân (Điều 113).
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114).
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của
địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý
kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Điều 113
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Điều 114
1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Xây dựng một nhà nước dân chủ không thể thiếu pháp luật. Trong nhà nước dân
chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên
mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật,
pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ thì dân chủ càng được đảm bào.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài
Đánh giá về vị trí, vai trò của cán bộ, công chức, cán bộ là gốc của mọi công việc,
mọi việc thành công hay nhất hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, do vậy cần
rất chú ý đến công tác cán bộ, tìm kiếm, đào tạo, sử dụng cán bộ, đặt ra những tiêu
chuẩn của người cán bộ công chức nhà nước
Tăng cường pháp luật đi đôi cới đẩy mạnh giáo dục, khắc phục những tiêu cực
trong hoạt động của nhà nước. tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy manh giáo dục
đạo đức.
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật để ranh
đe mọi người cần có ý thức chấp hành tốt.
Chính phủ xây dựng và thi hành các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và các
văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo các văn bản được ban hành kịp thời sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp với Hiến pháp. Các văn bản được
ban hành phải đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đảm bảo
tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, khả thi; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu
rộng Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương, nâng cao nhận thức về Hiến
pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp của người dân;
• Đối với người dân
Cần chấp hành và thi hành hiến pháp và pháp luật tốt, tôn trọng hiến pháp
cũng như pháp luật. Tham gia quản lý vào bộ máy nhá nước như tham gia
bầu cử, ứng cử lựa chọn người xứng đáng để đại diện cho mình tham gia vào
pháp luật. Tích cực tham gia góp ý vào các văn bản của nhà nước khi nhà
ước tổ chức trưng cầu ý dân để thể hiện được quyền làm chủ của mình. Cần
có ý thức lao động và học tập tốt cũng như phát huy tính sáng tạo để góp
phần mình vào xây dựng một nhà nước trong sạch, vững bền, dân chủ, văn
minh.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status