XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSICO VIỆT NAM - Pdf 26

VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, môi trường kinh doanh ngày trở nên khắc nghiệt, với nhiều đối thủ
cạnh tranh hơn, vì vậy các doanh nghiệp phải có những chiến lược nhằm giúp cho doanh
nghiệp mình có chỗ đứng, gây dựng được hình ảnh trên thị trường.
Chính vì thế, việc xây dựng chương trình truyền thông cổ động có ý nghĩa to lớn
trong việc phát triển và quảng bá thương hiệu của công ty. Làm cho sản phẩm và thương
hiệu của công ty không những cho người tiêu dùng trong nước biết đến mà kể cả những
người tiêu dùng ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy chúng em đã chọn đề tài
“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO CÔNG TY
NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSICO VIỆT NAM”. Với việc tiến hành làm đề tài này nhóm
chúng em sẽ xem xét, đánh giá lại những chương trình mà công ty đã sử dụng và đồng
thời giúp chúng em phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty để xây dựng
thêm những chương trình truyền thông cổ động mới. Từ đó, công ty có cơ sở vững chắc
hơn trong việc xây dựng những chương trình truyền thông cổ động để nâng cao được vị
thế của công ty trên thị trường Việt Nam.
Đề tài gồm những phần sau đây:
• Phần 1: Giới thiệu về công ty
• Phần 2: Thực trạng truyền thông cổ động của công ty
• Phần 3: Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho Pepsico Việt
Nam trong giai đoạn 1/11/2011-30/11/2011
Trong quá trình thực hiện đồ án, nhóm đã cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót.
Vì vậy, nhóm mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Nhóm xin chân
thành cảm ơn sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của cô: Nguyễn Thị Kim Ánh-
giảng viên bộ môn Truyền thông cổ động
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 1
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ.................................................................5

2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh.......................................................................................24
2.1.3.1. Viễn cảnh:..................................................................................................24
2.1.3.2. Sứ mệnh:.....................................................................................................24
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty...................................................................24
2.3.1. Chiến lược hiện tại........................................................................................24
2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động king doanh của công ty Pepsico VN năm..........25
2009 – 2010.............................................................................................................25
2.3.4. Mô hình swot của công ty..............................................................................27
2.3.5 Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................28
2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty.......................................................30
2.4.1. Chiến lược sản phẩm.....................................................................................30
2.4.1.1. Phát triển sản phẩm mới:...........................................................................30
2.4.3 Chiến lược giá................................................................................................31
2.3.3.Các công cụ truyền thông hiện tại của công ty..............................................32
2.4.4.1 Chiến lược PR.............................................................................................32
Pepsi là nhà tài trợ cho đội tuyển quốc gia Việt Nam ............................................34
2.4.4.2 Chiến lược quảng cáo ................................................................................35
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO
SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSICO VIỆT NAM......................................39
3.1. Quá trình truyền thông:.....................................................................................39
3.2. Phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả....................................................40
3.2.1. Định dạng công chúng mục tiêu: .................................................................40
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 3
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
3.2.3. Xác định mục tiêu truyền thông: ..................................................................40
3.2.4. Thiết kế nội dung thông điệp:........................................................................41
3.2.4.1. Nội dung thông điệp..................................................................................41
3.2.4.2. Cấu trúc thông điệp....................................................................................41
3.2.4.2. Hình thức thông điệp..................................................................................42
3.2.4.3. Mục đích thông điệp...................................................................................42

Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 5
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
1.1 Các khái niệm về truyền thông cổ động.
1.1.1. Khái niệm truyền thông cổ động.
Dưới đây là tất cả những khái niệm liên qua đến các phối thức có liên quan đến
liên quan đến truyền thông cổ động.
Promotion: Là quá trình truyền thông trong marketing được thực hiện để tạo ra
một khuynh hướng thuận lợi nhằm hướng khách hàng đến một nhãn hiệu sản phẩm hoặc
dịch vụ, một ý tưởng hoặc thậm chí là con người.
Promotion mix: Là việc sử dụng tích hợp những công cụ bao gồm quảng cáo,
marketing trực tiếp, khuyến mại, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân mà những
người làm marketing sử dụng để thực hiện quá trình truyền thông trực tiếp đến thị
trường mục tiêu
IMC: Là quá trình sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông một cách hợp nhất,
là một quy trình kinh doanh chiến lược đảm bảo cho thông điệp được chuyển đến khách
hàng đúng nơi và đúng lúc.
1.1.2. Các công cụ truyền thông cổ động .
Quảng cáo, Marketing trực tiếp, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá
nhân
- Quảng cáo: là hình thức truyền thông phi cá nhân nhằm giới thiệu, khuếch
trương về một tổ chức, một ý tưởng, một sản phẩm hay dịch vụ thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng nhằm nỗ lực thuyết phục khán thính giả do một người hoặc
một tổ chức nào đó muốn quảng cáo chi tiền để thực hiện.
- Marketing trực tiếp:
+ Là hình thức tổ chức truyền thông trực tiếp đến khách hàng mục tiêu nhằm tạo ra sự
đáp lại đo được hay một vụ giao dịch tạ bất kỳ địa điểm nào.
+ Địa điểm:
o Sử dụng kết hợp của nhiều phương tiện truyền thông
o Thường được thiết kế để tạo ra một sự đáp lại trực tiếp

thuyết phục những người mua tiềm năng trong việc mua những sản phẩm và dịch vụ của
công ty.
+ Sự tương tác này giúp người làm marketing trở nên linh hoạt hơn.
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 7
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
1.2. Xây dựng chiến lược truyền thông cổ động.
1.2.1.Định dạng công chúng mục tiêu.
Xác định rõ đối tượng cần truyền thông:
- Khách hàng tiềm năng
- Khách hàng hiện tại
- Cá nhân
- Nhóm người
Nguyên tắc 5W1H: what, who, why, when, where, how
1.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông.
Quyết định về phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng
Cần phải biết công chúng đang ở trạng thái tâm lý nào và cần đưa họ đến trạng
thái tâm lý đó, từ đó xác định nội dung của thông điệp một cách hiệu quả.
Biết : Khả năng nhận biết sản phẩm, nhãn hiệu và tên gọi sản phẩm.
Hiểu: Nhận thức 2 mức đầy đủ, tường tận hơn về sản phẩm công ty.
Thích: Những cảm nghĩ, thiện chí sau khi đã hiểu biết về sản phẩm và công ty.
Chuộng: Mức độ thích hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
Tín: Nhận định, kết luận rút ra từ sự nhận thức và cảm thụ về sản phẩm, công ty
Mua: Thực hiện các hành vi sau khi nhận thức và cản nhận được sản phẩm.
1.2.3. Thiết kế thông điệp.
- Attention: gây sự chú y
- Interest: Tạo sự thích thú
- Desire: Khơi dậy ước muốn
- Action: Đạt được hành động
Thiết kế thông điệp gồm: nội dung, cấu trúc, hình thức.
1.2.3.1. Nội dung thông điệp:

- Nằm trong khả năng: nằm trong khả năng chi của doanh nghiệp
- Đơn giản.
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 9
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
Nhược điểm:
- Khó lập kế hoạch dài hạn.
- Không ưu tiên cho hoạt động truyền thông cổ động (Quảng cáo).
Phương pháp phần trăm trên doanh số:
KPCĐ = Doanh thu năm báo cáo * % cổ động.
Ưu điểm:
- Đơn giản.
- Kinh phí nằm trong khả năng chi.
- Không gây ra cạnh tranh cổ động.
Nhược điểm: Xem doanh số như nguyên nhân của hoạt động cổ động.
Không gây ra cạnh tranh cổ động: vì tỉ lệ % cố định.
Phương pháp ngang bằng cạnh tranh:
Doanh nghiệp xác định kinh phí cổ động ngang với đối thủ cạnh tranh.
Ưu điểm:
- Dựa trên mức chi phí hợp lí của ngành.
- Tránh gây cạnh tranh cổ động.
Nhược điểm:
- Không phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp.
- Không khai thác được lợi thế của doanh nghiệp.
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 10
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của công việc:
Thiết lập kinh phí cổ động trên những điều muốn hình thành qua việc cổ động đó.
- Xác định mục tiêu cổ động mang tính chất quảng bá.
- Xác định những công việc muốn làm.
- Ước tính chi phí ?

GĐ triển khai GĐ tăng trưởng GĐ bão hòa GĐ suy thoái
Quảng cáo
Khuyến mại
Quảng cáo
PR
Khuyến mại
BHCN
Khuyến mại (sales)
1.3. Thiết kế chương trình quảng cáo.
Nhiều doanh nghiệp đau đầu, lúng túng mỗi khi cần phải triển khai chiến dịch
quảng cáo nên dẫn đến kết quả hầu như không mong muốn. Nguyên nhân do họ xác
định sai hoặc không xác định đúng các yếu tố cần thực hiện để có một quảng cáo đạt
tiêu chuẩn. Để có một quảng cáo như ý muốn, doanh nghiệp cần quyết định quảng cáo
dựa trên 5 chữ M của quảng cáo, đó là: Misson- mục tiêu, Messages- thông điệp, Media-
phương tiện truyền thông, Money- tiền, và Measurement- đánh giá kết quả.
1.3.1. Xác định mục tiêu quảng cáo.
Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế chương trình quảng cáo là xác định các
mục tiêu quảng cáo. Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định trước đó
về thị trường mục tiêu, định vị trí trong thị trường và marketing-mix.
Một chương trình quảng cáo hiệu quả phải nói lên được sự thật về lợi ích sản
phẩm, phải nêu được điểm mạnh của thương hiệu, phải đồng nhất trong thông điệp
quảng cáo và phải tác động tới khách hàng mục tiêu ở những kênh truyền thông phù hợp
nhằm tạo nên hiệu quả tổng lực.
Bước đầu tiên trong thiết kế chương trình quảng cáo là xác định các mục tiêu
quảng cáo. Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định trước đó về thị
trường mục tiêu, sự định vị, xúc tiến hỗn hợp và Marketing-mix. Có thể sắp xếp mục
tiêu quảng cáo thành các nhóm mục tiêu thông tin, thuyết phục hay nhắc nhở.
Xác định mục tiêu quảng cáo là nhiệm vụ truyền thông đặc biệt cần hoàn thành
với một khán thính giả trọng điểm chuyên biệt trong một giai đoạn chuyên biệt.
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 12

+ Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu
+ Khuyến khích dùng thử nhãn hiệu
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 13
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
+ Thay đổi nhận thức về tính năng, tác dụng sản phẩm
+ Thuyết phục khách hàng dùng thường xuyên...
Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng hơn khi cạnh tranh gia tăng. Ở đây,
mục tiêu của công ty là xây dựng nhu cầu có chọn lọc. Ví dụ, khi các nhà sản xuất đều
đã đứng vững trong thị trường, Sony sẽ khởi sự nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng rằng
nhãn hiệu của họ mang lại chất lượng tốt nhất so với đồng tiền họ bỏ ra. Hay khi các
nhà sản xuất sữa đã có chỗ đứng cả rồi thì anmum sẽ khởi sự nỗ lực thuyết phục người
tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình mang lại giá trị tốt nhất so với đồng tiền họ bỏ ra.
Một vài quảng cáo thuyết phục đã chuyển thành quảng cáo so sánh, nó tìm cách
xác định vị trí siêu đẳng của nhãn hiệu này bằng cách so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp
với một hay nhiều nhãn hiệu khác. Ví dụ: trong chiến dịch “liều gan so sánh” Texas
Instruments đã mời khách so sánh thử máy tính Professional của họ với máy tính cá
nhân của IBM. Quảng cáo so sánh được dùng trong các loại sản phẩm thuốc khử mùi,
kem đánh răng, xe hơi, rượu, thuốc giảm đau...
- Mục tiêu nhắc nhở
+ Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm tại các điểm bán
+ Nhắc lại những lợi ích thiết thực và gần gũi
+ Củng cố nhằm làm khách hàng an tâm là mình đã lựa chọn đúng
+ Khắc họa hình ảnh sản phẩm đậm nét và khó quên
Mục tiêu này trở nên quan trọng đối với những sản phẩm đã ở giai đoạn phát
triển và bão hoà nhằm giữ khách hàng luôn nhớ và trung thành với nhãn hiệu sản phẩm
của công ty. Ví dụ mẫu quảng cáo của Coca-cola trên tivi được thiết kế chủ yếu là để
nhắc người ta nhớ đến Coca-cola chứ không phải để thông báo.
1.3.2. Quyết định về ngân sách quảng cáo
1.3.2.1. Quyết định ngân sách quảng cáo.
Sau khi đã xác định mục tiêu của mình rồi, việc kế tiếp là công ty phải xác định

được sự hành động (Action). Trong thực tế, ít có thông điệp nào đưa người tiêu dùng đi
trọn vẹn từ trạng thái biết đến hành vi mua, nhưng cầu trúc AIDA đưa ra được những
tiêu chuẩn đáng mong muốn.
a. Vai trò và nguyên tắc thiết kế thông điệp quảng cáo.
Thông điệp là tập hợp các thông tin (lời nói, hình ảnh, âm thanh, màu sắc…) mà
thông điệp muốn gửi đến người nhận tin.
Theo nguyên tắc, thông điệp của sản phẩm cần được quyết định như một bộ
phận của quá trình phát triển khái niệm sản phẩm. Nó biểu hiện lợi ích chủ yếu mà nhãn
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 15
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
hiệu đó đem lại. Và sau một thời gian thông điệp có thể phải thay đổi nhưng sản phẩm
có thể không thay đổi, nhất là khi người tiêu dùng đang tìm kiếm những lợi ích khác của
sản phẩm hay khi họ hoặc doanh nghiệp phát hiện ra những công dụng mới của sản
phẩm đó
Thông điệp quảng cáo của bạn không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng
của bạn mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của bạn. Một thông điệp quảng
cáo được thiết kế cần dựa trên hai yếu tố.
Thứ nhất: nó phải ngắn gọn và nêu bật được điểm chính của thương hiệu. Hay
nó có thể trở thành biểu tượng âm thanh của bạn. Và đó là câu trả lời của bạn đối với
câu hỏi bạn đang làm gì.
Thứ hai: thông điệp quảng cáo phải được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực và được
đẩy mạnh nhờ các phương tiện quảng cáo hiệu quả. Để thông điệp được hấp dẫn và
thuyết phục nó cần tuân theo các yếu tố sau:
- Thể hiện triển vọng của bạn với vấn đề nào đó
- Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần giải quyết và không thể trì hoãn
- Nhấn mạnh lý do bạn là người duy nhất có thể giải quyết vấn đề đó
- Nhấn mạnh lợi ích khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn
b. Thiết kế thông điệp
Việc tạo ra một thông điệp sẽ đòi hỏi phải giải quyết ba vấn đề: nói cái gì (nội
dung thông điệp), lựa chọn và đánh giá nội dung thông điệp, nói như thế nào để dễ hình

để chiếm được sự chú ý và quan tâm của thị trường mục tiêu. Khi chuẩn bị một chiến
dịch quảng cáo thường phải chuẩn bị một đề cương trình bày rõ mục tiêu, nội dung, luận
cứ và văn phong quảng cáo mong muốn
Như vậy để thể hiện nội dung thông điệp, những nhân viên sáng tạo phải tìm ra
phong thái, giọng điệu, từ ngữ và hình thức thể hiện thông điệp (kích cỡ, màu sắc, hình
minh họa)
Để thu hút sự chú ý cần khai thác:
- Tính lạ thường và tương phản giữa các màu sắc, hình ảnh, từ ngữ
- Kích cỡ, vị trí của các thông điệp
- Sự sống động, lôi cuốn của việc diễn tả nội dung
Bất kỳ một thông điệp quảng cáo nào cũng có thể trình bày theo nhiều
phong cách thể hiện khác nhau, chẳng hạn như:
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 17
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
- Mẫu đời: Trình bày một hay nhiều người đang sử dụng sản phẩm trong một bối
cảnh bình thường. Một gia đình ở bàn ăn đang tỏ ra thỏa mãn với một loại biscuit mới
chẳng hạn.
- Lối sống: cho thấy sản phẩm thích hợp đến mức nào với một lối sống. Hãng
National Daily Board trình bày việc sữa đã góp phần thế nào cho một lối sống khỏe
mạnh, năng động.
- Trí tưởng tượng: Tạo một sự mới lạ, ly kì chung quanh sản phẩm hay việc sử
dụng nó. Mẫu quảng cáo ban đầu cho nước hoa Jontue của hãng Revlon là hình một cô
đi chân không, mặc áo the mỏng, bước từ một nhà kho cũ, đi qua bãi cỏ, hướng tới một
chàng đẹp trai trên một con ngựa trắng để cùng đi.
- Tâm trạng hay hình ảnh: kiểu này xây dựng một tâm trạng hay hình ảnh khơi
gợi quanh sản phẩm, chẳng hạn như cái đẹp, tình yêu, hay sự thanh thản. Không nói ra
điều gì về sản phẩm cả mà chỉ có sự gợi ý để người xem tự cảm nhận
- Âm nhạc: cho một hay nhiều nhân vật hoặc hình hoạt hoạ hát một bài hát nói về
sản phẩm. Nhiều mẫu quảng cáo của Cola đã dùng hình thức này.
- Biểu tượng nhân cách: tạo một nhân vật làm biểu tượng cho sản phẩm.Có thể là

được chú ý nhiều. Những hình minh họa màu thay vì trắng đen làm tăng hiệu quả cũng
như chí phí quảng cáo.
Văn phong của quảng cáo phải thích hợp với sản phẩm cần quảng cáo,
công chúng mục tiêu và phong cách của doanh nghiệp.
Nếu điệp truyền được phát qua truyền hình thì nhà quảng cáo phải sử dụng cung
cách mới lạ và tương phản, hình ảnh và hàng tít bắt mắt, ….
Nếu điệp truyền được phát qua truyền thanh, nhà truyền thông phải biết lựa chọn
những lời lẽ, tiếng và giọng
Nếu chính bản thân sản phẩm hay bao bì chuyển tải điệp truyền thì nhà truyền
thông phải biết chăm chút lời lẽ, mùi vị, màu sắc, kích cỡ và hình thù sản phẩm.
1.3.4. Kiểm tra và đánh giá chương trình quảng cá.
Chương trình quảng cáo được đánh giá thường xuyên về mặt hiệu quả và doanh
số dựa trên những phương pháp chủ yếu sau:
1.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả truyền thông.
Nghiên cứu hiệu quả của truyền thông nhằm tìm cách xác định một quảng cáo có
truyền đạt được hay không. Trên thực tế các nhà quản lí thường sử dụng hai loại
phương pháp trắc nghiệm trước và sau quảng cáo.
a. Trắc nghiệm trước
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 19
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
- Đánh giá trực tiếp: Một nhóm khách hàng hoặc một nhóm chuyên viên quảng
cáo được cho xem trước một loạt những quảng cáo và được yêu cầu đánh giá chúng.
Câu hỏi có thể là: “Theo bạn thì mẫu quảng cáo nào có tác động khiến bạn mua món
hàng đó nhất?” Các kết quả đánh giá này được sử dụng để đánh giá mức độ chú ý, đọc
hết, nhận thức, tác động và dẫn đến hành động của quảng cáo. Kiểu tính điểm trực tiếp
này ít tin cậy hơn những bằng chứng cụ thể về tác động của một mẫu quảng cáo, nhưng
nó cũng giúp lọc ra được những mẫu dở.
- Trắc nghiệm cặp giấy: Nhiều khách hàng được cho xem một cặp giấy các mẫu
quảng cáo trong bao lâu tùy ý. Sau đó họ được hỏi có thể nhớ được tối đa bao nhiêu
mẫu quảng cáo, và đó là những mẫu nào_ có thể người hỏi sẽ hỗ trợ hoặc không. Kết

- Phương pháp thực nghiệm: triển khai mức chi phí khác nhau cho các khu vực
thị trường và đo mức biến động doanh số thực tế trên đó...
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 21
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PEPSICO VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về PepsiCo.
2.1.1 PepsiCo toàn cầu.
Pepsi Co là một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới hoạt động trên 100 năm có mặt trên hơn 200 quốc gia với hơn
185.000 nhân viên. Công ty có doanh số hàng năm đạt 39 tỷ USD, và con số này ngày
càng tăng nhanh. PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa
dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động cho đến
những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.
• Trụ sở chính của PepsiCo được đặt tại: Furchase, Newyork
• Lịch sử hình thành:
1898: Caleb Bradham mua quyền sang chế cho thương hiệu Pepcola và đặt tên
lại là Pepsicola
1902: Thương hiệu PepsiCola được đăng ký
1936: Doanh số của Pepsi tăng vọt tại Mỹ
1941: PepsiCola thâm nhập vào thị trường Châu Âu
1947: Mở rộng sang Philipines và Trung Đông
1964: Cho ra sản phẩm nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thế
giới – Diet Pepsi
1998: PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $3.3 tỷ
Ngày nay Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát cứ 4 sản
phẩm nước uống có ga được bán trên thế giới thì có 1 sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là
một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng.
Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỷ USD cho các mặt hàng
nước giải khát của PepsiCo.

Sting, SevenUp & SevenUp Rivive, Body Naturals, Lipton, bánh Snack cao cấp.
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 23
VIETHANIT Xây dựng chương trình truyền thông cổ động …
2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh.
2.1.3.1. Viễn cảnh:
Tại Pepsico chúng tôi tin tưởng rằng: Mỗi nhân viên như một cá nhân, chúng tôi
có trách nhiệm đóng góp cho chất lượng cuộc sống cộng đồng. Triết lý này được
biểu thị: “Trách nhiệm của PepsiCo không ngừng hoàn thiện hình ảnh trên tất cả mọi
nơi chúng tôi hoạt động, môi trường- kinh tế- xã hội…tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn
hôm nay.”
a. Tư tưởng cốt lõi:
Về giá trị cốt lõi của công ty, Steven Reinemund (cựu giám đốc điều hành công
ty PepsiCo) hy vọng rằng cộng đồng của Pepsico có thể phản ánh được những giá trị
của công ty là : sự trung thực, sự công bằng và sự hoàn hảo.
b. Mục đích cốt lõi:
Đem lại sự tiện lợi cho tất cả mọi người.
c. Hình dung về tương lai:
Pepsi sẽ trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn với các khách hàng
của mình.
2.1.3.2. Sứ mệnh:
Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào
thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các
hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều
lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt
động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực
trong mọi hành động của mình.
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty.
2.3.1. Chiến lược hiện tại.
Với mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung
chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát, không ngừng tìm kiếm và tạo ra các

chính
1 .556.290.773 18.866.658.032
Chi phí tài chính 10.873.151.286 12.485.632.130
+ Trong đó : Lãi vay 10.873.151.286 12.485.632.130
Chi phí bán hang - -
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
23.139.675.434 16.885.151.747
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
24.752.751.279 28.115.049.596
Nhóm thực hiện: Bonjour Trang: 25

Trích đoạn Chiến lược PR Xác định mục tiêu truyền thông: Quảng cáo trên băng rôn – tờ rơi
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status