Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Pdf 12

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, em phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình
của cán bộ Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã tạo điều kiện cho
em về nguồn tài liệu và chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển hiệp hội. Bên
cạnh đó, đề tài này được hoàn thành cũng có môộ phần đóng góp và ủng hộ to
lớn của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn
PGS. Ts. Nguyễn Thượng Lạng đã có những chỉ bảo tâm huyết, nhiệt tình,
kiên trì cùng em khắc phục những hạn chế của bài viết để bài viết được sâu
sắc và hoàn thiện hơn. Sau đó em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
trong hao, cùng toàn thể các anh chị cán bộ làm việc ở Hội các nhà Doanh
nghiệp trẻ Việt Nam vì sự giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập
tại đó.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
LỜI CAM KẾT
Luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” là một đề tài do tác giả thực hiện độc lập thông qua việc tham
khảo các sách bảo, các tạp chí liên quan cũng như sự hướng dẫn chỉ bảo của
các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ ở Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Tác
giả xin cam đoan, toàn bộ nội dung của đê tài không sao chép ở bất kỳ tài liệu
nào. Nếu sai với lời cam đoan trên, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH
NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA.....................................................................................30
2.1 Trước khi gia nhập WTO...................................................................................................30
2.2 Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO................................................................54
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
...................................................................................................................................................60
3.1 Thời cơ và thách thức đối với việc thành lập của Hội, Hiệp hội khi Việt Nam hội nhập
Kinh tế quốc té..........................................................................................................................60
3.1.1 Thời cơ.............................................................................................................................60
3.1.2 Thách thức.......................................................................................................................61
3.2.1 Định hướng chiến lược....................................................................................................62
3.2.2 Định hướng cụ thể...........................................................................................................64
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................................................65
3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước.............................................................................................65
3.3.2 Giải pháp về phía Hiệp hội..............................................................................................68
3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp......................................................................................73
KẾT LUẬN...............................................................................................................................76
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
1 XHCN
Xã hội chủ nghĩa
2 KHCN
Khoa học công nghệ
3 DN
Doanh nghiệp
4 CLB

Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước, số lượng doanh
nghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta đã có sự thay đổi và phát triển vượt bậc.
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, thành phần các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, số
lượng cũng không nhiều, tổng số lúc cao nhất cũng chỉ trên 1200 doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, Đảng và chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát
triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích nhiều
thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng trong môi trường kinh doanh lành mạnh.
Do đó, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Sau khi luật Công ty được
ban hành năm 1990, đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000, đến
nay cả nước có khoảng 300 000 doanh nghiệp trong đó có gần 200 000 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, trên 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp thì xu hướng “liên
doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong xã
hội hiện đại. Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết là
vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của
một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp
thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức này sẽ thay họ làm nhiệm vụ của người phát
ngôn, đại diện cho quyền lợi và mong muốn chung của các doanh nghiệp, là cầu nối
liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế, sự ra đời của Hội, Hiệp hội
doanh nghiệp là cần thiết. Hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các nhà doanh
nghiệp, đồng thời là môi trường tập hợp, bồi dưỡng, định hướng phát triển cho các
nhà doanh nghiệp. Bước sang thế kỷ 21, các nhà doanh nghiệp tiếp tục là lực lượng
quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà. Việc tập hợp, bồi
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, định hướng tư tưởng cho đội ngũ các nhà doanh nghiệp

- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp trong Hiệp hội và tác
động của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp tham gia.
- Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam, Hội
doanh nghiệp của môt số nước trên thế giới.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc, tập trung vào một số Hiệp hội có hoạt động
tốt và hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu liên quan.
- Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm, trao đổi.
6. Kết cấu cấu đề tài
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài chia làm 3 chương:
- Chương 1: Những cơ sở lý luận và nội dung chủ yếu về doanh nghiệp và hoạt
động của doanh nghiệp trong Hiệp hội.
- Chương 2: Thực trạng quá trình hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời gian nghiên
cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các bạn để bài
viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46

là doanh nghiệp các tổ chức kinh tế đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài.Hộ gia đình và kinh doanh
cá thể chưa được coi là doanh nghiệp.
Khái niệm "doanh nghiệp" sử dụng trong chuyên đề được hiểu theo nghĩa như
sau: "doanh nghiệp" là các cơ sở kinh tế có đăng ký kinh doanh và thực hiện các hoạt
động kinh doanh theo qui định của pháp luật.
1.1.2 Kinh doanh
Nói chung, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na kinh doanh là buôn bán. Tuy
nhiên không thể đồng nhất kinh doanh và buôn bán là một.Có rất nhiều định nghĩa về
nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ mô tả các quá trình kinh doanh.
Định nghĩa đầu tiên về nghề buôn bán, ra đời từ thế kỷ 18, coi đó là một thuật ngữ
kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi ro của việc mua hàng ở một mức giá nào
đó cố định để rồi bán lại với một mức giá khác không cố định. Về sau, các nhà bình
luận đã mở rộng định nghĩa này và bao gồm trong đó cả việc tập trung các yếu tố sản
xuất. Định nghĩa này đưa mọi người đến một câu hỏi khác là liệu việc buôn bán có
một chức năng duy nhất hay không hay nó đơn thuần chỉ là một hình thức của việc
quản lý. Đầu thế kỷ này, khái niệm đổi mới được đưa thêm vào định nghĩa về việc
buôn bán. Đổi mới ở đây có thể là đổi mới quá trình, đổi mới thị trường, đổi mới sản
phẩm, đổi mới yếu tố và thậm chí đổi mới về một cơ cấu. Các định nghĩa sau này mô
tả công việc kinh doanh có bao gồm cả việc thành lập các doanh nghiệp mới mà
người thành lập nên chúng là những người buôn bán. Như vậy, trong quá trình kinh
doanh có hoạt động mua bán và kinh doanh chính là hoạt động đầu tư để thu lợi
nhuận.
Theo định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Kinh
doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi”
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
1.1.3 Nhà doanh nghiệp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt khái niệm nhà doanh nghiệp vẫn chưa được

nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ
trợ, xúc tiến, tư vấn phát triển cho các thành viên. Và các Hiệp hội doanh nghiệp ra
đời để đáp ứng các nhu cầu đó.
Như vậy, Hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những người có
nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ví dụ: Hội doanh nghiệp trẻ
Việt Nam, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ….
1.2.2 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội
nhập Kinh tế quốc tế
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanh nghiệp không còn
được trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người “vừa
đá bóng, vừa thổi còi” mà chỉ còn là trọng tài nên doanh nghiệp bước vào môi trường
kinh doanh mới rất minh bạch với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt. Mặt khác, tính liên
kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự cao. Do đó, các doanh nghiệp sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường và nâng cao uy tín trên
trường quốc tế nếu doanh nghiệp đứng đơn lẻ cho nên việc lắng nghe, nắm bắt tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp của Hiệp hội là cần thiết để tháo gỡ các khó
khăn.
Việc tập trung tư vấn, hướng dẫn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp những
vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, những cam kết của Việt Nam với WTO là vấn đề mà
nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cùng với các cơ hội cho doanh nghiệp phát huy hết
năng lực của mình, tuy nhiên với các quy định của WTO, các cam kết song phương,
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
đa biên và các tập quán, thông lệ, luật pháp quốc tế…đã vượt khả năng hiểu biết của
các doanh nghiệp kinh doanh trong nước theo tập quán thông thường. Vì thế, vai trò
của các Hội, Hiệp hội càng cần thiết với các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, hỗ
trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội là tổ chức thích hợp nhất và không thể thay thế trong
việc đánh giá chất lượng, điều phối hoạt động và giải quyết mối quan hệ giữa các

thể hình thành. Như Hiệp hội Thủy sản Việt Nam ra đời trên cơ sở sự liên kết của các
doanh nghiệp Thủy sản trong quá trình kinh doanh phát triển sản phẩm và được điều
hành bởi Ủy ban Trung ương Hội.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới việc thành lập và duy trì một Hội là yếu tố tổ
chức. Trước hết đó là ban lãnh đạo, bộ máy. Bất kỳ một Hội, Hiệp hội nào đều cần
một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu và có người lãnh đạo có đủ tầm nhìn và
bao quát được hoạt động. Bộ máy nhân sự là hết sức quan trọng, bởi nếu muốn hoạt
động của Hội được tốt thì bộ máy nhân sự phải tốt đứng đầu tổ chức bộ máy là Ban
lãnh đạo do Ban vận động bầu ra. Việc duy trì hoạt động của Hội là do Bộ máy Hội
hoạt động có tốt hay không. Trên thực tiễn đến hơn 90% Hội hoạt động tốt do có bộ
máy nhân sự và cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn và có quan hệ tốt với cơ quan hữu quan.
Yếu tố cuối cùng làm ảnh hưởng tới quá trình thành lập Hội đó chính là kinh
phí. Kinh phí giúp cho Ban vận động của Hội có thể làm các thủ tục cần thiết trong
việc thành lập Hội. Kinh phí còn giúp duy trì hoạt động của Hội. Nguồn kinh phí để
tiến hành thành lập Hội có thể lấy từ nguồn tài trợ, từ lệ phí ban đầu do các thành
viên sáng lập tự nguyện đóng góp, hoặc do cơ quan sáng lập tài trợ…Do vậy, nguồn
kinh phí có thể huy động từ nhiều nguồn cung cấp cho Ban vận động để có thể tiến
hành thành lập Hội.
1.2.4 Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
Các Hiệp hội doanh nghiệp thường có nhiều chức năng khác nhau tùy vào lĩnh
vực và ngành mà hiệp hội đó hoạt động.Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra các chức
năng chính của các Hiệp hôi doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất là chức năng đại diện quyền lợi.Đây là chức năng chính của đa số
các Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là những hiệp hội lớn, là đại diện và tăng cường
quyền lợi hội viên trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.Chức năng này bao gồm việc duy trì đối thoại
với Chình phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ
với các cơ quan tổ chúc trong nước và nước ngoài.
Thứ hai là dịch vụ hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp,

quy định, nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất trên một phần hai tổng số hội
viên chính thức hoặc hai phần ba tổng số thành viên ban lãnh đạo hội đề nghị.
Đại hội được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu do
điều lệ hội quy định
Những nội dung quyết định tại đại hội gồm có:
- Thông qua điều lệ hội;
- Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, đổi tên hội;
- Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội.
Ban lãnh đạo, ban kiểm tra
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
1. Ban lãnh đạo là cơ quan lãnh đạo của hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội.
2. Ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra do điều lệ hội quy
định.
Đứng đầu Bộ máy điều hành và thường trực của các Hiệp hội được tổ chức
gồm Ban thư ký và Văn phòng thường trực của Hội.
- Ban thư ký: do Hội nghị Ban chấp hành bầu ra, là cơ quan điều hành hoạt
động của Hội giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành. Cơ cấu tổ chức đầy đủ của Ban thư
ký gồm:
+ Tổng thư ký
+ Các Phó tổng thư ký
+ Các uỷ viên.
Với một Hội lớn, có nhiều hoạt động thì Tổng thư ký cần là một chức
danh chuyên trách mới đáp ứng được yêu cầu điều hành công việc.
- Văn phòng thường trực: Là cơ quan giúp việc cho Ban thư ký và Ban
chấp hành trong xử lý công việc hàng ngày của Hội. Văn phòng thường trực cùng với
Tổng thư ký hợp thành một bộ máy chuyên trách điều hành, xử lý công việc hàng
ngày của Hội. Bộ máy chuyên trách này có vai trò rất lớn trong hoạt động của Hội.

đất, vốn, thuế, lao động được đào tạo cho việc đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu và đổi
mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp.
4- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương
đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, đàm phán và ký
kết các thoả thuận song phương và đa phương. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ban hành quy chế cho các
doanh nghiệp và Hội doanh nghiệp lập cơ quan đại diện, chi nhánh ở nước ngoài.
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
Nghiên cứu sử dụng các tổ chức dịch vụ và tổ chức môi giới quốc tế, khuyến khích
các doanh nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước, cũng như người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập thị
trường thế giới.
5- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở
nông thôn... Tổ chức các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản theo hướng
gắn kết với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
6- Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ
yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng
đất.Khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích phát triển cây dài ngày.
7- Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng
sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức
cạnh tranh với nước ngoài. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bao gồm cả bồi dưỡng
kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh
giỏi ở nông thôn.
8- Thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thông thoáng trên thị trường trong nước,
phát triển các loại hình kinh doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu
theo phương thức ký kết hợp đồng dài hạn với nông dân.
Những quan điểm,chủ trương, chính sách lớn trên đây chứng tỏ Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đồng
thời còn chỉ rõ đối tượng, địa bàn, loại hình doanh nghiệp cần đầu tư phát triển và
hàng năm còn có hình thức lựa chọn, suy tôn, thông qua các Hiệp hội để khen thưởng

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế
giới
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức Hội doanh nghiệp. Những tổ chức
này rất khác nhau về ngôn ngữ, tên gọi, tiêu chí hội viên, tiêu chí hoạt động, cách
thức tổ chức và điều hành, nhưng đều có chung một mục tiêu liên kết những nhà lãnh
đạo doanh nghiệp với nhau để tạo môi trường tốt hơn cho hội viên trao đổi ý tưởng,
học hỏi và cùng phát triển. Nhiều Hội doanh nghiệp cũng xác định mục tiêu cung cấp
cơ hội cho lớp trẻ phát triển năng lực lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội, năng lực
kinh doanh và tinh thần đoàn kết, bằng cách đó đóng góp vào sự tiến bộ của cộng
đồng.
Hầu như quốc gia nào cũng có tổ chức Hội doanh nghiệp tuy qui mô và hoạt
động rất khác nhau.
Nghiên cứu tình hoạt động của một số Hội doanh nghiệp của thế giới, đặc biệt
qua nghiên cứu sâu tổ chức và hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ, Hội
doanh nghiệp trẻ Nhật Bản, Hội doanh nghiệp trẻ Anh, Hội doanh nghiệp trẻ quốc tế
và Tổ chức các Chủ tịch doanh nghiệp trẻ quốc tế, có thể rút ra những nét khái quát
sau:
Về tổ chức:
Hầu hết các tổ chức DNT này đều là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp hội
viên theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự túc. Các Hội đều được tổ chức chặt chẽ,
dân chủ. Đại hội Hội thường được tổ chức mỗi năm một lần, bầu ra Chủ tịch và Ban
chấp hành mới. Chức danh Chủ tịch không tái cử (Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ có
lịch sử 85 năm thì Chủ tịch hiện nay cũng là Chủ tịch thứ 85).
Bộ máy điều hành được tổ chức chuyên trách và mang tính chuyên nghiệp rất
cao. Các chức danh cao cấp (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) là những ngọn cờ thường đưa ra
các tư tưởng, định hướng lớn khi tranh cử, sau đó chỉ đạo và kiểm tra bộ máy chuyên
trách triển khai tư tưởng của mình. Tổng thư ký là người thường trực Hội và phụ
trách điều hành hoạt động của bộ máy chuyên trách, tuy nhiên trong bộ máy này
thường có các tiểu ban, các tổ thư ký được phân công giúp việc cho từng chức danh

Ban quảng bá phát triển cộng đồng địa
phương và các cá nhân
Ban qaủng bá ngân hàng dữ liệu phát
triển cộng đồng
Ban liên lạc đào tạo 10 quận
Ban chính sách môi trường
Ban liên lạc JCI-ASPAC
Ban quản lý tài chính
Phó chủ tịch
điều hành
Phó chủ tịch
điều hành
Phó chủ tịch
điều hành
Phó chủ tịch
điều hành
GĐ đ/hành
cấp cao
Phó chủ tịch
điều hành
Phòng p/triển
c/đồng
UB đặc biệt
quản lý "Hội
thảo mùa hè"
Ban truyền
thống c/đồng
Ban mạng lưới
pt c/đồng
Ban t/truyền pt

Ban châu Á
Các ban khác ...
Ban thư ký
quốc gia
Các ban khác
Hội đồng khu
Dohoku
Hội đồng khu
Tohoku
Hội đồng khu
Doo
Hội đồng khu
khác
Hội đồng khu
Chiba
Hội đồng các
khu khác
Uỷ ban về công ước quốc gia
Uỷ ban tổ chức các nhóm ngành công
nghiệp
Uỷ ban quản lý cung cấp ấn phẩm và kết
nạp thành viên
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
(Nguồn: JJC Organization Chart, 1995, Japan)
Phạm Bích Ngọc Lớp: Kinh tế quốc tế K46

Trích đoạn Trước khi gia nhập WTO Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO Định hướng chiến lược Định hướng cụ thể Giải pháp về phía Hiệp hội
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status