Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - Pdf 27

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU 6
1.1 Khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu 6
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu 6
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay 7
1.1.3 Đặc điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu 8
1.2 Diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu 10
1.2.1. Sụp đổ tài chính phố Wall- khởi đầu cho cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu 10
1.2.2. Khủng hoảng trở thành toàn cầu – lan truyền dư chấn tới các khu vực
kinh tế thực và các nền kinh tế trên toàn thế giới 11
1.3 Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nâng cao chất lượng dòng
vốn FDI vào Việt Nam 13
1.3.1 Tác động tiêu cực đối với chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam 13
1.3.1.1 Đối tác đầu tư hạn chế chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam 13
1.3.1.2 Cạnh tranh thu hút FDI của các nước ngày càng trở nên gay gắt 14
1.3.1.3 Kinh tế suy thoái làm cho các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn 16
1.3.1.4 Tác động tới hiệu quả của các dự án đầu tư 17
1.3.2 Tác động tích cực của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nâng cao chất
lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam 18
1.3.2.1 Đổi mới tư duy về thu hút dòng vốn FDI 19
1.3.2.2 Chính phủ đã có sự cải cách chính sách 21
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc về giải pháp nâng cao chất lượng dòng
vốn FDI trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. 23
1.4.1. Những thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc 23
1.4.2. Các biện pháp thu hút FDI của Trung Quốc trong thời kỳ suy thoái
kinh tế 24
1.4.3. Một số đánh giá về chính sách thu hút và sử dụng FDI của Trung Quốc

2.2.4. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư 49
2.2.5. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo hình thức vốn đầu tư 50
2.3. Đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2012 51
2.3.1. Những kết quả đạt được 51
2.3.2. Những tồn tại 53
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM
2020 64
3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam 64
3.2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào
Việt Nam 66
3.2.1. Định hướng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam 66
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt
Nam 69
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BOT Build-Operation-Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
2 BT Build-Transfer Xây dựng-Chuyển giao
3 BTO Build-Transfer-Operation Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành
4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
7 GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
8 ICOR
Incremental Capital-Output Ratio

2007-tháng 2/2013 50
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội từ 2001-2011 51
Biểu đồ 2.5: Năng suất lao động theo giá thực tế của các thành phần kinh tế giai
đoạn 2006-2010 53
Biểu đồ 2.6: ICOR theo 3 khu vực sở hữu cho 3 giai đoạn từ 2000-2011 58
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư là tất yếu, trong đó
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có vị trí ngày càng quan trọng đối
với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Khai thác sử dụng đầu tư nước
ngoài một cách có hiệu quả đang là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của nhiều
nước nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ban hành năm
1987, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà nguồn vốn này đã
đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thực tế cho thấy, đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tác động không nhỏ tới
các khu vực của nền kinh tế như: bổ sung và khơi đậy nguồn lực đầu tư trong
nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao năng
lực hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu thu hút và sử dụng nguồn
vốn này không hợp lý, hiệu quả thì chẳng những không đem lại những lợi ích
như mong muốn, mà còn gây ra những hậu quả bất lợi như có hại cho các nguồn
lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu, làm mất cân đối tài khoản vãng lai của
nước tiếp nhận, đó là còn chưa nói tới những tác hại lâu dài về môi trường sống.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1987), trước những tác
động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề cạnh tranh thu hút FDI
đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia cần phải nhìn lại
chính mình để có những quyết sách điều chỉnh chiến lược và cơ cấu phát triển

cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam” của NCS Lê Công Toàn năm 2001.
Trong luận án này tác giả đã hệ thống các lý luận về vai trò của các giải pháp tài
chính trong quản lý và thu hút FDI, kinh nghiệm của một số nước Châu Á trong
việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng
các giải pháp tài chính trong thu hút FDI theo đó đề ra các giải pháp cụ thể về
3
tiền tệ, chi ngân sách, thuế… Và cũng đề ra các giải pháp, điều kiện thu hút và
tăng cường quản lý FDI giai đoạn 2001-2010.
Công trình nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại thành phố Hồ Chí Minh”, của NCS
Trần Đăng Long năm 2002. Nội dung của luận án này tác giả đã nghiên cứu
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI về lý thuyết và thực trạng tại
Thành phố HCM, đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI.
Công trình nghiên cứu khoa học “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam”, của NCS Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005.
Bài nghiên cứu đã mô tả bức tranh toàn cảnh về thu hút FDI ở Việt Nam từ
1998-2005, nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục xử lý để tăng cường thu hút FDI trong
thời gian tới.
Công trình nghiên cứu khoa học “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển
khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”, năm
2006 của NCS Bùi Huy Nhượng.
Côn trình nghiên cứu khoa học “Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”
vủa NCS Nguyễn Trọng Hải, năm 2008. Tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện
các khái niệm, các chỉ tiêu , quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của
FDI, đề xuất được các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu
quả FDI tại Việt Nam .
Công trình nghiên cứu khoa học “ Môi trường đầu tư với hoạt động thu

Công trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI
vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010”, đề tài cấp bộ của trường Đại học kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài TS.Nguyễn Ngọc Định. Đề tài đã
nghiên cứu , phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI của Việt
Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút theo lộ
trình được xây dựng từ năm 2003-2010.
Trong bối sảnh suy thoái kinh tế toàn cầu việc lựa chọn đề tài “ Nghiên
5
cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh
suy thoái kinh tế toàn cầu”, để nghiên cứu nhằm rút ra các giải pháp nâng cao
chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn
cầu là cần thiết, có giá trị khá cao cả về lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài được kết cấu bởi 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 2: Thực trạng chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam cho đến năm 2020.
6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU.
1.1 Khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về suy thoái kinh tế:
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô thì suy thoái kinh tế là sự suy giảm của
Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong
năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong 2 quý).
Định nghĩa do Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa
Kỳ đưa ra: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2008 cho tới nay bắt đầu từ cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ. Khủng hoảng được bắt đầu từ Mỹ sau đó lan nhanh ra các
nước khác trên thế giới, đã làm sụp đổ nhiều ngân hàng lớn của Mỹ và các nước
khác, thị trường chứng khoán trao đảo, chứng khoán bị sụt giá nghiêm trọng,
tiền tệ bị mất giá quy mô lớn ở nhiều nước. Mỹ và các nước công nghiệp phát
triển đã phải bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để cứu nguy cho nền kinh tế nói
riêng và hệ thống tài chính nói riêng.
Có ba nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đầu tiên là sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, của các khoản cho
8
vay thế chấp nhà đất. Sâu hơn là những bất ổn tín dụng nói chung ở Mỹ và của
nhiều nước khác. Thứ ba là sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu sâu sắc và kéo dài
dẫn tới phá vỡ các tương quan và cục diện phát triển hiện có. Nguyên lý cân
bằng, hài hòa trong việc giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước
trong vận hành nền kinh tế thị trường bị vi phạm nghiêm trọng. Có thể nói kinh
tế Mỹ bị sụp đổ do thả lỏng quá mức vai trò điều tiết của thị trường tự do. Chính
phủ Mỹ, cũng như chính phủ nhiều nước công nghiệp phát triển khác đã trao quá
nhiều quyền cho cơ chế thị trường tự do, trong khi lại thiếu sự giám sát cần thiết.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã thả lỏng tín dụng cho sự bùng nổ tăng trưởng ảo
trong một thời gian quá dài. Kết quả là nền kinh tế Mỹ sụp đổ, và sự sụp đổ lan
truyền sang các nền kinh tế Tây Âu, Nhật Bản là hệ quả không thể tránh khỏi.
Nước Mỹ là khởi điểm và cũng là trung tâm của khủng hoảng. Kể từ cuối
năm 2005, “bong bóng nhà đất” ở Mỹ bắt đầu vỡ, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng
trưởng chậm lại. Bong bong nhà đất vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi
của các nhà đầu tư về nhà ở đối với các tổ chức tài chính. Tới giữa năm 2007,
những tổ chức tài chính đầu tiên của nước Mỹ liên quan tới tín dụng nhà ở thứ
cập bị phá sản. Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Nhiều tổ chức tài chính
của các nước phát triển, nhất là các nước châu Âu, cũng tham gia vào thị trường
tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Các quốc gia châu Âu bị rối loạn tài chính

thị trường tài chính, đến thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường lao động.
Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong
các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt
giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết
quả là GDP thực tế giảm sút. Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc
của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ
lệ thất nghiệp tăng cao. Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu
vào của sản xuất giảm bởi cầu giảm. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp
giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận
10
được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi
suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
1.2 Diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu
1.2.1. Sụp đổ tài chính phố Wall- khởi đầu cho cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ ra ở
Mỹ, bong bong nhà ở của Mỹ vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi
phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín
dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã
làm bốc hơi trên 30 ngàn tỷ đôla trong tổng số 62 ngàn tỷ đôla vốn hoá toàn cầu.
Riêng hệ thống ngân hàng thế giới đã mất 2,2 ngàn tỷ USD.
Ban đầu, bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (hay còn
gọi là tín dụng thế chấp rủi ra cao đối với thị trường bất động sản) và thực thi
chính sách tiền tệ nới lỏng trong khi thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ của
chính phủ đã dẫn tới việc người dân đổ xô đi mua nhà với mục đích đầu vơ là
chủ yếu. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm đến
khả năng chi trả của khách hàng đã dẫn đến hơn một nửa giá thị trường nhà đấy
Mỹ là tiền đi vay với 1/3 là các khoản nợ khó đòi( ước tính cuối quý III năm
2008). Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1%

Những sự kiện này đã vượt quá mức chịu đựng của thị trường, tạo ra một
sự hoảng loạn. Tất cả đều lo sợ vỡ nợ, các nhà đầu tư thi nhau rút vốn và tất cả
những người đi vay đều bị từ chối vì người cho vay sợ người vay sẽ vỡ nợ. Sự
tháo chạy hỗn loạn này đã làm cho hệ thống tài chính toàn cầu chịu sự khủng
hoảng với sức lan tỏa mạnh mẽ.
1.2.2. Khủng hoảng trở thành toàn cầu – lan truyền dư chấn tới các khu vực
kinh tế thực và các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Nhiều nước trên thế giới các các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị
trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ,
tình trạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này
12
tơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng. Trong đó, đáng chú
ý là sự sụp đổ của Ngân hàng IKB( Đức), Sự thua lỗ của các ngân hàng
UBS( Thụy Sỹ), Deusche Bank, tập đoàn Centro properties (Australia) và
Yamoto Life Insurance (Nhật Bản). Từ đó, xuất hiện việc sáp nhập, mua bán
ngân hàng và những gói “cứu trợ ”khổng lồ của các chính phủ.
Khủng hoảng đã ảnh hưởng trước tiên tới các nền kinh tế lớn như Khối sử
dụng đồng tiền chung Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ. Bản chính thức
công bố nền kinh tế Nhật đã rơi vào suy thoái ngày 17/11/2008. Trước đó, ngày
14/11, 15 nước Châu Âu cũng thừa nhận đã rơi vào khủng hoảng,
Tiếp đến, do Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu
quan trọng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển nên suy thoái và suy
giảm tăng trưởng kinh tế từ thế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các
nước này. Đồng thời, vì các nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay
ngân hàng, các khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát
triển nên khi các nước phát triển dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về,
nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Giảm
sản xuất trên quy mô toàn cầu dẫn tới giảm lượng cầu về năng lượng và nguyên
liệu , khiển cho các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu ở Trung Đông, Nam Mỹ,
Trung Á và Nga cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái.

trưởng, khả năng mở rộng xuất khẩu và đầu tư ở mọi nền kinh tế. Tình hình
càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao, tăng
trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng
của tổng đầu tư xã hội như ở Việt Nam.
1.3.1 Tác động tiêu cực đối với chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
1.3.1.1 Đối tác đầu tư hạn chế chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu vừa qua đã tác động mạnh đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong
năm 2008, xuống còn 1.720 tỷ USD, so với mức 2.080 tỷ USD của năm 2007,
14
trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm 41%, xuống còn 1.000 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng lần này nổ ra vào lúc tiến trình tự do hoá về tài chính gia
tăng mạnh mẽ, khi hệ thống tài chính rung động, các nhà đầu tư hoảng loạn và
niềm tin vào đầu tư bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi các dự án đầu tư mới
rất khó tăng, do các tập đoàn xuyên quốc gia phải đối phó với tình hình bất ổn
tại các công ty mẹ, thì khuynh hướng rút vốn từ các dự án đầu tư cũ lại có nguy
cơ bùng nổ; do tình hình kinh doanh xấu, mức độ rủi ro cao và thiếu vốn ở
những nơi trọng yếu đã buộc nhiều tập đoàn phải điều chỉnh lại địa bàn và các
định hướng ưu tiên. Đó là chưa kể trong bối cảnh khủng hoảng, các rủi ro về tỷ
giá, về lãi suất, về thị trường đầu ra sẽ khiến cho ngay cả các tập đoàn có tiềm
lực tốt cũng không sẵn sàng cho các hoạt động đầu tư mới cũng như tăng vốn
của mình.
Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3, thì FDI
vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Nhưng sang năm 2009, dòng FDI vào các
nước đang nổi cũng giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 532 tỷ USD. Tuy nhiên, dòng
FDI vào các nước phát triển còn giảm mạnh hơn, chỉ đạt 488 tỷ USD. Do vậy,
năm 2009 là năm đầu tiên các nước đang nổi thu hút FDI nhiều hơn các nước
phát triển.
Cho đến năm 2009, khi hậu quả của cuộc suy thoái đă thực sự tác động
vào Việt Nam, sự đầu tư của các đối tác có thay đổi tương ứng với sự thiệt hại

trường tài chính tụt hạng, tỷ lệ lạm phát cao và kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định;
cơ sở hạ tầng và nguồn lao động có kỹ năng sẽ là thách thức lớn trong việc thu
hút dòng vốn FDI đi vào chất lượng.
Nhiều số liệu nghiên cứu đang cảnh báo về khả năng cạnh tranh vốn FDI
của Việt Nam ở nhiều yếu tố. Theo phòng Thương mại và công nghiệp Việt
Nam, khoảng 67% doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào những ngành có giá trị
gia tăng thấp, tập trung vào các hoạt động khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp
và sử dụng lao động ít kỹ năng có mức giá rẻ. Chỉ số ít doanh nghiệp FDI đầu tư
vào những khu vực có giá trị gia tăng cao, khoảng 3,5% đầu tư vào mảng tài
16
chính ngân hàng, 5% hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và 5% dự án vào
các dự án dịch vụ và công nghệ.
Còn theo báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 của tổ chức Công
nghiệp liên hiệp quốc, trong khảo sát gần 1.500 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam,
chỉ 57% nhà đầu tư đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, khoảng
43% đến từ các nước đang phát triển. Đa số các doanh nghiệp FDI tập trung vào
các ngành công nghệ thấp hoặc trung bình. Chỉ 28% doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ cao như tin học, điện tử; 22% có hàm lượng công nghệ
trung bình; nhưng đến 47% hoạt động trong những lĩnh vực có hàm lượng công
nghệ thấp như đồ gỗ, dệt may, da giày. Nên sức cạnh tranh, môi trường đầu tư
của Việt Nam còn khá yếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói
riêng và các nước trên thế giới nói chung.
1.3.1.3 Kinh tế suy thoái làm cho các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ
số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh
nghiệp giảm mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải chịu thua lỗ, nhiều doanh
nghiệp phá sản.
Khi kinh tế suy thoái toàn cầu thì cuộc sống của người dân Việt Nam
cũng bị giảm sút, gia đình cũng thắt chặt chi tiêu, Chính phủ cũng thắt chặt tài
khóa hạn chế đầu tư công khiến cho các doanh nghiệp đã khó khăn nay lại khó

tư.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu
quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận được nhiều
ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là khu vực được kỳ vọng nhiều
về thu hút lao động và phát triển công nghệ. Xét giai đoạn 2005-2012, hiệu quả
đầu tư của khu vực có vốn FDI tiếp tục giảm sút, thể hiện muốn có được 1 đồng
giá trị tăng thêm khu vực này phải bỏ ra tới 17,42 đồng vốn, cao hơn so với khu
vực nhà nước, chỉ phải bỏ ra 7,98 đồng và khu vực ngoài nhà nước, chỉ phải bỏ
ra 4,32 đồng.
18
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn
ra, số vốn giải ngân FDI của Việt Nam đã quá nhỏ so với tổng vốn FDI đăng ký,
sẽ tiếp tục giảm hơn so với năm 2008. Một mặt, hiện tượng này phản ánh khả
năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam chưa cao do các “nút thắt tăng
trưởng” như cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, của khu vực
FDI nói riêng.
Ở Việt Nam, các nhà đầu tư đã nhìn thấy sự bất ổn của môi trường kinh tế
vĩ mô với những dấu hiệu về lạm phát cao, nhu cầu tăng cao đòi hỏi phải tăng
lương… cũng như những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính dự báo của
chính sách mà Việt Nam vẫn chưa khắc phục được, khiến nhà đầu tư nước ngoài
trì hoãn triển khai dự án với lo ngại khả năng cạnh tranh giảm sút. Hơn nữa,
những dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hầu hết đều dựa vào nguồn vốn vay
ngân hàng ở nước sở tại nên khi các thể chế tài chính này gặp khó khăn, nguồn
cho vay sẽ hạn chế và các nhà đầu tư sẽ khó có thể thực hiện các dự án đầu tư
như đã cam kết. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã phải
yêu cầu được giãn, hoãn tiến độ, thậm chí bỏ dở dự án đang đầu tư và chấp nhận
thua lỗ.
Hiệu quả tổng thể nguồn vốn chưa cao, tỉ lệ vốn thực hiện thấp, nhiều dự
án chậm triển khai, chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ và chuyển giao

không cao, do đó các nhà đầu tư không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy
nhiên, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp
tương đối ổn định, ít co giăn, cùng với tình hình giá lương thực tăng nhanh và sự
lo ngại về vấn đề an ninh lương thực ở nhiều nước trên thế giới là động lực thôi
thúc dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào khu vực nông nghiệp ở nước ta.
Việt Nam đã và đang tích cực hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá
trị gia tăng cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt tài nguyên và ít lệ
thuộc vào nhu cầu xuất nhập khẩu với bên ngoài. Cụ thể là, Việt Nam đã chú
trọng tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo
20
ra chuỗi liên kết sản xuất, thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra
các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị và linh kiện mà Việt Nam
có thể tự sản xuất được. Cũng tương tự như vậy, Việt Nam đã bắt đầu quy hoạch
lại định hướng phát triển các doanh nghiệp Việt Nam, theo lĩnh vực và theo
nhóm ngành liên kết với khu vực FDI, để hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá
trị dựa trên lợi thế so sánh của từng khu vực và địa phương, nhằm thu hút và sử
dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài
Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, các nhà đầu
tư sẽ phải lựa chọn kỹ hơn địa điểm đầu tư cũng như môi trường đầu tư, để sử
dụng vốn của họ tốt nhất. Họ có sự chuyển hướng trong chính sách đầu tư của
các tập đoàn xuyên quốc gia tập trung vào những khu vực có điều kiện hạ tầng
tốt, giải phóng mặt bằng nhanh, thủ tục hành chính đơn giản và không nhiều rủi
ro đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ.
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật đầu tư ngày càng phù hợp
với thông lệ quốc tế và khu vực, nhất là đối với các định chế quốc tế và khu vực
mà Việt Nam là thành viên đầy đủ; tiếp tục hoàn thiện chính sách phân cấp việc
cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI cho các địa phương, để
tạo thế chủ động và tích cực cho các cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu
hút và quản lý FDI, sử dụng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản hoá thủ tục


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status