Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc - Pdf 26

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP
===o0o===
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC”
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Tên tác giả: Đỗ Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên lớp 4TB5 - Trường Mầm Non Tân Lập
Năm học: 2011 - 2012
1
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ở trường Mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng
tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển
lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,.... Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới
kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong
nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm
nhạc là nhu cầu không thể thiếu.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động,
nghe hát, trò chơi âm nhạc. Nhưng ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục âm
nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ hát, vận động đơn giản mà phải tổ chức
dưới nhiều hình thức, đồ dùng, đồ chơi phong phú.... hấp dẫn thu hút trẻ. Bên
cạnh đó giáo dục âm nhạc được thực hiện phù hợp trong các hoạt động học có
chủ đích, mọi lúc mọi nơi có ý nghĩa rất lớn. Giáo dục âm nhạc được tích hợp
trong các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động tạo hình, hoạt động làm
quen với văn học, hoạt động khám phá, các ngày hội, ngày lễ... Nhờ đó cuộc

những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng
cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ
thuật đối với trẻ thơ rất mạnh mẽ. Đa số trẻ 4 - 5 tuổi đã biết nhận xét về âm
nhạc như tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp điệu
nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các
con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên.... Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện
sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong điệu múa, biết hòa mình với tập thể.
Trong các vận động trò chơi trẻ thích giả làm gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm
ca sĩ.... Đặc biệt, rất thích chơi với nhạc cụ. Tuy nhiên mức độ cảm thụ âm nhạc
của trẻ khác nhau, một số cháu còn nhút nhát không hứng thú tham gia hoạt
động, khi hát còn không chính xác về giai điệu lời ca. Để phát triển ở trẻ khả
năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hứng thú hoạt động tích cực đòi hỏi giáo viên phải
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các phương pháp, biện pháp
dạy học cơ bản một cách khoa học sáng tạo như: phương pháp trực quan thính
giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành nghệ thuật và sử dụng các
thủ thuật gây hứng thú. Kết hợp các hình thức khác nhau trên cơ sở các nguyên
tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực...
- Tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động khác một cách phù hợp,
hiệu quả.
- Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp,
phong phú để lôi cuốn trẻ.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Khảo sát thực tế
Năm học 2011 - 2012 được nhà trường phân công dạy lớp 4 -5 tuổi B5
khu Hạ Hội, lớp tôi ó 32 cháu, nữ: 14, nam: 18. Tôi đã gặp những thuận lợi và
khó khăn sau:
4
Thuận lợi: Được phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, BGH nhà trường
thường xuyên mở các buổi kiến tập để chị em học hỏi trao đổi chuyên môn.
- Lớp được sự quan tâm của BGH trường tạo điều kiện trang bị bàn ghế

kĩ năng ca hát cho trẻ. Khả năng vận động theo nhạc chưa tốt.
5
- Cô chưa sưu tầm được nhiều trò chơi, bài hát hay có nội dung hấp dẫn
phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi.
- Cô chưa đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát, các thủ thuật gây hứng thú
nên trẻ chưa hứng thú đối với tác phẩm âm nhạc.
Để khắc phục các thực trạng và những hạn chế trên tôi đã áp dụng một số
biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc như sau:
III. Biện pháp thực hiện
1. Lên kế hoạch chung:
Từng chủ đề tôi xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu chủ đề: Sưu
tầm những bài hát mới có nội dung ngắn, dễ nhớ, gần gũi với trẻ phù hợp với
chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ chứa đựng tính nhân đạo đi sâu
vào tình cảm, phản ánh được những hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: “Trường mầm non” tôi chọn bài “Sáng đến trường” , “Bé
múa” của Hoàng Tiến.
+ Chủ điểm: “Động vật” tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích
như bài hát: “Đố bạn”, “Con vịt bầu” của tác giả Hoàng Long – Hoàng Lân,
“Chị ong nâu và em bé” của Tâm Huyền, “Con cào cào” Lê Thương. “Con ve
con kiến” Y Vân “Chú ếch con”, các bài đồng dao “xỉa cá mè”, “con gà”, “làng
chim”.
+ Chủ điểm: Tết – mùa xuân tôi chọn bài: “Bé chúc xuân” Vũ Hoàng,
Xuân vui vui của Hoàng Công Dung, Sắp đến tết rồi (Hoàng Vân), Chúc mừng
năm mới (Thanh Hải). Để chuẩn bị một hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tôi
vạch sẵn 1 loạt các hoạt động giữa yên tĩnh và ồn ào giữa năng động và nghỉ
ngơi, Duy trì cân đối giữa vận động “động và tĩnh”: khi kết thúc một hoạt động,
tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu dừng lại đột
ngột đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung,
dễ xảy ra lộn xộn.
Muốn hoạt động giáo dục hiệu quả, tôi phải tìm hiểu phân tích bài hát trên

Ví dụ: Ở chủ đề “giao thông” cho trẻ chơi trò chơi “ Ô số kỳ diệu”
Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội chơi chọn một bạn đội trưởng lên oẳn tù tì
xem ai thắng sẽ được chơi trước. Mỗi đội chọn 1 ô số mình thích, lật ô số đó ra.
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status