Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Pdf 26

PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử do C. Mác xây dựng nên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã
được thừa nhận lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu
lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài
người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội,
chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một
cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định
cũng như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người.
Trong thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở bám sát tư tưởng Mác- Lênin và đặc biệt là
việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước,
việc vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực
hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một đất nước giàu
mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Sự vận dụng học thuyết hình
thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” thực sự
mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về thực tế và lí luận.
II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích: Hiểu rõ thêm về nội dung, những giá trị của học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội và việc vận dụng nó vào công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
2. Nhiệm vụ: Nêu rõ bản chất của hình thái kinh tế xã hội, vận dụng hình thái
kinh tế - xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước là một tất yếu khách quan và thực
tiễn xây dựng đất nước.
III/ Phạm vi nghiên cứu
1
Nội dung và giá trị của hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng nó vào nước ta
hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
I/ Nội dung phạm trù hình thái kinh tế xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên của

vào ý muốn chủ quan của con người.
Việc vận dụng sáng tạo học thuyết này vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội đối với Việt Nam là chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa.
II/ Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
1. Quan điểm của C.Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề bỏ qua tư bản chủ
nghĩa đi lên xã hội chủ nghĩa
Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã vận dụng học
thuyết ấy vào phân tích xã hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã
hội đó, và đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái
cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Ông đã từng khẳng định:
“Chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực nhằm thủ tiêu trạng thái hiện tồn”.
Theo Ăngghen, các nước lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa đều có thể đi lên chủ
nghĩa xã bằng những con đường phát triển bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Muốn làm được
điều đó thì cách mạng vô sản phải thành công, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản đã tiến hành cách mạng giành được chính quyền từ tay giai cấp thống
trị và các nước đó đã giành được sự giúp đỡ từ các nước phương Tây. Quan điểm này
đã được trình bày rõ trong tác phẩm: “Bàn về xã hội ở Nga”.
3
Hơn thế nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng
định: các quốc gia, dân tộc có thể phát triển tuần tự theo những bước quá độ của các
hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ cộng sản nguyên thủy đến cộng sản chủ
nghĩa, song căn cứ vào điều kiện lịch sự cụ thể mà các quốc gia có thể bỏ qua một hay
một vài hình thái kinh tế - xã hội.
Còn theo Lênin, có 2 hình thức quá độ; quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp. Lê-
nin cho rằng những nước mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển thì có thể đi lên chủ nghĩa
xã hội bằng quá độ trực tiếp. Ngược lại, những nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã
hội bằng quá độ gián tiếp . Thực chất đó là sự bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên
con đường xã hội chủ nghĩa.

dân, có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất tiến bộ và chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải
phóng, hưởng cuộc sống hạnh phúc, phát triển về mọi mặt, các dân tộc anh em chung
sống hòa bình, đoàn kết và hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới. Bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa nghĩa là bỏ qua quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
của tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu những thành tựu đạt được dưới chế độ tư bản, nhất
là khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất và nền kinh tế hiện đại.
3. Nhiệm vụ trong thời kì quá độ
Hiện nay nước ta vẫn đang ở trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, điều kiện và hoàn cảnh đó đã đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ hết sức khó
khăn.
Thứ nhất, một nhiệm vụ chiến lược và lâu dài của đất nước là xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình xây
dựng xã hội ở nước ta “Đảng và nha nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status