tiểu luận: Các mô hình khủng hoảng tài chính và xây dựng mô hình dự báo sớm khủng hoảng - Pdf 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI:

GVHD : Qch Doanh Nghiệp
Lớp : NN04_K32
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
o0o
1. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1
1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 1
1.2. Các loại khủng hoảng tài chính 1
1.3. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính 2
2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CÁC CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ RÚT RA MÔ HÌNH KHỦNG
HOẢNG
2.1. Khủng hoảng tài chính 1929-1933 3
2.2. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 8
2.3. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 12
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG 21
4. BÀI HỌC RÚT RA TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
CHO NƯỚC TA 22
DANH SÁCH NHÓM
LỚP NN04_K32
1. Phan Thị Mai Lan
2. Nguyễn Huỳnh Thảo Ly
3. Nguyễn Thị Kim Ngân
4. Vũ Thị Thùy Linh
5. Bùi Anh Tiến

Khủng hoảng ngân hàng là hiện tuợng ngân hàng can thiệp khá sâu hoặc
cho doanh nghiệp vay vốn vào các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao như
bất động sản, chứng khoán. Vốn tín dụng đuợc đầu tư quá nhiều cho bất
động sản và những lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối
tài chính kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh tiền tệ
bị trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.
• Khủng hoảng nợ nần :
Khủng hoảng nợ nần xảy ra ở mọt số nuớc đang phát triển. Vào thập kỷ 80
của thế kỷ 20, có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toàn nguồn vay
nuớc ngoài của một quốc gia. Trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu tỷ lệ
thanh toán nợ nuớc ngoài, tức tỷ lệ giữa nguồn vay nuớc ngoài cả gốc và
lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu của
quốc gia đó trong năm đó hoặc một năm truớc đó. Bình thuờng chi tiêu này
thuờng nằm duới 20%, nếu vuợt quá 20% chứng tỏ luợng vốn vay nuớc
ngoài của quốc gia đó quá lớn.
1.3. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính:
Trước các cuộc khủng hoảng tài chính, thường xuất hiện các dấu
hiệu như sau:
- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của
người gửi tiền.
- Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp
loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho
ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Trong đó nguyên nhân của việc các Ngân hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề về thanh khoản, khả
năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn. Tình trạng mất khả năng
thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ.
2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH VÀ RÚT RA MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG

 Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu tài chính
cho rằng, trong giai đoạn 1929-1933 lẽ ra Mỹ chỉ phải trải qua một
cuộc suy thoái nhẹ theo đúng qui trình của chu kỳ kinh tế lúc đó nếu
FED đã không mắc sai lầm là phản ứng quá chậm trong việc giải
cứu các ngân hàng.
(Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York
năm 1932).
Cụ thể nguyên nhân:
• Sai lầm của FED :
Giai đoạn kinh tế phát triển từ 1928 đến 1929 dồn Fed vào chỗ lúng
túng. Một mặt, Fed cho rằng cần tăng “discount rate” để kiềm chế lạm
phát; mặt khác, Fed lo rằng như vậy sẽ ảnh hưởng cho các hoạt động kinh
tế. Lần lữa mãi, đến Tháng Tám, 1929, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đã
đến chỗ quá đà, Fed quyết định nâng discount rate. Quyết định của Fed có
tác dụng như “cú đấm kép” giáng vào nền kinh tế. Theo các kinh tế gia,
không cần tăng discount rate, nền kinh tế cũng sẽ rơi vào suy thoái, hành
động của Fed như “đổ dầu vào lửa.”
Suy thoái xảy ra, kéo theo một dây chuyền khủng hoảng của hệ
thống ngân hàng (Bank Panic) kéo dài cho đến Tháng Ba, 1933. Người dân
đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng, hàng loạt ngân hàng khai phá sản, trong
khi ấy, Fed ngồi yên chẳng làm gì cả. Tổng Thống Franklin Delano
Roosevelt ban hành pháp lệnh “Ngày Lễ Ngân Hàng” (Bank Holiday) để
các ngân hàng đóng cửa. Ông tuyên bố trước dân chúng: “Bây giờ, chính
sự sợ hãi là điều đáng sợ hãi nhất cho tất cả chúng ta.” Cuộc khủng hoảng
kinh tế và ngân hàng từ 1930 đến 1933 được xem là kinh khủng nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ. Hơn 30% ngân hàng phá sản, lượng tiền tệ bơm vào nền
kinh tế giảm 50%, sản xuất trì trệ gần 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên đến gần
25%.
• Việc kinh doanh của đầu cơ và bất ổn trong thị truờng chứng khoán :
Thị trường chứng khoán vẫn được coi là không có rủi ro, không phải

rất nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu, bao gồm cả Roger Babson, đã dự
báo về một cuộc khủng hoảng nếu tình hình không được làm dịu xuống.
Điều đáng buồn là với mỗi Roger Babson, có đến bốn nhà nghiên cứu
khác lại khẳng định một cách mù quáng, đảm bảo sự tăng trưởng mãi mãi
của thị trường chứng khoán Mỹ.
Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở
thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ
dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn
lại của thế giới sản xuất ra. Tất nhiên điều này tạo nên trạng thái cán cân
thương mại rất có lợi cho Mỹ, nhưng nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết
lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những
doanh nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ không muốn mua hàng từ
đối tác Châu Âu thì những đối tác đó lấy đâu ra tiền để mua hàng từ các
đối tác Mỹ. Cho đến khi mà những đối tác Châu Âu thậm chí không còn
đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể
mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ sụt 30% và tiếp tục sụt
giảm trong thời gian sau đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào
cuộc Đại khủng hoảng.
Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn cũng hình thành nhiều vào
những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là
1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến
tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên
38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như
vậy. Có thể lấy ví dụ về công ty RCA, công ty này có cổ phiếu tăng từ 85
lên 420 chỉ trong năm 1928, mặc dù cổ phiếu này chưa từng trả cổ tức
một lần nào. Nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ phiếu, người
ta bắt đầu vay để mua chứng khoán. Chẳng hạn nhà đầu tư A có thể có 10
USD và vay 75 USD từ người môi giới của mình. Nếu anh ta bán cổ
phiếu khi giá là 420$ ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ 10 USD
đầu tư ban đầu thành 341.25 USD (420 trừ 75 và 5% lãi suất trả cho

2.2. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997
2.2.1. Cuộc khủng hoảng bắt đầu:
Khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 mở đầu
tại Thái Lan rồi từ đó lan ra ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán,
trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á,
nhiều quốc gia trong số đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính này còn được gọi là khủng hoảng tiền tệ
Đông Á.
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh
nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines
cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa,
Đài Loan, Singapore và Việt Nam bị ảnh hưởng ít. Nhật Bản cũng không
bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng kinh tế tài chính này.
Mặc dù đây được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi nó bắt
nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại hết sức lớn mạnh khi lan
truyền ra thế giới và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với
những tác động lớn của mình, cuộc khủng hoảng còn lan rộng đến cả các
nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
2.2.2. Nguyên nhân:
* Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà
các nhà kinh tế gọi là bộ ba bất khả thi. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền
của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài
khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980
và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá
cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách
tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính
sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát
vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.
Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương

ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân
hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn
hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng
dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)
* Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới
Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các
nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân tệ được định giá
thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng
xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của
Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại
sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa
Kỳ dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên
để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp
dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng
vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng
Đô La Mỹ. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào
Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ
mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm
xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ.
* Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997
là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước
châu Á.
Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất
động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta
không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định.
Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các
nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ
châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.
Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý

2.3. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.
Theo dòng thời gian, những ám ảnh cũng như hậu quả của hai
cuộc khủng hỏang kể trên đã khép lại và đi vào quá khứ. Thế nhưng
trong thời điểm hiện tại, khủng hỏang tài chính đối với chúng ta không
còn chỉ là những điều biết đến qua sách vở nữa mà bây giờ chính chúng
ta đã và đang sống cùng nó mỗi ngày, nó đã và đang ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của chúng ta.
2.3.1. Nguyên nhân:
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay được xác định có rất
nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu nguyên nhân vừa giúp ta hiểu vấn đề,
vừa giúp rút ra các bài học về điều hành một nền kinh tế. Trong đó có
thể liệt kê ra những nguyên nhân sau:
(1) Mở rộng thị trường cạnh tranh, nhưng lầm lẫn giữa “rào cản” cần
phá bỏ và các “kiểm soát” cần bảo vệ;
(2) Sử dụng hai công ty nhằm giúp dân nghèo mua nhà Fannie Mae
và Freddie Mac nhằm phục vụ ý đồ chính trị mị dân;
(3) Chính sách lãi suất thấp kéo dài quá lâu nhằm vực dậy thị trường
chứng khoán sau cuộc đổ bể của “cuộc cách mạng” công nghệ thông tin.
Nói chung, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ngày này là kết quả
của một cuộc chạy đua làm tiền một cách cực kỳ tham lam của chế độ tư
bản coi mọi định chế kiểm soát là kềm kẹp kiểu xã hội chủ nghĩa. Đây
chính là những nguyên nhân chính cho sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính hiện nay tại Mỹ.
* Phân tích nguyên nhân:
Mở rộng cạnh tranh và phá bỏ rào cản kể cả kể cả rào kiểm soát cần
thiết:
Nước Mỹ hơn 20 năm qua, từ thời Tổng thống Reagan, là nước cổ
vũ mạnh mẽ cho việc xoá bỏ các luật lệ và cơ quan kiểm sát nhà nước đối
với sản xuất và thương mại trong nước Mỹ, và dùng mọi biện pháp áp đặt
các nước khác mở cửa tự do cho tư bản Mỹ.

động đa năng và rộng khắp cả nước, thay vì hạn chế mỗi ngân hàng ở một
bang, ngân hàng được phép hoạt động trên khắp liên bang. Trước đó ngân
hàng thương mại chỉ hoạt động thu nhận tiền ký gửi rồi cho vay. Sau thay
đổi, ngân hàng thương mại cũng được hoạt động như một công ty đầu tư
tài chính (investment banking), loại công ty này chỉ được làm dịch vụ tạo
vốn đầu tư, tức là phát hành và buôn bán cổ phiếu công ty (tức là giúp tạo
nguồn vốn tự có – equity), trái phiếu (nợ công ty), v.v. Loại hoạt động
nhận tiền ký gửi và cho vay chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như
Fed (Cục Dự trữ Liên bang) còn loại hoạt động sau liên quan đến chứng
khoán không bị một rào cản nào, trừ việc tuân thủ các định chế buôn bán
chứng khoán trên thị trường và nội dung các hợp đồng đã ký kết. Sau đại
khủng hoảng năm 1929, Quốc hội đã ra luật Glass-Steagall 1933-35 phân
biệt hai loại công ty hoạt động, và không cho phép ngân hàng làm dịch vụ
phát hành và buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, và bảo hiểm. Sự phá sản của
các công ty đầu tư tài chính như Bear Sterns và Lehman, sự sát nhập của
Merrill Lynch vào ngân hàng thương mại, và việc xin phép biến thành
ngân hàng thương mại của hai đại gia còn lại là Goldman Sachs, Morgan
Stanley trong kỳ khủng hoảng này coi như đã xoá sổ sự khác biệt giữa hai
loại công ty trên nước Mỹ.
Thứ hai, mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện
mà không có sự kiểm soát nào, kể cả việc thu thập chính thức các thông tin
thống kê về chúng để theo dõi. Mục đích chính là tạo cơ hội cho các hoạt
động đầu tư rủi ro, hay nói một cách dễ hiểu là cho phép các nhà đầu tư sử
dụng mọi lỗ hổng, tạo ra sự tin tưởng mù quáng của đám đông để làm giầu.
Thí dụ cho công ty bảo hiểm bảo hiểm cả những gì không thể bảo hiểm
được. Hoạt động bảo hiểm bình thường như y tế, tai nạn là dựa vào xác
xuất thông kê các hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên nhưng có thể tiên đoán
trước được như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ loại bệnh tật, tai nạn cháy nhà, xe
cộ, v.v. Nhưng bảo hiểm giá trị chứng khoán (nợ hay cổ phiếu), nhất là
chứng khoán không có bảo chứng thì hoàn toàn chỉ dựa vào niềm tin là thị

ra liên tiếp các cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á năm 1987 (Nam Hàn
giảm 7%, Indonesia giảm 14%, Thái Lan giảm 10,5%) dù nền kinh tế các
nước này lành mạnh, ngân sách nhà nước không có thiếu hụt tài chính. Rồi
sau đó là khủng hoảng ở Nga và Argentina. Những nước chống lại liều
thuốc IMF, quyết định không phá giá đồng bạc, tạm nghiêm cấm rút tiền
khỏi nước như Mã Lai lại là những nước không bị rơi vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng. Đồng thuận Washington sau đó bị phá vỡ khi IMF đã
phải từ bỏ chính sách áp đặt thành viên mở cửa cho tự do lưu thông tư bản.
Khung cảnh kinh tế cho tự do tài chính không rào cản hoành hành
Có hai sự kiện làm cho các tự do tài chính không rào cản hoành
hành. Thứ nhất là chính trị mua chuộc người nghèo, và thứ hai là lãi suất
quá thấp (lãi suất chiết khấu là 1% và lãi suất ưu tiên là 5%) mà Fed kéo
dài quá lâu sau khi cứu thị trường chứng khoán năm 2001 khỏi sự suy sụp
vì việc thổi phồng quá đáng tác dụng của công nghệ thông tin.
Chính trị mị dân và hai công ty địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac
là điều kiện để tự do tài chính tung hoành. Hai công ty này trước năm 1968
là hai cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ bảo hiểm nhà ở cho dân có thu nhập
trung bình thấp nhằm khuyến khích ngân hàng cho họ vay tiền mua nhà.
Điều kiện mua nhà thường đòi hỏi một số vốn tối thiểu (thường là 20%
nhưng ít nhất là 10% giá nhà) và một điều kiện là tiền trả góp hàng tháng
không hơn 30% thu nhập. Từ 1968 trở đi, Hạ viện Mỹ biến hai cơ quan
này thành hai công ty tư nhân có cổ phần viên, nhưng được nhà nuớc bảo
trợ nên không bị đánh thuế tiểu bang và liên bang. Đến năm 1999, Hạ viện
Mỹ lại quyết định giảm thiểu, gần như xoá bỏ các điều kiện mua nhà, kể cả
việc không phải trả trong vòng hai năm, và lãi suất dưới mức thị trường
1%. Việc các nhà chính trị hành động tạo điều kiện thuận lợi như thế vừa
nhằm mua chuộc cử tri nghèo mà tranh thủ “ơn” mà hai công ty sẵn sàng
đóng góp cho việc tranh cử; ơn này lên tới 200 triệu đô la trong vòng 10
năm qua. Những người lãnh đạo công ty cũng tự trả lương cho mình ở mức
quá cao mà không có sự kiểm soát nào (lương năm lên tới 7-8 triệu và tiền

dễ dãi để dân Mỹ mượn nợ với lãi xuất thấp tiêu xài thoải mái (vì nếu hàng
hoá Trung Quốc và dầu hoả Trung Đông thiếu người tiêu thụ thì sẽ bị
thặng dư); gián tiếp trang trải cho cuộc chiến tại Iraq (vì các nước trên thế
giới kể cả Trung Quốc và Trung Đông vẫn lệ thuộc vào chiếc dù quân sự
của Mỹ bảo đảm cho các hành lang nguyên vật liệu và mậu dịch toàn cầu).
+ Trong một nước dân cử thì không một nhà lãnh đạo nào dám có
những biện pháp kềm chế thị trường và ngăn dân chúng thụ hưỡng phúc lợi
khi giá nhà và chứng khoán tăng vọt, nhất là khi tăng trưởng kéo dài liên
tục trong 7 năm, nếu không họ sẽ bị đánh rơi ngay trong lần bầu cử kế tiếp.
+ Khi quả bóng nổ thì các chính trị gia lại trách móc lẫn nhau để lấy
phiếu, cho dù trước đó họ cũng chẳng tiên liệu xa hơn ai, mà cho dù có tiên
liệu cũng không dám có biện pháp quá sớm.
*Điểm khác biệt của khủng hoảng tài chính Mỹ
với 2 cuộc khủng hoảng trước
Điều gì đã góp phần tạo nên sự khác biệt ở cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ, ngoại trừ quy mô kinh tế của đất nước này?
Sau cuộc tấn công khủng bố năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) đã cắt giảm lãi suất một nửa, chỉ còn 1,75% nhằm thúc đẩy tăng
trưởng, mức lãi suất danh nghĩa này đã tạo ra lãi suất thực âm. Thêm vào
đó, trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Bill Clinton đã
ban hành một đạo luật tái phát triển cộng đồng tập trung vào mục tiêu xã
hội là giải ỷ lại sự bảo đảm ngấm ngầm từ Chính phủ mà hiện thân là hai công ty
Fannie Mae và Freddie Mac.
Sự gia tăng tín dụng mua nhà trong suốt gần ba năm từ 2002 đến
2005 đã đẩy giá nhà ở lên cao tạo nên bong bóng giá bất động sản và quả
bong bóng này bắt đầu xì hơi khi FED tăng lãi suất lên 5,25% vào cuối
năm 2006.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một yếu tố đặc thù của khủng hoảng
tài chính Mỹ. Nhớ lại khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997, tín dụng
ngân hàng vẫn bùng nổ, dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào tài trợ cho những nền

Khi lãi suất gia tăng, quả bóng xì hơi vì thị trường nhà ở tuột dốc,
kéo theo sự tuột dốc của giá các loại chứng khoán. Giá trị thị trường của
những ngân hàng đầu tư rớt thảm mà phát súng mở màn ở Mỹ là sự đổ vỡ
của của ngân hàng đầu tư Bear Stearns.
Tiếp đó là sự đổ vỡ hàng loạt các công ty cho vay kinh doanh bất
động sản, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm,
công ty bảo hiểm như Fannie Mae và Freddie Mac, Lehman Brothers,
AIG
Bên ngoài nước Mỹ, ảnh hưởng rõ ràng và sớm nhất của cuộc khủng
hoảng là ngân hàng Northern Rock ở Anh vào tháng 9 năm ngoái. Có một
điều thú vị là, cho đến thời điểm đó, Northern Rock không hề gặp khó
khăn liên quan đến các danh mục cho vay thế chấp mà là tình trạng thiếu
thanh khoản do ngân hàng này chủ yếu dựa vào thị trường liên ngân hàng để
huy động vốn.
Tính chất phức tạp của quá trình chứng khoán hóa đã tạo ra một đặc
tính chưa có tiền lệ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và làm cho
việc đánh giá các khoản nợ dưới chuẩn cùng quy mô bất ổn trở thành một
thách thức khôn lường.
Hiệu ứng domino đã phát tán, ảnh hưởng đến ngân hàng Bradford &
Bingley ở Anh và Fortis ở châu Âu. Nhằm kìm hãm cơn sóng ngầm, sự
hiệp lực, cả về kế hoạch tài chính lẫn chính sách tiền tệ, của hai bờ Đại Tây
Dương là một việc cấp bách.
Tuy nhiên, đó lại là một chuyện tương đối xa vời, vì mấy hôm trước,
người Mỹ đã lên tiếng nhưng Tây Âu muốn giải quyết vấn đề theo cách
của họ. Hơn thế nữa, khó có thể kêu gọi sự đồng thuận từ bên ngoài khi mà
chia rẽ còn nằm ngay trong lòng nước Mỹ, mà minh chứng rõ nét là sự thất
bại ngay khi còn trên bàn giấy của kế hoạch giải cứu thị trường.
MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG 2008
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO KHỦNG HOẢNG
*Dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng

tại đây hoạt động kém hiệu quả và tâm lý NĐT dễ thay đổi.
4. BÀI HỌC RÚT RA TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO
NƯỚC TA
* Tác động tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng đem
đến những bài học cho Việt Nam ở những điểm sau:
Thứ nhất, giờ đây chúng ta có thể biết những gì có thể xảy ra để
tránh trên con đường phía trước.
Thứ hai, đây là cơ hội tốt để củng cố lại hệ thống tài chính trong
nước vốn đang có rất nhiều vấn đề và trục trặc. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất
để chúng ta có thể làm được điều này.Khi có một hệ thống tài chính đúng
nghĩa, phân bổ vốn một cách hiệu quả thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng lành
mạnh và phát triển bền vững. Có lẽ đây là điểm có lợi nhất cho Việt Nam ở
cuộc khủng hoảng này.
Thứ ba, qua cuộc khủng hoảng này, cấu trúc tài chính quốc tế có sẽ
thay đổi, vai trò của những ông lớn hiện tại có khả năng sẽ giảm sút, những
nước khác có thể sẽ có vai trò nhiều hơn. Đây chính là cơ hội cho nhiều
nước.
*Những kiến nghị của em về biện pháp đối phó khủng
hỏang tài chính tại VIỆT NAM :
- Cách đối phó tốt nhất của Việt Nam là thực hiện thành công các giải pháp
chống lạm phát đã có trong những tháng còn lại của năm 2008 và cả năm 2009 để
nhanh chóng trở lại với tốc độ lạm phát một con số vào năm 2010. Đây là cách đối phó
khủng hoảng có hiệu quả nhất
- Tránh xuất hiện những thông tin mâu thuẩn vì có thể gây hoang mang hay
làm mất sự tin tưởng trong giới đầu tư trong và ngoài nước đối với hiệu
quả của chính sách.
- Nên mạnh dạn sử dụng các đòn bẩy giá cả (như lãi suất và tỷ giá)
để điều tiết thị trường và kinh tế.
- Giảm chi tiêu và đầu tư của nhà nước, nhất là các mục chi tiêu
ngoài ngân sách, vì thiếu hụt ngân sách trong khu vực nhà nước ước tính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status