Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh - Pdf 26

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại góp phần thúc đầy kinh
tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó
là sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công
nghiệp… kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị truờng không
phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi một số
đơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa hiệu quả
sử dụng số tiền dôi ra đó. Với chức năng trung gian tài chính, các NHTM nói chung
đã làm tốt vai trò của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể trong xã hội, góp phần
phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển
cân đối nền kinh tế – nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt
động liên tục. Và một trong những NH thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH
phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp,
tổng công ty, đồng thời là NH chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ
đầu tư phát triển hiệu quả nhất đó là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Sở dĩ, BIDV có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật như vậy là
nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá trình phấn đấu
không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành cả về
chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh tỉnh Hậu Giang.
Là một chi nhánh còn non trẻ nằm trên tỉnh mới, hoạt động của NH gặp không
ít khó khăn nhưng BIDV – Hậu Giang luôn khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ
của mình đối với khách hàng. Điển hình là lợi nhuận của NH luôn tăng trưởng ổn
định và mức đóng góp hỗ trợ cho các dự án phát triển KT – XH của địa phương ngày
càng tăng. Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những nhân tố
nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, em đã quyết định
chọn đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh” làm luận văn, từ đó

nguyên liệu/ngày
– Dự án: Cho vay hợp vốn xuất khẩu gạo với Vinafood I 500 tỷ
– Chương trình ủy thác tín dụng phát triển KT – XH T.Hậu Giang 1.000tỷ
– Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh
– Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản
Phân tích đánh giá HQHĐKD 2 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
– Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản…
Sở dĩ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang có mối quan hệ hợp tác với
nhiều đơn vị tổ chức, có khả năng đầu tư vào những công trình lớn như vậy là nhờ
vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, sự cố gắng toàn tâm toàn sức của
tập thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm như:
nhà đầu tư, nhà quản lý, chủ nợ, khách hàng, các đơn vị sản xuất kinh doanh…trong
đó quan tâm nhất của các đối tượng trên là nhà đầu tư; bởi kinh tế ngày càng biến
động đòi hỏi họ phải cập nhật thường xuyên tình hình tài chính, môi trường hoạt
động của các đối tác có liên quan, các đối thủ cạnh tranh; phải có được nguồn tài trợ
chắc chắn để có thể an tâm đầu tư, tái sản xuất… Mặt khác, thông tin về hiệu quả
hoạt động kinh doanh rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của họ, nếu vì một chút sơ suất sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán
hay bỏ lỡ thời cơ cạnh tranh sinh lời. Cho nên, để có thông tin cung cấp cho các đối
tượng trên một cách có hệ thống, chính xác, đáng tin cậy thì đòi hỏi phải được nghiên
cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HG một cách đầy đủ và
khoa học.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng
những kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn ngay cả đối với
các mặt hoạt động hằng ngày của ngân hàng.

động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ)...
– Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện thực
tế của ngân hàng.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có
nội dung tương tự như sau:
1) Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty giày Cần Thơ – SVTH: Nguyễn
Ngọc Điệp – Ngoại thương K27 – GVHD: Hứa Thanh Xuân
– Phân tích tình hình tiêu thụ của Cty trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004
+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa
+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu
+ Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ ở công ty
– Phân tích tình hình thực hiện chi phí
– Phân tích tình hình lợi nhuận, mối quan hệ C – V – P ở Công ty
Phân tích đánh giá HQHĐKD 4 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
– Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh
Bài viết cho thấy nội dung hoạt động của công ty:
– Không ngừng phát triển việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sản xuất và kinh
doanh các loại giày vải, dép xốp Eva. Đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thị hiếu tiêu
dùng của khách hàng trong nước và nước ngoài.
– Bảo đảm việc ký kết và thực hiện các đơn đặt hàng ngày càng tăng để XK
thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các khách hàng từ nước ngoài nhằm giải
quyết tốt hơn nhu cầu đầu ra mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên qua phân tích cho thấy công ty giày Cần Thơ hoạt động không hiệu
quả. Nguyên nhân chính là do sản phẩm của công ty không có lợi thế cạnh tranh và
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía hàng hóa Trung Quốc dẫn đến tình hình tiêu
thụ sản phẩm của công ty giảm.

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung rất khó, đa phần là những đề
tài phân tích về tình hình tín dụng, tình hình huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ,
thẻ…Mặt khác việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, một tỉnh mới tách hẳn
hoàn toàn từ tỉnh Cần Thơ còn rất ít, chính vì vậy em quyết định chọn đề tài này
nhằm phát triển và làm rõ thêm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, đồng
thời cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng cụ thể – BIDV – HG
qua việc thu hút và phân phối vốn cho các cá nhân, các đơn vị tổ chức kinh tế trong
và ngoài tỉnh.
Phân tích đánh giá HQHĐKD 6 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích KT, XH đạt được từ
quá trình HĐKD mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả KT
(phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH để đạt
kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những lợi ích về
mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý nghĩa quyết định.
Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ
quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng
HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương
án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.
2.1.1.2 Ý nghĩa
– Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu KT
mà mình đã đề ra.
– Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng.

nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
2.1.2.2 Chức năng của NHTM
– Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính
– Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp
– Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ
2.1.3 Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. Bằng nhiều hình
thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có thể huy
động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN.
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân
hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ
và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch.
Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
không có kỳ hạn. Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời
từ tiền nhàn rỗi của mình.
Phân tích đánh giá HQHĐKD 8 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh
nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán,
chi trả trong kinh doanh.
2.1.4 Hoạt động tín dụng
2.1.4.1 Khái niệm và hình thức tín dụng
a) Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Giữa họ có
mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động vốn tín dụng. Quá trình này được
khái quát qua ba giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Cho vay (phân phối vốn tín dụng)
Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hóa được chuyển từ người cho
vay sang người đi vay.

phân biệt thời điểm cho vay.
– Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà
ngân hàng chưa thu hồi lại.
– Nợ quá hạn
Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. (Theo
Điều 2 – Chương I Quy định chung Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD – ban hành theo QĐ
493/2005QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN)


Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
– Dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó
còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng
lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn chưa cao.
– Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Nếu
chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả;
ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong khâu tìm kiếm khách hàng.
– Vòng quay tín dụng
Phân tích đánh giá HQHĐKD 10 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%)
=
Tổng vốn huy động
Dư nợ
x
100
Vòng quay vốn tín dụng
=

2.1.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.6.1 Thu nhập
– Thu từ hoạt động tín dụng: Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi (gửi vốn TW)
– Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để
từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời có thể
kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích đánh giá HQHĐKD 11 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Hệ số thu nợ
=
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
100
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%)
=
x
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
2.1.6.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại (TM),
dịch vụ (DV) nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh
thu (DT) và lợi nhuận (LN).
– Chi trả lãi tiền vay, tiền gửi
– Chi về dịch vụ
– Chi về tài sản, Chi quản lý, Chi khác
2.1.6.3 Lợi nhuận

C
n
Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động)
2) Lãi cho vay (Lãi đầu ra)
Phân tích đánh giá HQHĐKD 12 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Lãi suất cho vay ngắn hạn
Thu nhập cho vay ngắn hạn
Dư nợ BQ ngắn hạn
=
Lãi suất cho vay dài hạn
Thu nhập cho vay dài hạn
Dư nợ BQ dài hạn
=
Tổng thu nhập cho vay
Lãi suất cho vay
bình quân
=
+
TNCV ngắn hạn
LSCV
ngắn hạn
x
TNCV dài hạn
LSCV
dài hạn
x
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Ghi chú: Trong bài, do nguồn thu của NH Đầu tư & Phát triển Hậu Giang chủ
yếu là thu từ lãi trên 98% tổng thu nhập mỗi năm, nên để đơn giản và bao quát hơn

Vốn huy động dài hạn
=
Tổng chi phí huy động
Lãi suất huy động
bình quân
=
+
CPHĐ ngắn hạn
LSHĐ
ngắn hạn
x
CPHĐ dài hạn
LSHĐ
dài hạn
x
C
n
=
Tổng chi phí – Chi phí huy động
Dư nợ bình quân
Thu nhập
Doanh thu
Chi phí
Doanh thu
Doanh thu
Tổng tài sản
=
– x
Doanh thu
=

Có nhiều loại lãi suất và rủi ro khác nhau tùy theo cách phân loại theo tiêu
chí nào, ở đây do phạm vi của đề tài mang tính tổng quát nên bài viết không đi sâu
vào từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ phân tích vài thông số tiêu biểu.

Lãi suất
Theo một nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp A. POIAL đã khẳng định: “Lãi
suất là một công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời lại là một công cụ
kiềm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong
việc sử dụng chúng”.
Thông thường khi muốn gửi tiền hay vay tiền, khách hàng thường quan tâm
đến hai loại lãi suất: Lãi suất huy động và Lãi suất tín dụng
Phân tích đánh giá HQHĐKD 14 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
– Lãi suất huy động vốn
Là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các
mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (Lkk),
lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (Lck), lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế (Ltc), lãi
suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư (Ldc). Những loại lãi suất tiền gửi này có mối
tương quan với nhau: Lkk < Lck ; Ltc < Ldc
Hay Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi, được áp dụng để
tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền.
– Lãi suất tín dụng
Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay
phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng.
Về bản chất, lợi tức là một phần lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất vật
chất mà người đi vay phải trả cho người cho vay theo mức đã sử dụng trong quá trình
sản xuất. Lợi tức là một phần lợi nhuận được biểu hiện ra bên ngoài như “giá cả” của
tiền tệ.
Hay Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do

biến động nghiêm trọng của giá cả hay nói cách khác là rủi ro làm cho NH mất khả
năng thanh toán nếu không được giải quyết kịp thời.
Do hạn chế về số liệu, phạm vi kinh doanh của ngân hàng nên đề tài chỉ tập
trung vào phân tích 3 loại rủi ro sau:

Chỉ tiêu về rủi ro
– Rủi ro về lãi suất
TS nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ
thay đổi trong một khoản thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
NV nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) là các khoản nợ mà
trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu
tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ và
các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.
Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn
hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác…trên từng loại nợ phải trả cụ thể.
– Rủi ro về tín dụng
– Rủi ro thanh khoản
Phân tích đánh giá HQHĐKD 16 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Rủi ro tỷ lệ lãi suất
=
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Rủi ro thanh khoản
Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn
Tổng nguồn vốn huy động
=
Rủi ro tín dụng
Nợ xấu

Q
0
là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là
∆Q = Q
1
– Q
0

* Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp
các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Phân tích đánh giá HQHĐKD 17 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Trị giá bình quân năm
=
Trị giá bình quân của các quý ( I + II + III + IV )
4
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và
nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ảnh về chất, chúng ta thiết
lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:
Kỳ phân tích: Q
1
= a
1
x b
1
x c
1
x d

1
x b
1
x c
1
x d
0
Lần 4: a
1
x b
1
x c
1
x d
1
(thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích
được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc)
* Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với (trừ) kết quả thay thế lần trước ta được
mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng
đối tượng phân tích ∆Q
Xác định mức ảnh hưởng:
Ảnh hưởng bởi nhân tố a:
∆a = a
1
x b
0
x c
0
x d

1
x c
1
x d
0
– a
1
x b
1
x c
0
x d
0
Ảnh hưởng bởi nhân tố d:
∆d = a
1
x b
1
x c
1
x d
1
– a
1
x b
1
x c
1
x d
0

∆a = (a
1
– a
0
) x b
0
x c
0
x d
0
Ảnh hưởng bởi nhân tố b:
∆b = (b
1
– b
0
) x a
1
x c
0
x d
0
Ảnh hưởng bởi nhân tố c:
∆c = (c
1
– c
0
)

x a
1

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Hậu Giang có diện tích tự nhiên: 160.722,49 ha (chiếm khoảng 4% diện tích
vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam); trong
đó: diện tích rừng: 3.604,62 ha; diện tích đất trồng lúa, màu: 86.516,32 ha; diện tích
đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: 23.940,17 ha; diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản: 121,48 ha.
– Vị trí địa lý
+ Từ 9
0
34’59” đến 9
0
59’39” vĩ độ Bắc.
+ Từ 105
0
19’39” đến 105
0
53’49” kinh độ Đông.
Hậu Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, Thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách TP. HCM
240km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, cách TPCT khoảng
60km; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long;
phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
HG còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, địa hình khá
bằng phẳng, là nơi mưa thuận gió hoà thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp,
thuận lợi cho phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, TM – DV, phát triển đô
thị và khu dân cư tập trung.
– Khí hậu
Khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa
có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô gió Đông Bắc từ tháng 12 tới

nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
– Đơn vị hành chánh
+ Tổng số huyện, thị: 2 thị xã, 5 huyện (Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, Huyện
Châu Thành A, H. Châu Thành, H. Phụng Hiệp, H. Vị Thủy, H. Long Mỹ), 29 Sở Ban
ngành (trong đó có 07 Ngân hàng đang hoạt động gồm: NH Đầu tư & Phát triển, NH
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NH Công Thương, NH Chính sách xã hội, NH
Phát triển Nhà ĐBSCL, NH Sài Gòn Thương Tín, NH TMCP Phương Nam. Trong
đó, chi nhánh cấp 1 gồm có: NH Đầu tư & Phát triển, NH Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, NH Chính sách xã hội, NH Phát triển Nhà ĐBSCL; còn lại đều là phòng
Phân tích đánh giá HQHĐKD 21 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
giao dịch (một số phòng giao dịch được chuyển đổi từ CN cấp 2 theo QĐ 888, tuy
nhiên lại có quy mô hoạt động tương đối lớn như CN cấp 1).
+ Tổng số thị trấn, xã, phường: 69 (trong đó có 9 thị trấn, 9 phường, 51 xã)
– Dân số (Theo số liệu Thống kê năm 2006)
Tổng số: 796.899 người, trong đó: Nam: 393.019 người; nữ: 403.880 người;
Người Kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các
dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị: 132.059 người; Khu vực nông thôn:
664.840 người.
– Lao động
Bảng 1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
ĐVT: Người
Năm 2004 2005 2006
Dân số 781.005 789.602 796.899
Lao động 552.891 562.455 571.606
+ LĐ theo thành phần KT
415.048 419.575 433.744
+ LĐ dự trữ
137.843 142.880 137.862

học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng,
để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân
cư trong tỉnh.
Bảng 3: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BÌNH QUÂN CỦA TỈNH HẬU GIANG THEO
TỪNG GIAI ĐOẠN
ĐVT: %/năm
Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020
Cả tỉnh 10,1 12,6 13,6 14,5
Khu vực I 5,5 7,7 6,2 5,9
Khu vực II 16,2 14,6 15,7 15,3
Khu vực III 13,4 17,8 18,2 18,5
Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang
* Nông nghiệp ( khoảng 80% khu vực I)
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền
Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.
Ngoài ra, HG còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước
ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) & chăn nuôi gia súc.
Tỉnh hiện có 139.068 hecta đất nông nghiệp (chiếm 86,527% diện tích toàn
tỉnh Hậu Giang), và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta. Giá trị sản xuất tạo ra
bình quân trên 1 ha diện tích hiện nay đạt hơn 31 triệu đồng.
* Công nghiệp
Hậu Giang có khu công nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy hoạch
xây dựng bên Quốc lộ 61, kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư - Rạch Nhút thuộc địa bàn
huyện Châu Thành và Thị xã Vị Thanh. Đây là khu công nghiệp nằm trên vùng tập
trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm như: khóm,
Phân tích đánh giá HQHĐKD 23 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao... thúc đẩy vùng này sớm phát triển

Phân tích đánh giá HQHĐKD 24 SVTH: Phạm Thanh Trúc
Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh
Với hơn: 25 Chi nhánh phía Bắc, 11 Chi nhánh Hà Nội, 21 Chi nhánh khu vực
Miền Trung Tây Nguyên, 8 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, 18 Chi nhánh Miền Nam,
BIDV là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm
nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động
theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2006, tổng tài sản của BIDV đạt
10,42 tỷ USD tương ứng với hơn 167.762 tỷ VND. BIDV hiện (2006) đã phát triển
thành một hệ thống rộng lớn với mô hình của một ngân hàng hiện đại với bốn khối
kinh doanh chính; bốn liên doanh; bốn công ty; bốn đơn vị sự nghiệp; khoảng 400
máy ATM (xấp xỉ 1 triệu thẻ) và gần 10.000 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên
môn vững vàng trong cả nước
1
.
Với hơn 50 năm hoạt động (26/04/1957 đến 26/04/2007), BIDV đã khẳng
định thương hiệu, vị trí của mình trên toàn quốc và trên thế giới. Là NH Việt Nam
đầu tiên được nhận giấy Chứng nhận đăng ký thương hiệu do Cơ quan đăng ký sáng
chế và Thương hiệu Mỹ cấp. Kể từ 24/5/2005, BIDV chính thức được cơ quan này
chứng nhận đăng ký và bảo hộ thương hiệu BIDV cả hình và chữ cho các DV tài
chính và ngân hàng thuộc nhóm 36 theo phân loại quốc tế tại thị trường Mỹ; có nghĩa
BIDV có quyền tuyệt đối sử dụng nhãn hiệu của mình trên lãnh thổ Mỹ.
Là 1 trong 4 NHTM nhà nước hàng đầu Việt Nam đang triển khai kế hoạch
CPH và hy vọng hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu trong nước trong 2007. NH Ngoại
thương Việt Nam (VCB) & NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) được chọn làm thí
điểm. NH Công thương Việt Nam (ICB) và NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) sẽ tiến hành CPH ngay sau đó. Theo Ông Trần Bắc Hà, Tổng Giám đốc
BIDV, cũng chính thức công bố kế hoạch IPO của BIDV sẽ thực hiện vào quý bốn
năm nay. Sau khi tiến hành IPO (các giải pháp phát hành cổ phiếu lần đầu tiên),
BIDV sẽ thực hiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào quý


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status