Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Pdf 26

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................................1
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .3
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................................................................3
1. Qúa trình hình thành và phát triển ...................................................................................................................3
2. Khái niệm và phân loại Ngân hàng thương mại ..............................................................................................3
3. Chức năng của Ngân hàng thương mại ............................................................................................................5
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........................................................5
1. Huy động vốn ...................................................................................................................................................5
2. Cho vay và đầu tư tài chính...............................................................................................................................6
3. Là trung gian tài chính .....................................................................................................................................7
III.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .........................................7
1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng...............................................................7
2. Nhóm các chỉ tiêu rủi ro ...................................................................................................................................9
3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ………………………………………………………………10
PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ……………………………………………………………………….10
1. Giai đoạn 1987 - 1990 ..………………………………………………………………………………….10
2. Giai đoạn 1990 – 1999 …………………………………………………………………………………..11
3. Giai đoạn 2000 – 2005 …………………………………………………………………………………..13
PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ……………………………………………………………………………….26
1. Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước ……………………………………………………26
2. Giải pháp trong nội bộ các ngân hàng …………………………………………………………………...27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………….32
MỞ ĐẦU
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế hoạt
động một cách nhịp nhàng. Vì vậy khu vực này được chính phủ các nước quan tâm đặc biệt, và là một trong
1
những ngành được giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy
nhiên hoạt động của các ngân hàng tại các nước này thường bị chỉ trích mạnh mẽ đó là thiếu sức cạnh tranh

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền
sản xuất hàng hóa. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến
lượt mình sự phát triển của Ngân hàng lại thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế.
Ở Việt Nam, ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước – ngành Ngân hàng.
Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ
chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông
hàng hóa, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngày
21/1/1960 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến năm 1975
các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ - ngân hàng theo mô hình ở miền Bắc đã
áp dụng thống nhất trong cả nước, song do nhiều nguyên nhân mà trong nhiều năm liên tục, cán cân thanh
toán quốc tế bội chi rất lớn, kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng,
lạm phát phi mã tới 3 con số (774% năm 1986), sản xuất đình trệ… Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường
lối đổi mới cho đất nước, hai pháp lệnh Ngân hàng được công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan
trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của Ngân hàng: từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với vai trò là
Ngân hàng Trung Ương được theo sau bởi một hệ thống ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuôn
khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thông qua
và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998. Từ đây, ngành ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách
mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 5 NHTM Quốc doanh, 31 chi nhánh của 26 ngân
hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 35 NHTM cổ phần, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty
tài chính khác. Các nghiệp vụ ngân hàng đã trở nên phong phú, đa dạng, và không ngừng tăng lên, huy động
vốn tăng gấp trên 1.000 lần so với năm 1986 và gấp 21 lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp
28 lần so với năm 1990.
3

1. Huy động vốn
Bản chất của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” vì vậy hoạt động huy động vốn là hoạt động quan
trọng của Ngân hàng. Trong thời buổi kinh tế hội nhập, nhu cầu vốn lớn và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
các Ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để tập trung được những nguồn vốn lớn cho kinh
doanh. Các hình thức huy động vốn ngày càng phong phú, các loại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra đã
đáp ứng đước nhu cầu của khách hàng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm …
Hệ thống
NHVN
Hệ thống
NHVN
Các tổ chức tín
dụng
Các tổ chức tín
dụng
Ngân hàng nhà
nước Việt Nam
Ngân hàng nhà
nước Việt Nam
Chi nhánh
NHNNVN
Chi nhánh
NHNNVN
Ngân hàng quốc
doanh
Ngân hàng quốc
doanh
Hợp tác xã tín
dụng
Hợp tác xã tín
dụng

Chi nhánh
NHNN
Chi nhánh
NHNN
5
Ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn sau:
1.Tiền gửi thanh toán của khách hàng loại có kỳ hạn và không kỳ hạn.
2. Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng loại có kỳ hạn và không kỳ hạn.
3. Vay NHTW
- Vay thông thường
- Vay tái chiết khấu
- Vay cầm cố
- Vay thanh toán bù trừ
- Vay hỗ trợ đặc biệt
3. Vay các NHTM khác
- Vay thông thường
- Vay chiết khấu các giấy tờ có giá
- Vay theo hồ sơ tín dụng
- Vay cầm cố
- Vay hỗ trợ …
4. Vay phát hành
- Kỳ phiếu ngân hàng
- Trái phiếu ngân hàng
- Chứng chỉ tiền gửi
5. Vốn huy động khác
- Vốn tài trợ
- Vốn ủy thác đầu tư
- Vốn để cho vay đồng tài trợ
- Nhận vốn liên doanh liên kết
2. Cho vay và đầu tư tài chính

những giao dịch đặc biệt – NRST, thu nhập trên cổ phiếu – EPS.
Công thức xác định:
7
Tỷ lệ thu nhập trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ thu nhập trên
tổng tài sản (ROA)
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM)
Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chứng
khoán – chi phí trả lãi tiền gửi và nợ khác
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi cận biên
Thu ngoài lãi – chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập hoạt
động cận biên
Tổng thu từ hoạt động – Tổng chi từ hoạt động
Tổng tài sản
Thu nhập cận biên trước những
giao dịch đặc biệt (NRST)
Thu nhập sau thuế + Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh
doanh chứng khoán + các khoản bất thường khác
Tổng tài sản
Thu nhập trên cổ phiếu

Nếu ngân hàng theo đuổi các khoản đầu tư mạo hiểm, có thể tỷ lệ sinh lời hiện tại sẽ cao hơn. Tuy nhiên,
nếu tổn thất xảy ra (thường qua một thời gian nhất định), sinh lời của ngân hàng sẽ giảm sút, thậm chí có thể
ngân hàng sẽ bị phá sản. Do vậy, thời kỳ này rủi ro cao có thể gây ra tổn thất kỳ sau, làm giảm khả năng
sinh lời kỳ sau. Tỷ lệ Nợ/vốn của chủ càng cao, tỷ lệ sinh lời ROE càng lớn, song khả năng chống đỡ với
9
những tổn thất của ngân hàng càng kém. Tỷ lệ Tài sản nhạy cảm/nguồn vốn nhạy cảm phản ánh rủi ro lãi
suất khi lãi suất thay đổi theo hướng có lợi hoặc không thay đổi, thu nhập của ngân hàng sẽ gia tăng.
3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
Điển hình của hoạt động trong ngân hàng là hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau và là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay
đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn
tại.
Chất lượng tín dụng được đánh giá theo một số chỉ tiêu cơ bản, vừa có chỉ tiêu mang tính định
tính lại vừa có chỉ tiêu mang tính định lượng. Nhưng hiện nay ở nước ta việc qui định tiêu chuẩn cho các
chỉ tiêu định tính rất khó do nó chỉ mang tính tương đối. Vì vậy nếu xét về bản chất và yêu cầu đối với một
ngân hàng trước mắt cần qui định hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM theo các
chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Cơ cấu vốn đầu tư
- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay
- Vòng quay vốn tín dụng
- Phân loại tài sản có
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
1. Giai đoạn 1987-1990
Đây chính là giai đoạn thực hiện thí điểm hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong thời kỳ này các ngân
hàng bước đầu chú ý tới hiệu quả hoạt động bởi vậy đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đặc biệt là tín dụng
ngắn hạn, trong đó cho vay vốn lưu động chiếm từ 90 đến 95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng
theo định mức vốn lưu động đã được xoá bỏ mà tín dụng trong thời kỳ này chỉ nhằm bổ xung nhu cầu vốn

hoạt động tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại thời kỳ này, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần có sự
phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ trọng thị
phần chi phối toàn hệ thống. Bảng 2.2 cho biết thị phần của các ngân hàng thương mại từ 1993 đến năm
1996.
Bảng 2.2. Thị phần các ngân hàng thương mại Việt Nam thập kỷ
1993-1996
Đơn vị: %
11
Năm/loại hình 1993 1994 1995 1996
A. Tổng thị phần tiền gửi
1. NHTM NN 91 88 80 76
2. NHTM CP 6 8 9 10
3. NH LD 1 2 3 3
4. CN NH nước ngoài 2 2 8 11
B. Tổng thị phần tín dụng
1. NHTM NN 89 85 75 74
2. NHTM CP 7 11 15 14
3. NH LD 1 2 3 5
4. CN NH nước ngoài 3 2 7 7
Nguồn: Hideto Saito thời báo kinh tế Việt Nam số 69, 28/8/1999
Bảng 2.3 cho thấy dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng dần theo các năm và nó chiếm một tỷ trọng
khá lớn trong tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đã đóng vai
trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế và thông qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ 20.
12

Trích đoạn Giải pháp trong nội bộ các ngân hàng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status