SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí ở cấp THCS - Pdf 27

Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 1 Trường THCS Hành Phước
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ
THCS”
I/GIỚI THIỆU CHUNG :
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân
loại, khi con người đang ngày càng phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô
nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng với sự phát triển kinh tế. Sản xuất vẫn
không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao. Do đó, việc giữ
gìn hành tinh nhằm bảo đảm mọi lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài của mọi thế
hệ trở thành yêu cầu bức thiết. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi
người trên thế giới.
Khó có thể làm được điều đó khi mà vấn đề giáo dục môi trường trong xã hội, mỗi
học sinh chưa nhận thức được vấn đề này trong quá trình tích hợp vào kiến thức từng
môn học. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí là vận dụng tổng
hợp các kiến thức kĩ năng của các phân môn địa lí. Mặt khác tích hợp cũng còn là
việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan đến địa lí.
Việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí là vấn đề cần quan tâm
giúp học sinh nhận thức đúng về môi trường trong thời đại mới.
Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà trường là
những kiến thức cơ bản, hiện đại sát thực tế là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm
hành trang trong tương lai. Việc giáo dục môi trường trong bài học địa lí trang bị
những hiểu biết rèn luyện kĩ năng và cung cấp cho học sinh THCS phát triển khả
năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế vệ sinh sạch đẹp vườn trường, gia đình,
và địa phương. Từ đó chúng ta có thể tiến hành tích hợp giáo dục môi trường có hiệu
quả trong môn học địa lí THCS.
Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THCS Hành phước bản thân tôi luôn
Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 2 Trường THCS Hành Phước
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hóa các hoạt động học

nhau).
Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về
quá trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ
góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học
tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo
dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một
cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức
của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính do
đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ
thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có
sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, bảo vệ môi trường hiện
nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi
trường cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ giáo dục và đào
tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các
môn học, trong đó có môn Địa lý.
Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường trong giảng dạy bộ môn Địa lý THCS .
b. Mục đích nghiên cứu:
- Khi giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn Địa lý giúp học
sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập hơn.
- Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các động lực môi trường và các nhân
tố khác của chất lượng cuộc sống và những quyết định hợp lý.
- Có những hiểu biết về những hành vi thuộc về lĩnh vực môi trường, nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống của bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng,
quốc gia, quốc tế và thế giới.

bản thân tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 5 Trường THCS Hành Phước
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận:
- Tích hợp trong dạy học Địa lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng
của các phân môn của Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội vào việc nghiên cứu
tổng hợp về Địa lý các châu lục, một khu vực một quốc gia. Mặt khác tích hợp cũng
còn là việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có liên quan như
nhau như: Lịch Sử, Sinh Học … vào dạy học Địa lý, giúp học sinh hiểu và nắm vững
các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học .
- Làm cho học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình môi trường
hiện nay ở nước ta và trên thế giới, nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa môi trường
với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của môi trường đối với chất lượng cuộc
sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai.
- Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những
kiến thức phải tích hợp, bởi vì những kiến thức phải tích hợp chỉ là một đơn vị nhỏ
trong một bài học.
Giáo viên coi một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong
bộ môn khác sẽ giảng dạy nhưng môn Địa lý rất phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường ở trong và ngoài nhà trường, từ đó học sinh có thái độ tích cực tham gia
vào bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi chọn đề tài này để ứng dụng vào giảng dạy ở
trường THCS .
2. Nội dung, biện pháp thực hiện của đề tài
Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa ra
một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo
vệ môi trường qua môn Địa lý cấp THCS .
2.1. Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường

trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh họa đã được lựa chọn để
thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4 - yêu cầu học sinh cho
biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển. Cách triển
khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến
của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn
chỉnh kiến thức cho học sinh. Từ đó liên hệ thực trạng ở địa phương em đang sống,
trên đất nước ta, nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp, thuốc trừ sâu từ đồng
ruộng ảnh hưởng đến nguồn nước như thế nào? Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 8 Trường THCS Hành Phước Hình 17.3 “Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương Hình17.4 - nước thải từ các nhà máy đổ
do tai nạn của tàu chở dầu vào sông ngòi ở ngoại ô Pa- ri (pháp)
Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng
dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu
hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đẫ học để giải thích các hiện tượng
được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7.
- Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở
dầu”. Bức ảnh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương.
- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.
- Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu.
- Hâu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển.
2.3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi
trường cần thực hiện và áp dụng như sau:

- Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
Giải thích nguyên nhân và phân tích tác hạicủa lượng khí thải ngày càng tăng?
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luân.
Giải thích nguyên nhân:
+ Do quá trình công nghiệp hóa.
+ Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá.
+ Hiện tượng cháy rừng…
Phân tích tác hại của khí thải:
+ Đối với thiên nhiên: làm thủng tầng ôzôn, sự nóng lên của Trái
Đất biến đổi và suy thoái môi trường sinh thái …
+ Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đấn sức
khỏe do bấc xạ tia cực tím, phá hủy các công trình xây dựng do mưa axit, …
2.5. Minh họa dạy những bài có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường.
BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI
NÓNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Đới nóng đông dân, có sự bùng nổ dân số.
- Những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh đối với sự phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống và tài nguyên, môi trường.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích biểu đồ, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3. Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí và bảo vệ môi
trường.
Thảo luận về sức ép của dân số lên tài nguyên, môi trường.
Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 12 Trường THCS Hành Phước
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:
+ Bình quân lương thực giảm.
+ Nhiều người không có nước sạch dùng.

những tiến bộ khả quan.Tổng số khá giỏi tăng lên trong từng học kì qua các năm học
và tổng số điểm yếu kém giảm đi và hành vi cũng được thay đổi rõ rệt. Kết quả ấy
được thể hiện qua bảng thống kê sau:
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM KHỐI LỚP 8
Năm học:2011-2012.
Học sinh Chất lượng học tập và sự nhận thức thay đổi hành vi
LỚP T.số Giỏi (TỐT) KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ %
8A 36 06 16.7 15 41.7 14 38.9 01 2.7 0
8B 35 03 8.6 09 25.7 16 45.7 05 14.3 02 5.7
8C 35 04 11.4 08 22.9 15 42.9 05 14.2 03 8.6
8D 35 03 8.6 07 20.0 16 45.7 07 20.0 02 5.7
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM KHỐI LỚP 8
Năm học:2011-2012.
Học sinh Chất lượng học tập và sự nhận thức thay đổi hành vi
LỚP T.số Giỏi (TỐT) KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ %
8A 36 10 27.8 17 47.2 08 22.2 01 2.8 0
8B 35 08 22.9 15 42.9 10 28.5 02 5.7 0
8C 35 07 20.0 16 45.7 10 28.6 02 5.7 0
8D 35 06 17.1 15 42.9 11 31.4 03 8.6 0
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I KHỐI LỚP 9
Năm học:2012-2013.
Học sinh Chất lượng học tập và sự nhận thức thay đổi hành vi
LỚP T.số Giỏi (TỐT) KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ % T.SỐ %
8A 36 15 41.7 16 44.4 05 13.9 0 0
8B 35 11 31.4 14 40.0 08 22.9 02 5.7 0
8C 35 12 34.3 15 42.8 07 20.0 01 2.9 0
8D 35 10 28.6 16 45.7 07 20.0 02 5.7 0

Phần V. MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG
TRANG
Phần I Giới thiệu chung
A.Phần mở đầu
1.Tên đề tài.
2.Người thực hiện.
3.Dơn vị
1-2
Phần II Các bước tiến hành nghiên cứu.
I. A. Lí do chọn đề tài.
2-3
B Mục đích nghiên cứu.
II. Thực trạng trước khi thực hiện.
3
4
III. Nội dung đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
2. Nôi dung và biện pháp thực hiện.
5
IV. Kết quả nghiên cứu 12
Phần III Kết luận, kiến nghị 13
Phần IV Danh mục tài liệu tham khảo 16
Phần V Mục lục 17
Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 17 Trường THCS Hành Phước
Duyệt BGH Tổ chuyên mônGiáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 18 Trường THCS Hành Phước
Giáo viên: Nguyễn Văn Thi Trang 19 Trường THCS Hành Phước


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status