Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Metronic Việt Nam - Pdf 27

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp “NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN METRONIC VIỆT
NAM” do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. ĐINH TIẾN DŨNG. Mọi số
liệu và biểu đồ mô tả trong luận văn đều do em trực tiếp thu thập và được sự đồng ý
của Ban Giám Đốc công ty TNHH Một thành viên Metronic Việt Nam.
Đề hoàn thiện luận văn này, em chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong
TÀI LIỆU THAM KHẢO ở cuối luận văn, ngoài những tài liệu trên em không
sử dụng bất cứ một tài liệu nào khác. Nếu phát hiện sai sót, em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Học viên
Nguyễn Văn Huynh
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bản luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Em xin được chân thành cảm ơn TS. ĐINH TIẾN DŨNG, người hướng dẫn
khoa học đã hướng dẫn tận tình, chi tiết để em có phương pháp nghiên cứu phù hợp
với đề tài được giao.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Quản trị kinh doanh đã chia sẻ
và truyền đạt những kiến thức quý báu về lĩnh vực quản trị nói riêng, kinh tế nói
chung. Những kiến thức này giúp em có định hướng và phương pháp luận để hoàn
thiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban Giám Đốc, phòng kế toán đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong việc thu thập dữ liệu và tư vấn về tình hình hoạt động của
Công ty.
Trong quá trình viết luận văn, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên
các giải pháp đưa ra khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
đóng góp thiết thực và bổ ích để luận văn của em có tính khả thi hơn.
Học viên
Nguyễn Văn Huynh
MỤC LỤC
2.2.1.Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 19

sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự
phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế. Đây là sự thất bại của chính sách, các đứt
gãy mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng cũng buộc thế giới phải xét lại triết lí
đạo đức của sự phát triển.
Năm 2012-2013 cuộc khủng hoảng lan rộng quy mô toàn cầu. Từ châu Mỹ
đến Châu Âu, đến Châu Á, hàng loạt các cuốc gia lâm vào tình trạng nợ công, gánh
nặng tài chính. Thậm chí khủng hoảng còn là nguyên nhân sâu xa hình thành các
cuộc xung đột, tranh giành quyền lực và nội chiến ở Hy Lạp, Libia, Ai Cập
v.v Trong phạm vi một quốc gia, khủng hoảng không những ảnh hưởng trực tiếp
đến nền kinh tế của quốc gia đó mà còn ảnh hưởng các doanh nghiệp và mức sống
của người dân.
Ở Việt Nam, giai đoạn năm 2011 - 2012, là những năm rất tồi tệ với các
doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê tính đến ngày 30/11/2012, cả nước đã có
65.091 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 418.853 tỷ đồng, giảm
10% về số lượng doanh nghiệp và giảm 8,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2011. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể là
48.473 doanh nghiệp, trong đó 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537
doanh nghiệp đã giải thể [Nguồn:Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư]. Những con số trên phản ảnh rõ nét về tính hình và thực trạng nền
kinh tế Việt Nam. Chắc chắn rằng con số doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ
còn tăng trong năm nay khi nhà nước thực hiện một loạt các chính sách quản lý và
siết chặt tài chính, ngân hàng và tiền tệ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện
1
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi sáng suốt, những chiến lược
phát triển phù hợp.
Công ty TNHH 1TV Metronic Việt Nam là một doanh nghiệp gián tiếp tham
gia vào các lĩnh vực liên quan đến bất động sản như: cung cấp, lắp đặt hệ thống điện
trong các dự án tòa nhà văn phòng, chung cư, khách sạn. Vì vậy tình hình kinh
doanh của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khủng hoảng kinh tế và thị trường bất
động sản Việt Nam. Giai đoạn đầu từ 2008-2009, ban lãnh đạo công ty đầu tư vào

Nguồn dữ liệu: Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo
kiểm toán hàng năm. Việc nghiên cứu được thực hiện theo trình tự từ lý luận, khảo
sát đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn lựa chọn, đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn cao để áp
dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Xa hơn nữa là áp dụng cho các
công ty khác có mô hình kinh doanh gần giống hoặc tương tự với công ty TNHH
Một thành viên Metronic Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Chương 3. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH
1TV Metronic Việt Nam.
Chương 4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH 1TV Metronic Việt Nam.
7. Tóm tắt luận văn
Đề tài liên quan đến “hiệu quả kinh doanh” đã và đang được đề cập rất nhiều
trong các nghiên cứu gần đây. Đây là chủ đề rất cấp thiết, phản ánh thực trạng nền
kinh tế hiện nay cũng như xu hướng vận động của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
3
Là một học viên nghành quản trị kinh doanh nhận thấy đây là một đề tài sẽ
giúp em vận dụng một cách toàn diện các kiến thức đã được học tập trong thời gian
vừa qua. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
ty TNHH MTV Metronic Việt Nam”. Luận văn được xây dựng với kết cấu 4
chương:
Chương 1: Khái quát về nội dung cơ bản các công trình nghiên cứu phản
ánh các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó em có những

trong kinh tế, quản trị. Chính vì vậy, chủ đề nâng cao hiệu quả kinh doanh đã và
đang là chủ để, đề tài của rất nhiều luận văn, bài báo nghiên cứu. Bởi không phải
công ty, doanh nghiệp nào hoạt động cũng giống nhau, do vậy các đề tài sẽ khai
thác, nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề kinh doanh, quản trị để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đề tài “Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty TNHH
Niềm tin – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thị Lan Phương (2006), luận
văn thạc sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý
luận cơ bản về vốn và hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn trong nền kinh tế thị
trường đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động
và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó luận
văn cũng đã nêu lên được các vấn đề còn tồn tại trong việc huy động và sử dụng
vốn tại công ty TNHH Niềm Tin, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi lẽ vốn là một nhân tố thiết yếu để doanh nghiệp hoạt động, giúp doanh
nghiệp hiện thực hóa các chiến lược và phát triển kinh doanh.
Trên cơ sở những tồn tại đó, tác giả cũng đề xuất những định hướng và giải
pháp tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng
5
vốn của công ty, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của công ty
trong thời gian tới.
- Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý bao gồm việc xem xét cơ cấu vốn,
lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
- Cải tiến hoạt động quản lý và sử dụng vốn.
- Cải tiến tình trạng đọng vốn tồn kho.
- Đảm bảo vốn cố định phù hợp với nguồn vốn kinh doanh chiến lược của
công ty.
Đề tài này là nguồn tham khảo rất có ích. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông
qua việc tiếp cận, sử dụng và quản trị vốn là một trong những giải pháp thiết thực
đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên luận văn cần phải phân tích cụ thể, so sánh

Công ty TNHH Duyên Hải trong thời gian tới.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (1998),
luận văn thạc sỹ, ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Luận văn đã trình bày được một
số nội dung cơ bản về loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) như
Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về DNVVN, đặc biệt đã đưa
ra và lý giải tiêu thức để xác định DNVVN ở nước ta hiện nay. Khẳng định vai trò
to lớn va lâu dài của các DNVVN trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện
nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đánh giá, phân tích một cách toàn diện, cụ thể tình hình hoạt động và hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN thuộc các thành phần kinh tế trên
địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng. Luận văn đã chỉ rõ ưu nhược điểm trong hoạt động
kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp thuộc loại hình này. Luận văn cũng chỉ
rõ những nguyên nhân của các hạn chế mà doanh nghiệp cần phải xem xét để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ có con đường nâng cao hiệu quả
các DNVVN mới tự khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế .
Luận văn đã đưa ra bốn quan điểm định hướng phát triển các DNVVN ở
Quảng Nam – Đà Nẵng, đồng thời đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng
7
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN hiện nay.
Tóm lại, luận văn đã thể hiện tương đối đầy đủ các khó khăn, thách thức mà
các DNVVN sẽ gặp phải trong quá trình phát triển. Đặc biệt, luận văn đã đưa ra
những hướng giải pháp phù hợp đề nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là tài liệu
tham khảo rất tốt cho em để thực hiện luận văn.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Xăng Dầu khu
vực 1” của tác giả Bùi Duy Nhị (2002), luận văn thạc sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội. Tác giả đã đưa ra những cách tiếp cận mới về hiệu quả kinh doanh trong lĩnh
vực xăng dầu. Tác giả nhấn mạnh chủ yếu vào thị trường và chính sách của Nhà
nước về kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới phương thức kinh doanh để phù hợp với sự phát triển, vận động của

được… Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội do có sự kết
hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương
quan cả về số lượng và chất lượng lao động trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ đủ tiêu chuẩn cho người dùng. Cũng như vậy, kết quả thu được phải
là một kết quả tốt, kết quả có ích. Kết quả đó có thể là một đại lượng vật chất được
tạo ra do có sự chi phí hay mức độ được thỏa mãn của nhu cầu ( số lương sản phẩm,
nhu cầu đi lại, giao tiếp, trao đổi…) và có phạm vi xác định.
Từ đó, có thể khẳng định rằng: bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao
động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu
9
được với lượng hao phí lao động xã hội. Do vậy, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kết quả hoặc
tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.
Tóm lại, “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất
phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp”.
[Giáo trình Phân tích hiệu quả kinh doanh]
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện,
cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.Các phương pháp phân loại hiệu quả kinh doanh
Trong thực tiễn có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Dưới
dây là một số cách phân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1.2.1. Hiệu quả tuyệt đối và tương đối
Căn cứ theo phương pháp tính hiệu quả, người ta chia ra thành hiệu quả tuyệt
đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối: Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả cho
từng phương án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó được
tính toán bằng cách xác định mức lợi ích thu được với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả tương đối: Hiệu quả so sánh là phạm trù phản ánh trrình độ sử dụng

Giữa hiệu quả kinh tế – tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội có mối quan hệ
nhân quả với nhau và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có
thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Ngược lại, tính
hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là nền tảng cơ sở cho mọi hoạt
động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, giữa bộ phận và toàn bộ. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ tính
11
hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi
cho sự hoàn thiện của doanh nghiệp.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp cần quan tâm
đến cả hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về
phía cơ quan quản lý với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần
tạo mọi điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt
động đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.2.4. Hiệu quả kinh doanh khái quát và bộ phận
Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả nguời ta phân ra làm hai loại: Hiệu
quả kinh doanh khái quát và hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả kinh doanh khái quát: Hiệu quả kinh doanh khái quát là phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Hiệu quả kinh doanh bộ phận là sự thể hiện
trình độ và khả năng sử dụng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng bộ phận và cùng
với hiệu quả kinh doanh khái quát làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong các điều
kiện cụ thể về trình độ trang thiết bị, trình độ tổ chức quản lý lao động, quản lý kinh

lực của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp và công
cụ khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Trong đó, hiệu quả kinh doanh là công cụ
hữu hiệu nhất để các nhà quản trị đảm bảo đạt được mục tiêu. Thông qua việc tính
toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra
13
đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho
phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh
thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu
quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công
cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để
kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào
trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình
độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng
bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực
tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không
thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp
tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu
của doanh nghiệp đã đề ra.
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất
lượng phản ảnh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập
của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên phía trước thì trước hết,
kinh doanh phải mang lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp
càng có điều kiện để mở mang và phát triển kinh tế, càng có điều kiện đầu tư, mua
sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải tiến và nâng cao đời sống người
lao động, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như

trường, trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời
và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu
15
thông hàng hoá. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối
các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại
các quy luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ Như các quy luật giá trị, qui
luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh Các quy luật này tạo thành hệ
thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị
trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông
hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị
trường nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay
đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá
trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
xã hội một cách tối ưu nhất.
Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các
doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một
phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh
một cách phù hợp và có hiệu quả.
Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng
quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định
bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là
nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là

triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn.
Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về
chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh
nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên
nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị
trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp
phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có
hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là
17
đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán, chất lượng
không ngừng được cải thiện nâng cao
Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh
nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để
thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính
tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện để thực
hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao
càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy,
nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục
tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh
doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi
doanh nghiệp.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan
trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc nâng cao hiệu quả của
tất cả các hoạt động trong qúa trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của

b. Môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế và sự biến động của nó cũng tác động không
nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như các biến động trong môi
trường kinh doanh quốc tế trở nên thuận lợi sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể sẽ làm cho doanh thu tăng do nhu cầu về
sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường thế giới tăng lên và ngược
lại. Giá cả của các sản phẩm trên thị trường thế giới biến động theo hướng tăng lên
hay giảm di tác động trực tiếp đến giá cả yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh
nghiệp. Sự biến động về lãi suất tỷ giá giữa các đồng tiền, đặc biệt là các đồng
19
ngoại tệ mạnh cũng ảnh hưởng tới chi phí vốn, đến giá các yếu tố đầu vào, đầu ra
của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tác động từ thiên nhiên như thảm họa động đất, lũ lụt cũng có vai trò to
lớn đến tình hình sản xuất của các nước trên thế giới, qua đó làm biến đổi môi
trường kinh doanh quốc tế.
c. Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng
nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả
năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ
có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành
sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu
cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả
hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại,
mẫu mã Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh,
tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh
tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và
sẽ bị giảm một cách tương đối.
d. Thị trường

triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy trong
quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm
nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa.
a. Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả
các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy
21


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status