Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Pdf 12

Luận văn tốt nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1.Tính tất yếu của đề tài..............................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài...............................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..............................................................................................2
4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................3
6.Kết cấu cấu đề tài.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH
NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP..........................................5
1.1Một số nhận thức chung về doanh nghiệp............................................................................5
1.1.1Doanh nghiệp......................................................................................................................5
1.1.2Kinh doanh..........................................................................................................................6
1.1.3Nhà doanh nghiệp...............................................................................................................7
1.2Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp.....................................................................7
1.2.1Sự ra đời của Hội doanh nghiệp.........................................................................................7
1.2.2Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế
quốc tế.........................................................................................................................................8
1.2.3Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.........9
1.2.4Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp...................................................................10
1.2.5Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp.......................................................................11
1.2.6Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội...........................................................................12
1.3Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp.
...................................................................................................................................................14
1.3.1Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp.......................................14
1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp.....................................15
1.4Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh nghiệp của các
nước trên thế giới......................................................................................................................16
1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế giới.........16
1.4.2Bài học về công tác của các Hội doanh nghiệp đối với Việt Nam..................................22

4 CLB Câu lặc bộ
5 TNCS HCM
Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh
6 LHTN Liên hiệp thanh niên
7 JJC Hội doanh nghiệp trẻ Nhật bản
8 CS Cộng sản
9 UBTW Uỷ ban Trung ương
10 UBLT Uỷ ban lâm thời
11 DNT Doanh nghiệp trẻ
12 VP Văn phòng
13 YPO
Young President
Oganization
Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ
14 BCH Ban Chấp Hành
15 WTO
World Trade
Oganization
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Luận văn tốt nghiệp.
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Hội Doanh nghiệp trẻ Nhật Bản 19
Hình 2.1 Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương. 29
Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa
phương 30
Hình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp 32
Hình 2.4 Những nguồn thu chính của Hiệp hội 33
Hình 2.5 Tần suất các hoạt động của các Hiệp hội 35
Hình 2.6 Sự khác biệt giữa các Hiệp hội đới với các hoạt động chính. 36

quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà. Việc tập hợp, bồi
1
Luận văn tốt nghiệp
dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, định hướng tư tưởng cho đội ngũ các nhà doanh nghiệp
là nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hiệp hội và cũng là vấn đề cấp bách, quan trọng để đảm
bảo năng lực cạnh tranh, sự phát triển ổn định và đúng định hướng XHCN của nền
kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp
chưa thực sự cao. Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Nhìn
chung, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều nỗ lực rất lớn phấn đấu thực hiện
vai trò chủ chốt của mình, đại diện bảo vệ cho quyền lợi hội viên, kể cả các quan hệ
trong nước cũng như các quan hệ kinh doanh quốc tế. Nhưng thực tế hiện nay cho
thấy, năng lực các Hiệp hội còn khác nhau, điều kiện của các hiệp hội cũng khác nhà
và vai trò, đóng góp của các hiệp hội cũng chênh lêch nhau đáng kể”. Mặt khác, sau
khi Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới, cũng như
thách thức mới trong việc phát triển kinh tế nói chung. Điều này đòi hỏi, mối liên hệ
giữa doanh nghiệp và Hiệp hội càng cao. Trước thực tiễn đó, việc triển khai nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cần thiết và cấp
bách.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình giới doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và hoạt
động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp,
định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam
phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện nay của đất nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động của
Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm hoạt động của một số hiệp
hội trên thế giới.

doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời gian nghiên
cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các bạn để bài
viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
4
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU
VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP
1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp
1.1.1 Doanh nghiệp
Trong các cuốn Từ điển tiếng Việt, khái niệm "doanh nghiệp" được định
nghĩa chưa rõ ràng và chưa bao quát hết các loại hình tổ chức kinh doanh.
Khái niệm "doanh nghiệp" hiểu theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tháng 12/2005 là "Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài khoản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh".
Tuy nhiên, vì luật này chỉ điều chỉnh các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng nên khái niệm doanh nghiệp qui định trong Luật như trên là theo
nghĩa hẹp. Trong thực tế tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp như trên là khoảng
100.000, trong khi các tổ chức kinh tế qui mô nhỏ như tổ, nhóm, hộ kinh doanh cá
thể là hơn 2,5 triệu đơn vị. Các cơ sở kinh tế này tuy nhỏ về qui mô, nhưng cũng thực
hiện đầy đủ các công đoạn của hoạt động kinh doanh, có Giấy đăng ký kinh doanh do
chính quyền cấp và cũng nộp thuế kinh doanh theo qui định của Nhà nước. Trong
"Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam đến năm 2010" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các cơ sở kinh tế nói trên
được định nghĩa thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức cũng là các doanh
nghiệp.
Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo Giáo trình Kinh tế vi mô –

nhuận.
Theo định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Kinh
doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi”
6
Luận văn tốt nghiệp
1.1.3 Nhà doanh nghiệp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt khái niệm nhà doanh nghiệp vẫn chưa được
định nghĩa. Trong Giáo trình Quản lý kinh tế có đưa ra khái niệm "cán bộ quản lý sản
xuất - kinh doanh": đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh
nghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã
hội cao nhất. Trong thực tế, nhà doanh nghiệp thường được hiểu là những người giữ
vị trí lãnh đạo đang trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật.
1.2 Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp
1.2.1 Sự ra đời của Hội doanh nghiệp
Từ xa xưa, ông bà ta đã thấy lợi ích của sự liên kết và hợp tác, qua câu nói
“buôn có bạn bán có phường”. Sự cạnh tranh theo kiểu ‘anh thắng có nghĩa là tôi
thua’ đã không còn đúng hẳn, mà giờ đây xu hướng ‘cạnh tranh trong hợp tác’, tức cả
hai cùng thắng, đã dần trở thành cung cách mới trong kinh doanh. Nhất là khi tài
nguyên xã hội (vốn, kỹ thuật, quản lý, ý tưởng ...) đã ngày càng dồi dào, không ai có
thể giữ được lâu lợi thế cho riêng mình.
Một tính chất khác có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng liên kết: sự phân
khúc ngày càng nhỏ của thị trường. Một ví dụ: ngày nay, trong một đô thị lớn, không
thể tìm đâu ra một nhà hàng có thể bán đủ món cho mọi đối tượng khách hàng, vì sở
thích của người ta đã ngày càng phân nhánh đến hết mức, tới nỗi có những nhà hàng
chỉ chuyên bán món bún, hoặc món cuốn, hoặc bánh mỳ...; thế nhưng chính những
nhà hàng ấy lại thành công hơn cả.
Khi sự chuyên môn hoá lên đến cao độ, tất yếu dẫn đến nhu cầu liên kết cao

vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, những cam kết của Việt Nam với WTO là vấn đề mà
nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cùng với các cơ hội cho doanh nghiệp phát huy hết
năng lực của mình, tuy nhiên với các quy định của WTO, các cam kết song phương,
8
Luận văn tốt nghiệp
đa biên và các tập quán, thông lệ, luật pháp quốc tế…đã vượt khả năng hiểu biết của
các doanh nghiệp kinh doanh trong nước theo tập quán thông thường. Vì thế, vai trò
của các Hội, Hiệp hội càng cần thiết với các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, hỗ
trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội là tổ chức thích hợp nhất và không thể thay thế trong
việc đánh giá chất lượng, điều phối hoạt động và giải quyết mối quan hệ giữa các
doanh nghiệp trong nội bộ lĩnh vực đó. Bám sát doanh nghiệp và hơn nữa lại chính là
đại diện cho tiếng nói của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực, hiệp hội sẽ nắm bắt
một cách cụ thể và rõ ràng những vận hội và thách thức của ngành, từ đó đưa ra
những biện pháp mang tính chính sách để điều tiết một cách hài hoà giữa lợi ích của
ngành trong mối tương quan với các lĩnh vực khác, cũng như trong quan hệ và cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành.
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt
Nam
Trên lý thuyết, thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội quy định rõ trong Luật về Hội
được thông qua ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 11 qua đó cho thấy rõ hơn các bước
thành lập Hội. Trước tiên, muốn thành lập một Hội cần phải có Ban vận động thành
lập hội. Ban vận động thành lập Hội có ít nhất 3 sáng lập viên. Sáng lập viên là công
dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hiểu biết chuyên
môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Hội dự kiến hoạt động, trừ người đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước một
số quyền công dân có liên quan; trường hợp sáng lập viên là tổ chức thì tổ chức đó
phải được thành lập hợp pháp. Từ đó, ban vận động của Hội sẽ điều hành, cử người
đứng đầu ban vận động, lập hồ sơ đăng ký thành lập Hội gửi Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh. Sau khi được phê duyệt hồ sơ, Ban vận động phải tiến hành tổ

1.2.4 Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp
10
Luận văn tốt nghiệp
Các Hiệp hội doanh nghiệp thường có nhiều chức năng khác nhau tùy vào lĩnh
vực và ngành mà hiệp hội đó hoạt động.Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra các chức
năng chính của các Hiệp hôi doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất là chức năng đại diện quyền lợi.Đây là chức năng chính của đa số
các Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là những hiệp hội lớn, là đại diện và tăng cường
quyền lợi hội viên trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.Chức năng này bao gồm việc duy trì đối thoại
với Chình phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ
với các cơ quan tổ chúc trong nước và nước ngoài.
Thứ hai là dịch vụ hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp,
trong hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thức chuyên
môn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Thứ ba là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà doanh
nghiệp trẻ với các cơ quan Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp
khác.
1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp
Căn cứ vào chức năng của các Hiệp hội doanh nghiệp mà chúng ta có thể phân
chia ra các nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, các nhiệm vụ chính của các Hiệp hội doanh
nghiệp được tập trung vào các nội dung sau:
- Đoàn kết, tập hợp các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ hội viên mở
rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau và với các doanh nghiệp khác.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên nâng cao trình độ quản lý, điều hành doanh
nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
- Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các nhà doanh nghiệp với
Đảng, Nhà nước và các tổ chức hữu quan về những chủ trương, chính sách và các
vấn đề liên quan đến giới doanh nghiệp Việt Nam.
11

định.
Đứng đầu Bộ máy điều hành và thường trực của các Hiệp hội được tổ chức
gồm Ban thư ký và Văn phòng thường trực của Hội.
- Ban thư ký: do Hội nghị Ban chấp hành bầu ra, là cơ quan điều hành hoạt
động của Hội giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành. Cơ cấu tổ chức đầy đủ của Ban thư
ký gồm:
+ Tổng thư ký
+ Các Phó tổng thư ký
+ Các uỷ viên.
Với một Hội lớn, có nhiều hoạt động thì Tổng thư ký cần là một chức
danh chuyên trách mới đáp ứng được yêu cầu điều hành công việc.
- Văn phòng thường trực: Là cơ quan giúp việc cho Ban thư ký và Ban
chấp hành trong xử lý công việc hàng ngày của Hội. Văn phòng thường trực cùng với
Tổng thư ký hợp thành một bộ máy chuyên trách điều hành, xử lý công việc hàng
ngày của Hội. Bộ máy chuyên trách này có vai trò rất lớn trong hoạt động của Hội.
Như vậy bộ máy chuyên trách là không thể thiếu đối với tổ chức Hiệp hội
kinh phí duy trì bộ máy này lấy từ kinh phí của Hiệp hội. Về mặt nhân sự, những
chức danh chuyên trách này do Hiệp hội và cơ quan chủ quản cùng thống nhất chọn
lựa, cũng có thể tổ chức thi tuyển những người phù hợp từ bên ngoài, Hội ký hợp
đồng tuyển dụng rồi bồi dưỡng, đào tạo thêm về nghiệp vụ công tác Hội. Để thực
hiện vai trò nòng cốt trong Hội doanh nghiệp Việt Nam cần chọn lựa cán bộ có kinh
nghiệm, năng lực, trình độ phù hợp cử sang giữ vị trí chuyên trách trong Ban thư ký
để giúp Hội trong công tác điều hành.
13
Luận văn tốt nghiệp
1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội
doanh nghiệp.
1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp tháng
12-2005 về việc "tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao

nông thôn... Tổ chức các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản theo hướng
gắn kết với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
6- Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ
yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng
đất.Khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích phát triển cây dài ngày.
7- Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng
sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức
cạnh tranh với nước ngoài. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bao gồm cả bồi dưỡng
kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh
giỏi ở nông thôn.
8- Thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thông thoáng trên thị trường trong nước,
phát triển các loại hình kinh doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu
theo phương thức ký kết hợp đồng dài hạn với nông dân.
Những quan điểm,chủ trương, chính sách lớn trên đây chứng tỏ Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đồng
thời còn chỉ rõ đối tượng, địa bàn, loại hình doanh nghiệp cần đầu tư phát triển và
hàng năm còn có hình thức lựa chọn, suy tôn, thông qua các Hiệp hội để khen thưởng
các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi.
Từ những chủ trương trên đã mở ra những hướng mới tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà doanh nghiệp phát triển tài năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp
15
Luận văn tốt nghiệp
Hiện nay, chưa có văn bản trực tiếp nào của Đảng về phát triển Hiệp
hội doanh nghiệp. Tuy nhiên trong dự thảo Quy định về phát triển Hiệp hội doanh
nghiệp Đảng và nhà nước ta đã có những quan tâm đáng kể để hiệp hội các doanh
nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sinh hoạt, trao đổi
thông tin bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong buổi thảo luận Dự thảo Luật về Hội, cũng cho thấy, Đảng và nhà nước

Nghiên cứu tình hoạt động của một số Hội doanh nghiệp của thế giới, đặc biệt
qua nghiên cứu sâu tổ chức và hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ, Hội
doanh nghiệp trẻ Nhật Bản, Hội doanh nghiệp trẻ Anh, Hội doanh nghiệp trẻ quốc tế
và Tổ chức các Chủ tịch doanh nghiệp trẻ quốc tế, có thể rút ra những nét khái quát
sau:
Về tổ chức:
Hầu hết các tổ chức DNT này đều là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp hội
viên theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự túc. Các Hội đều được tổ chức chặt chẽ,
dân chủ. Đại hội Hội thường được tổ chức mỗi năm một lần, bầu ra Chủ tịch và Ban
chấp hành mới. Chức danh Chủ tịch không tái cử (Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ có
lịch sử 85 năm thì Chủ tịch hiện nay cũng là Chủ tịch thứ 85).
Bộ máy điều hành được tổ chức chuyên trách và mang tính chuyên nghiệp rất
cao. Các chức danh cao cấp (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) là những ngọn cờ thường đưa ra
các tư tưởng, định hướng lớn khi tranh cử, sau đó chỉ đạo và kiểm tra bộ máy chuyên
trách triển khai tư tưởng của mình. Tổng thư ký là người thường trực Hội và phụ
trách điều hành hoạt động của bộ máy chuyên trách, tuy nhiên trong bộ máy này
thường có các tiểu ban, các tổ thư ký được phân công giúp việc cho từng chức danh
cao cấp của Hội.
Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản có hệ thống tổ chức tới cấp quận, huyện với
trên 750 cơ sở thu hút hơn 60 nghìn hội viên. Bộ máy tổ chức của Hội có qui mô như
17
Luận văn tốt nghiệp
bộ máy điều hành một công ty lớn với rất nhiều phòng, ban. Các chức danh chủ chốt
của Hội gồm:
- 01 Chủ tịch là ngọn cờ đại diện và lãnh đạo Hội
- 05 Phó Chủ tịch điều hành (phụ trách 5 lĩnh vực hoạt động Hội, có bộ máy
chuyên trách giúp việc riêng).
- 01 Giám đốc điều hành cao cấp (chức năng như Tổng thư ký).
- 01 Tổng thư ký (chức năng như Chánh văn phòng TW Hội)
18

Phó chủ tịch
điều hành
Phó chủ tịch
điều hành
GĐ đ/hành
cấp cao
Phó chủ tịch
điều hành
Phòng p/triển
c/đồng
UB đặc biệt
quản lý "Hội
thảo mùa hè"
Ban truyền
thống c/đồng
Ban mạng lưới
pt c/đồng
Ban t/truyền pt
c/đồng
Ban tư vấn hỗ
trợ c/đồng
Phòng môi
trường
Ban t/truyền
chiến dịch
........
Phòng hợp tác
qtế
Các ban
chuyên trách

khác
Hội đồng khu
Chiba
Hội đồng các
khu khác
Uỷ ban về công ước quốc gia
Uỷ ban tổ chức các nhóm ngành công
nghiệp
Uỷ ban quản lý cung cấp ấn phẩm và kết
nạp thành viên
Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
(Nguồn: JJC Organization Chart, 1995, Japan)
19
Luận văn tốt nghiệp
Về hội viên:
Hội viên của các tổ chức này phần lớn là các chủ doanh nghiệp trẻ, các Giám
đốc, Chủ tịch hoặc các chức danh quản lý điều hành doanh nghiệp có độ tuổi từ 18
đến 45. Họ đều là những người có ảnh hưởng trong xã hội, thành công trong lĩnh vực
kinh doanh, tài chính và có ý thức về trách nhiệm với cộng đồng.
Mỗi tổ chức đều có tiêu chí riêng trong việc lựa chọn kết nạp hội viên. Hội các
Chủ tịch doanh nghiệp trẻ (YPO) yêu cầu các cá nhân phải nắm giữ các chức danh
như Chủ tịch, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất
định về quy mô doanh nghiệp để được kết nạp vào Hội. Ví dụ với nhóm thuộc lĩnh
vực sản xuất và dịch vụ, YPO yêu cầu hội viên phải có doanh số tối thiểu là 8 triệu
USD/ năm, còn nếu là nhóm tài chính - ngân hàng thì doanh số tối thiểu là 160 triệu
USD/ năm.
Tuỳ theo ngành nghề YPO phân loại hội viên thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Công ty thương mại, dịch vụ và sản xuất
Nhóm 2: Tổ chức tài chính

Quản trị: tổ chức các khoá huấn luyện quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm
quản lý hành chính bằng việc giúp các hội viên tham gia nhiều dự án nhỏ, vừa và lớn
có tới hàng nghìn nhân viên với quy mô lớn, ngân sách hàng triệu USD.
Nhân lực: JCI luôn cố gắng giúp hội viên tăng cường năng lực cá nhân, phát
huy hết khả năng quản lý và kinh doanh của họ. Cung cấp các cơ hội trở thành người
vận hành hoặc đứng đầu dự án tại địa phương và cộng đồng.
21

Trích đoạn Trước khi gia nhập WTO Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO Định hướng chiến lược
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status