Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ - Pdf 26

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế được xem là
mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia. Điều đó được thể hiện bằng sự phát triển
thông qua hợp tác cùng phát triển của mỗi nước trong các khu vực và trên toàn thế giới
để cùng hướng đến những mục tiêu chiến lược lâu dài. Với xu thế đó, đất nước ta cùng
với chính sách mở cửa đã cho thấy ưu thế của một quốc gia thu hút đầu tư của nước
ngoài hết sức lý tưởng và đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi. Trong đó, thành
công bước đầu phải kể đến các dự án đầu tư phát triển dài hạn mang tính nhân văn nhằm
phát triển con người, đặc biệt với đặc thù địa lý và con người nước ta thì việc các dự án
được triển khai thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và đầm phá là rất cần
thiết và quan trọng.
Trong thời gian những năm trở lại đây, hòa chung với sự phát triển và tạo ra
bước tiến mới trong kinh tế xã hội, Thừa Thiên Huế nổi lên với việc thu hút các dự án
đầu tư, trong đó có vùng đầm phá Tam Giang với diện tích lớn nhất Đông Nam Á là nơi
lý tưởng để các dự án thực hiện có tính lâu dài và chiến lược toàn diện.
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp
giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tự
nhiên 280,31 km
2
, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km
2
bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa. Phú
Vang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha. Trong 19 xã
thuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá.
(Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa)
Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định về
dân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương.
Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với
diện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú. Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồn

thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị
thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực
hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu
nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy, công việc ngoài xã hội
xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái
được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất
vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngoài
ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết
đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cũng như trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý
kiến của họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát
và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan
trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ.
Trên địa bàn xã Phú Đa có 01 thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa
địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và
hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp
hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia
nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản
(Nguồn:báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế.
Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian
qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự
nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để triển
khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các
phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo.
Để tìm hiểu tính hiệu quả thực tế và những nhận định mang tính khách quan, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao
năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên
môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ”

trình phụ, song có thể nói người dân sau khi tái định cư đã gặp rất nhiều khó khăn. Họ
thiếu thốn tất cả mọi thứ cần phải có khi sông trên đất liền
Sau khi lên bờ, người dân vẫn tiếp tục kiếm sống bằng nghề đánh bắt và nuôi
trồng, cho nên vấn đề đi lại và chủ động về thời gian là bị hạn chế.
Bên cạnh đó, vấn đề văn hóa, hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân về các khía
cạnh của đời sống xã hội đang như bị cách ly với người dân ngay từ ban đầu.
Thực tế đó đã cho thấy nhu cầu cần thiết phải nâng cao và hỗ trợ cho người dân
tái định cư về các kiến thức là quan trong như thế nào. Các công tác tập huấn, hỗ trợ
nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, chính quyền xã, tỉnh và trung ương đều
tập trung quan tâm, và điều đó đã trở thành tiêu điểm trong thời gian qua.
Trên thực tế, các báo cáo đó tập trung đánh giá vào các đối tượng chung chung,
và triển khai rộng trên tất cả các lĩnh vực mà chưa chú ý tập trung vào một đối tượng
nhất định, nhất là nhóm những người dễ bị tổn thương như phụ nữ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn
nâng cao năng lực cho phụ nữ của dự án, qua đó để đưa ra một số ý kiến mang tính góp
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng cũng
như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những nội dung trong chương trình tập huấn về hợp phần thúc đẩy quyền và
tăng năng lực cho phụ nữ của dự án.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, năng lực và những hiểu biết của phụ nữ trước và sau
khi có dự án thực hiện tại thôn TĐC xã Phú Đa.
- Đánh giá tính hiệu quả của chương trình tập huấn nâng cao năng lực và quyền cho
phụ nữ của dự án.
- Từ thực tế để đưa ra những nhận định khách quan và giải pháp.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài

- Các nội dung trong chương trình tập huấn cho phụ nữ của dự án là gi?
- Nhận thức và năng lực của phụ nữ trước khi có dự án: hiểu biết về đời sống, về xâ
hội, về làm ăn kinh tế, về sức khỏe sinh sản, bạo lực gia đình…?
- Những thay đổi sau khi dự án thực hiện?
- khó khăn, thuận lợi của người thực hiện dự án là gi?
- Khó khăn, thuận lợi của người dân mà đặc biệt là phụ nữ là gi?
- Thích nghi và ứng phó của hai bên như thế nào?
- Thái độ và phản ứng của người dân?
- Sự tham gia của người phụ nữ trong các buổi tập huấn và trong quá trình dự án
thực hiện?
- Người dân có nguyện vọng gì và chiến lược thích nghi của dự án như thế nào?
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là sự vận dụng các quan điểm chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời vận dụng một số khái
niệm, phạm trù và lý thuyết xã hội học phù hợp và hướng tiếp cận nghiên cứu giám sát
đánh giá để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Với đề tài này tôi đã tiến hành thu thập thông tin thông qua việc phân tích tài liệu thứ
cấp: báo cáo có liên quan( các công văn, chỉ thị các văn bản và quyết định có liên quan
đến dự án. Các báo cáo thực địa của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn…)
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Với các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tich tài liệu và làm cơ sở cho việc thiết kế
công cụ nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp quan sát
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc quan sát, cả
tham dự và không tham dự với sự hổ trợ của các dụng cụ kỷ thuật để ghi lại tất cả làm
cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá

đầm phá:
-tập huấn
-hỗ trợ
-vay vốn
………..
Hoạt động tập huấn
Sức khỏe
sinh sản
Bạo lực
gia đình
Hiệu quả
Hoạt
động xã
hội…
Đánh giá
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trả lời một số câu hỏi : người dân tại địa bàn đang thực sự cần gì? Tại sao lại cần
có các buổi tập huấn để nâng cao năng lực? tính hiệu quả và những tác động mà các
buổi tập huấn mang lại? mối quan hệ giữa cán bộ tập huấn và người dân như thế
nào?...là những yêu cầu có tính khoa học và thiết thực. Bên cạnh đó đánh giá vai trò và
tầm quan trọng của dự án và những thay đổi của người dân trước và sau khi có dự án
thực hiện.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện là một nghiên cứu có tính đánh giá tính hiệu quả thông qua tìm
hiểu thực tế tại địa bàn mà dự án đang thực hiện. Qua đó để thấy được những nhu cầu
của người dân cũng như mục đích và tính chất, hiệu quả và tác động mà các buổi tập
huấn dự án mang lại cho người phụ nữ.
Thông qua đó cũng mạnh dạn đưa ra những góp ý và giải pháp để dự án tham khảo.
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dung loại phương tiện tối ưu trong trong
những điều kiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm của các nguồn lực.
Về nguyên tắc, thuyết này cho rằng mõi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy lý
là lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và thiệt hại nhỏ
nhất. nhưng trong điều kiện thiếu thông tin, thiếu sự hợp tác tức là thiếu tính xã hội nên
từng hành động lựa chọn duy lý của cá nhân đã ngăn cản việc xuất hiện một giải pháp,
một kết cục tốt nhất cho cả hai
Thuyết được vận dụng vào giải thích việc các hộ dân định cư thôn Lương Viện
xã Phú Đa lựa chọn cho mình chiến lược phát triển mới là thay đổi nơi sống. Thuyết lựa
chọn duy lý cũng giải thích tạo sao những người phụ nữ thôn tái định cư lại tìm đến sự
thay đổi thông qua việc tham gia vào dự án, tham gia vào quá trình dự án tiến hành và
thực hiện công việc tập huấn. Đồng thời cũng giải thích có sự mâu thuẫn nào giữa bên
thực hiện dự án và bên phía người dân để xem có đi đến tiếng nói chung hay giải quyết
như thế nào. Hướng đi có lợi nhất luôn là mục tiêu cả hai bên cùng hướng đến.
* Lý thuyết cấu trúc chức năng
Cơ cấu chức năng được A.Comte và H.Spencer khởi xướng rồi những nhà khoa
học sau đó kế thừa và xây dựng thành thuyết cấu trúc chức năng. Hiện nay thuyết này
trỏ thành một trong những công cụ lý luận chủ yếu để xem xét và phân tích các hiện
tượng xã hội. Theo lí thuyết này thì xã hội được cấu thành bởi các thành tố có tác động
qua lại lẫn nhau, tương tác với nhau hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi thành tố
có vai trò, chức năng riêng nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Chúng tôi áp dụng lí
thuyết này để giải thích mỗi quan hệ qua lại, đánh giá sự tác động của các loại hình tập
huấn tới người dân định cư thôn Lương Viện và ngược lại. Sự biến đổi về cấu trúc xã
hội được Comte miêu tả dường như lệ thuộc vào qui luật của sự tiến hóa. Dựa trên ý
tưởng này của Comte có thể thấy mọi xã hội luôn luôn vận động biến đổi và mọi xã hội
là một chỉnh thể thống nhất trong sự đa dạng.
2. Cơ sở thực tiễn

giảm nguồn vốn tự nhiên đến sinh kế của các hộ vạn đò định cư vùng đầm phá Tam
Giang hiện nay”. (Nghiên cứu tại thôn Cự Lại Bắc xã Phú Hải, thôn Thanh Mỹ xã Phú
Diên, làng định cư xã Phú Đa, thôn Hà Trung 5 xã Vinh Hà, Đội 16 cư dân thuỷ diện xã
Vinh Phú, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Luận văn đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến sự suy giảm nguồn vốn tự nhiên,
trong đó có nêu ra vấn đề nhận thức và hiểu biết của người dân trong việc khai thác có
hiệu quả nguồn vốn tự nhiên. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập nhiều đến vấn đề thực hiện
công tác tập huấn nâng cao năng lực nhận thức cũng như hiểu biết cho người dân.
2.1. Vài nét về dự án đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền và tăng năng
lực cho phụ nữ và trẻ em:
Dự án được thực hiện và quản lý bởi Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (CSSH).
CSSH có trách nhiệm triển khai các hoạt động và đảm bảo những mục tiêu đã để ra
trong Đề cương Dự án.Tổ chức ICCO đã tài trợ dự án nhằm mục tiêu phát triển sinh kế
bền vững cho người dân xã Vinh Hà, Phú Hải, Phú Đa, Vinh Phú và Phú Diên, huyện
Phú Vang. Dự án này là kết quả của những lợi ích từ cộng đồng và được đánh giá độc
lập vào tháng 12 năm 2008. Sở dĩ dự án được tiến hành tại vùng đầm phá Tam Giang và
tại các xã nói trên là vì:
Hiện nay đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nhưng qua nghiên cứu, chúng
tôi đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống của cộng đồng
ngư dân ven đầm phá sau:
Vấn đề đầu tiên là môi trường đầm phá đang ô nhiễm. Lượng rác thải ngày càng
nhiều, nguồn nước một số nơi, nhất là vùng nước ven bờ, khi quan sát bằng mắt thường
có thể thấy màu nước đen và có nhiều chất lơ lững, dòng chảy không thông thoáng
khiến rác thải và một số thực vật thuỷ sinh trôi nổi không lưu thông.
Lượng rác thải ở đây bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau. Một phần do chính người dân
xung quanh đầm phá xả rác bừa bãi trực tiếp xuống đầm hoặc thải xung quanh khu vực
sinh sống, từ đó gió, nước mưa chảy tràn mang rác xuống đầm phá. Một nguồn khác là
rác do các nơi đưa đến bởi dòng chảy tự nhiên của các con sông như: rác thải từ vùng

khoảng cách khiến cho dòng nước không lưu thông, dễ gây nên bệnh tật cho cá, khi có
bệnh lại dễ lây lan. Vấn đề này đã xảy ra trong thời gian dài, được đề cập nhiều nhưng
vẫn chưa giải quyết được triệt để do một số địa phương chưa quy hoạch vùng đánh bắt,
một số vùng quy hoạch nhưng chưa hợp lý khiến cho người dân chưa tuân theo. Từ phía
chính quyền và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đã có một số quy chế và chính sách để
xử lý tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa thực thi được do chưa có đủ nguồn lực về
con người và kinh phí để thực hiện. Mặt khác một số bộ phận dân cư vì sinh kế và điều
kiện kinh tế nên chưa chịu di dời theo các quy chế, quy hoạch của chính quyền đưa ra.
Ngoài ra nguồn nước đầm phá còn chịu thêm một số tác động khác. Đó là nguồn
nước thải từ các sinh hoạt cư dân, các khu chợ ven sông, đầm, các cơ sở sản xuất chế
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
biến. Quan trọng hơn là một số cơ sở chế biến thuỷ sản gần đó đổ trực tiếp nước thải ra
sông, đầm phá không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn do chi phí cao, làm giảm
lợi nhuận. Mặt khác các cơ quan chức năng chưa đủ nhân lực và trách nhiệm để giám
sát việc thực thi các quy định về môi trường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan chặc chẽ với việc tài nguyên đầm phá bị cạn
kiệt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên nhằm
tạo ra sinh kế bền vững cho người dân hiện nay chưa đạt hiệu quả. Vấn đề ở chổ
phương pháp và cơ chế quản lý tài nguyên chưa hợp lý.
Quản lý tài nguyên liên quan đến vai trò chính quyền các cấp lẫn cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá đều
có những điểm không hợp lý cả trong quá trình xây dựng lẫn thực thi. Quá trình đề ra
chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng, quá trình thực thi chính sách chưa hiệu quả
và triệt để. Nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên, bao gồm con người, kinh phí lẫn
trang thiết bị còn hạn hẹp. Các quy hoạch, chiến lược phục vụ quản lý tài nguyên về lâu
dài thiếu tầm nhìn.
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc người dân không được tham gia trong quá trình hình thành
chính sách. Một mặt chính quyền chưa coi trọng vai trò của người dân mặt khác người
dân chưa có thói quen và biết được vai trò của mình. Ngoài ra, tổ chức đoàn hội đại diện

vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất
thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình cũng như
trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý kiến của
họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát và ra
quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp
đến đời sống và sức khỏe của họ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới. Nguyên nhân thứ nhất trực tiếp là
trình độ học vấn của phụ nữ thấp hơn nam giới. Điều này cũng xuất phát từ những định
kiến xã hội dành cho phụ nữ. Những định kiến này thường do phong tục tập quán. Xã
hội đã quy định giáo dục, trường lớp là nơi dành riêng cho nam giới, còn bếp núc là nơi
dành riêng cho phụ nữ.
Ngoài những định kiến xã hội thì nơi ở trước đây của họ cũng đã có những ảnh hưởng
nhất định. Trước đây, họ sống trên thuyền, cuộc sống nay đây mai đó. Chính yếu tố này
dẫn đến họ không có điều kiện để đến trường. Theo khảo sát gần đây của chúng tôi thì
phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 đều không biết đọc và viết (chiếm 86,67%) số người
học ở bậc tiểu học (chiếm 20%) và một số ít là cấp II (2,67%).
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên nhân thứ hai là phạm vi giao tiếp hẹp của phụ nữ đối với xã hội bên ngoài.
Điều này đã khiến phụ nữ thiếu thông tin và thường e ngại trước mặt người khác. Hầu
hết những cuộc họp ở cộng đồng hay buổi tập huấn đều do nam giới đảm đương. Phụ
nữ chỉ ở nhà và có được thông tin thông qua người chồng. Chính yếu tố này dẫn đến,
nam giới nghĩ rằng mình luôn vượt trội hơn nữ giới. Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến
phụ nữ có phạm vi giao tiếp không rộng là:
• Họ không nhận được sự giúp đỡ, động viên từ gia đình đặc biệt là người
chồng. Hầu như những buổi tập huấn, họp thôn người chồng luôn là người
tham gia
• Thiếu tự tin vào bản thân là một cản trở lớn, trình độ học vấn không cao, thiếu
cơ hội tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng.
• Gánh nặng công việc gia đình chiếm một khoảng thời gian lớn của phụ nữ.

quan tâm nhiều đến giới tính, bạn bè. Hơn nữa, việc tiếp xúc nhiều với thế giới/phương
tịên giải trí ngày càng phong phú bên ngoài khiến các em cảm thấy việc học trở nên
nặng nề và không còn ý nghĩa. Internet và những trò chơi điện tử mới mẻ, những người
bạn có tiền để chưng diện cộng với tâm sinh lý dậy thì cũng
là nguyên nhân khiến các em đua đòi, muốn kiếm tiền để được như bạn bè mình, và bỏ
học như là hệ quả tất yếu.
2.3. Mảng hoạt động dành cho phụ nữ
TT HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG XÃ
HỘI
1 Tập huấn về giới và
vai trò giới
- Tổ chức ở thôn Cự
Lại Bắc xã Phú Hải
và thôn Định Cư
Lương Viện xã Phú
Đa với 3 lần tập
huấn, mỗi xã gần 30
người tham gia
trong đó có 15 nam
và 15 nữ ở Định
Cư Lương Viện 1
lần, riêng ở phú Hải
tổ chức 2 lần tập
huấn trên cùng một
- Hoạt động tập
huấn có ý nghĩa, tác
động rất lớn tới
nhận thức, hành vi
và ứng xử của cộng
động, của mỗi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status