sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG LỚP - Pdf 26

PHÒNG GD-ĐT GÒ VẤP
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI TRONG LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn
các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa
tuổi này. Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ hoàn thành nhân cách đồng thời là
phương tiện phát triển nhân cách, hướng trẻ phát triển theo chuẩn mực xã hội quy định.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và
tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu.
Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, và đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt
động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong
các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giúp trẻ thiết lập
các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn giải
quyết hành động chơi được tăng lên rõ rệt. Giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động để
phát triển khả năng, năng lực của mình được hoạt động thoải mái để thỏa mãn nhu cầu vui
chơi của trẻ. Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động. Kích thích trẻ suy nghĩ
nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ thong qua hoạt động vui chơi. Biết sử dụng các
loại đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm. Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và
phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều
hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực
giờ họat động vui chơi trong lớp”.
2/ Cơ sở lý luận:
Trong chương trình giáo dục mầm non: Hoạt động vui chơi, hoạt động học là hai
hoạt động cơ bản trong trường, lớp mẫu giáo đều nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt:
Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ.

- Trẻ chơi mau chán không tập trung vào góc mình đang chơi mà hay đi qua góc
khác
- Trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn giao tiếp trong khi chơi.
- Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, không đa dạng phong phú để hấp dẫn thu hút trẻ
chơi.
- Trẻ không hứng thú, chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt
động góc đạt tỷ lệ thấp.
1. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu giám sát kịp thời nhằm bồi dưỡng nâng cao chất lượng các giờ
hoạt động vui chơi.
- Được hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng
học có diện tích tương đối rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ chơi,.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc
làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng.
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng sưu tầm những trò chơi mới lạ, cách làm một số
đồ chơi từ nguyên vật liệu mở phục vụ cho các góc.
2. Khó khăn:
- Đa số trẻ chưa có nhiều vốn sống nên cũng hạn chế nhiều trong các trò chơi
- Phương pháp tổ chức vui chơi cho trẻ chưa linh hoạt, còn mang tính áp đặt
- Sự giao lưu của của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của
trẻ
Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã thường xuyên tổ chức hoạt
động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để
trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở góc tạo hình tôi hỏi: Vì sao con không thích chơi ở góc
này?, thì trẻ trả lời: Con tô màu xấu lắm nên con không thích chơi. Việc phân bố góc chơi,
đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa rõ ràng, chưa trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn
chung chung nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau.
Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào
thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao.
Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp bản thân

ngày những công việc nào chưa thực hiện kỹ năng nào cần rèn thêm cũng như những cá
nhân nào cần lưu ý để đưa ra trong kế hoạch, tổ chức cho trẻ chơi đạt hiệu quả hơn.
- Cùng trẻ thảo luận phải xây dựng những góc chơi nào ở mỗi chủ điểm. Trong mỗi
góc cần những thứ gì ? Và làm thế nào để tạo ra những góc đó ? Việc này cần huy động
kinh nghiệm sáng tạo ở mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong giáo
dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm
3/ Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp:
- Gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu vào chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, kích
thích sự tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ. Vì vậy trong quá trình tổ chúc cho trẻ chơi
tôi luôn chú trọng với sự gợi ý ban đầu của mình để tạo hứng thú cho trẻ và thay đổi hình
thức theo từng chủ đề phù hợp với trẻ của lớp mình và tùy vào từng giai đoạn.
- Trẻ mẫu giáo có khả năng tự tổ chức trò chơi, nên cô không tham gia trực tiếp vào
quá trình chơi của trẻ mà cô là người tổ chức, gợi ý, tạo điều kiện dẫn dắt trẻ tích cực tự
giác, chủ động tích cực trong khi hoạt động. Cô quan sát cả lớp và quan sát từng góc chơi để
nắm được sự hứng thú của trẻ trong từng góc chơi nhất là góc có bổ sung đồ chơi mới. Nếu
góc nào có trẻ chơi còn lung túng, hay có đồ chơi mới mà trẻ chưa biết cách chơi cô phải có
mặt kịp thời để hỗ trợ, tạo tình huống giúp trẻ chơi.
Ví dụ: Với góc xây dựng, nếu cô thấy trẻ xây chuồng thú và bỏ chung thú hiền với
thú dữ cô phải gợi ý trẻ:
+ Nếu con bỏ con con sư tử với con thỏ thì sẽ ra sao?
+ Muốn thỏ an toàn thì mình phải làm thế nào?
với sự gợi ý của cô trẻ sẽ xây riêng chuồng cho thỏ và sư tử.
- Trong quá trình chơi cô phải gợi ý trẻ liên kết với các góc khác nhằm tạo giờ chơi
luôn luôn sinh động, giúp trẻ hứng thú khi sử dụng chính sản phẩm của mình tự làm ra vào
trò chơi và phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động ở trẻ.
Ví dụ: Ở góc xây dựng khi trẻ xây dựng đường phố cô gợi ý trẻ qua góc tạo hình để
đặt hàng làm một số loại xe, cây xanh, hay cột đèn giao thông bằng nguyên vật liệu mở.
- Để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tạo hứng thú cho trẻ ở những lần chơi sau, cô
phải quan sát kỹ quá trình chơi của từng trẻ, gợi ý trẻ nhận xét về mình và về nhóm bạn chơi
cùng. Ngoài ra cô cũng phải khen thưởng, động viên, khích lệ trẻ hay nhóm chơi của trẻ khi

chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Phát huy tính tự chủ và tích cực hoạt động của trẻ ( từ việc lựa chọn góc chơi, đồ
chơi, nội sung, ý tưởng chơi hoạt động theo khả năng và ý thích và có thể chuyển sang góc
chơi khác mà trẻ thích )
 Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã hỗ trợ về những nguyên vật liệu sẵn có để cô cùng trẻ làm ra nhiều
ĐDĐC mới như : Các lõi chỉ, các hộp thuốc, đồ dùng ăn uống trong gia đình, một số trang
phục, các loại giấy, xe đủ loại và kích cỡ, đôminô….
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động vui chơi trong
năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp,
phù hợp theo từng chủ đề.
- Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học.
- Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí các góc chơi hợp lý.
- Tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi lạ, đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với
trẻ.
- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê đúng
mức, động viên khích lệ kịp thời.
- Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ
chơi.
 Ý kiến đề xuất:
+ Đối với nhà trường: Tăng cường đầu tư thêm nhiều đồ chơi phong phú đa dạng,
nhiều đồ chơi theo kiểu sáng tạo để trẻ cùng tham gia các trò chơi sáng tạo.
 KẾT LUẬN:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo cho trẻ mẫu giáo, giúp phát triển toàn diện
nhân cách trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, tìm tòi, khám phá
điều mới lạ. Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, trẻ được kích thích sáng tạo và qua đó trẻ tích lũy
được nhiều kinh nghiệm thực tế từ đó trẻ có nhiều cơ hội để suy nghĩ và hành động sáng
tạo Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status