Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 27


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN BẨY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào,
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc và xuất xứ,

Tác giả luận văn
Lê Văn Bẩy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 3
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn 8
1.1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu 12
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 22
2.3.2. Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp (các tài liệu đã có sẵn đã
công bố) tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau 22

3.7.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NN
:
Nông nghiệp
DV
:
Dịch vụ
TTCN
:
Tiểu thủ công nghiệp
DT
:
Diện tích
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thu nhập năm 2013 của các hộ điều tra 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới
WTO, Đây là cơ hội mà chúng ta có thể vận dụng những thách thức nào mà
chúng ta cần nhận biết để vượt qua, để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức
những sinh viên Việt Nam cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước.
Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng bắt đầu
đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu của con người nâng cao
chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm các nhu cầu căn bản
như ăn, mặc, ở, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu được sống hạnh phúc.
Việt Nam với hơn 70% số dân sản xuất nông nghiệp, mặc dù đang trong thời
kỳ hội nhập kinh tế, nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn, Sản lượng xuất
khẩu đứng thứ hai thế giới nhưng chất lượng còn thấp. Tỷ trọng ngành công
nghiệp có tăng nhưng không cao. Đời sống người dân nông thôn vẫn còn
nhiều khó khăn cần được tháo gỡ, kinh tế - xã hội cần được phát triển ổn định hơn.
Phổ Yên là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên bên cạnh
những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình vẫn còn nhiều khó khăn về mặt thời
tiết, kinh tế xã hội. Mấy năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng kinh tế vẫn còn chậm phát
triển. Đời sống nhân dân vẫn chưa đi vào sản xuất ổn định, mang tính bền

- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến việc đánh giá
quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên -
tỉnh thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
1.1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự phát triển của mỗi quốc gia
* Nông thôn và những đặc trưng cơ bản của nông thôn
Cho đến nay có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác được chấp
nhận rộng rãi về nông thôn.
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất
bản năm 1994 thì nông thôn là khu vực dân cư tập chung chủ yếu làm nghề
nông. Theo định nghĩa trong từ điển Bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản
Bách khoa Xô Viết năm 1986 thì thành thị là khu vực dân cư mà phần lớn làm
nghề ngoài nông nghiệp. Hai khái niệm trên đã chỉ rõ sự khác nhau cơ bản
của thành thị và nông thôn, song cũng có nhiều mặt khác nhau giữa hai khu
vực này như: Địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa khoa học, giao thông
liên lạc.
Về địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải dài thành các
vành đai bao quanh các thành thị.
Về kinh tế, nông thôn chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất nông,
lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài nông
nghiệp. Cơ sở hạ tầng thấp kém hơn so với khu vực thành thị.
Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư nông thôn chủ yếu là nông dân và

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
- Nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm, Sản phẩm công nghiệp và
các ngành khác.
- Nông nghiệp và nông thôn góp phần nâng cao giá trị thặng dư và tích
lũy quốc gia.
- Nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ vững an ninh
quốc phòng của mỗi quốc gia.
- Nông thôn có vai trò giữ gìn môi trường sinh thái của đất nước.
1.1.1.2. Các khái niệm phát triển kinh tế nông thôn
- Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một chuyển biến
của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên trạng thái cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
- Phát triển kinh tế nông thôn là một quá trình thay đổi tăng mức sống
của người dân, phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm
bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài, đề ra những mục tiêu phấn đấu
cho sự tiến bộ của nông thôn.
1.1.1.3. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sau:
- Phát triển kinh tế nông nghiệp
Một là, công tác quy hoạch, định hướng phát triển. Đây là giải pháp
quan trọng hàng đầu. Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất
nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường
hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Việc này cần tiến hành từ cấp tổng thể toàn quốc
tới tỉnh, huyện. Quy hoạch tổng thể, liên vùng, liên tỉnh, phải đúng tầm, bảo
đảm sự tương tác, hỗ trợ, khai thác và phát huy cao độ nguồn lực cho nền

nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến bảo quản, tiêu thụ hàng hóa; ưu tiên
ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra và chủ động được nhiều giống cây
trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao,
tăng nhanh giá trị tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
Bốn là, Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, nhất là quy hoạch, xây dựng, ban hành chủ trương,
chính sách, cơ chế và tổ chức thực hiện sáng tạo, tạo lên bước đột phá mới.
Nông nghiệp có vị trí như trụ đỡ của nền kinh tế nước ta, nhưng việc làm ra
sản phẩm lại hết sức khó khăn và thường có giá trị thấp, lại chịu nhiều rủi ro.
Bởi vậy, trước hết, cần khẳng định tư tưởng chủ đạo về chính sách nông
nghiệp, nông dân, nông thôn là hỗ trợ bao gồm các phương thức hỗ trợ trực
tiếp và gián tiếp qua đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, cách
thức hỗ trợ trước và sau sản xuất, hỗ trợ nhanh khi bị rủi ro.
- Phát triển kinh tế công nghiệp, TTCN và xây dựng ở nông thôn
Theo GS.TS Nguyễn Đình Phan, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Phát triển kinh tế công nghiệp có 4 nội dung sau:
Thứ nhất, cần có chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp nông
thôn gắn với chiến lược phát triển ngành, vùng và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Trong đó cần chú ý về thị trường ưu tiên ngành,
nghề, sản phẩm, chất lượng và trình độ kỹ thuật của sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Thứ hai, đào tạo lao động quản lý và lao động làm việc. Tình hình
chung cho thấy, so với doanh nghiệp ở thành thị và khối doanh nghiệp Nhà
nước thì nhân lực công nghiệp nông thôn ít được đào tạo và trình độ thấp hơn.
Trên thực tế, tỷ lệ giám đốc công nghiệp nông thôn có trình độ cao đẳng, đại
học chỉ 31% và phần lớn trong số họ xuất phát từ lao động thực tiễn, hầu như
không có ai được đào tạo làm giám đốc. Đối với lao động trực tiếp, đa số

+ Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp luật
+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo
+ Dịch vụ y tế
+ Dịch vụ du lịch, văn hóa, giải trí
1.1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nông thôn
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời
tiết, các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, rừng, khoáng sản, nguồn lao
động. Đây là các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự phát triển kinh
tế nông thôn. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho sự
phát triển kinh tế nông thôn và ngược lại.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế nông thôn, các thành
phần kinh tế nông thôn, thị trường vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ cấu dân
tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người dân, phong tục tập quán,
chính sách của nhà nước. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh
tế nông thôn.
- Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và kỹ thuật: Tổ
chức sản xuất có vị trí quan trọng nếu tổ chức tốt, mô hình tổ chức phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông thôn thì sẽ thúc đẩy
kinh tế nông thôn phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó lại.
Khoa học công nghệ có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất kinh doanh, Vì thế mà vấn đề này cũng rất cần sự quan tâm thích đáng.
- Các nhân tố quốc tế như hội nhập, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh,
dịch bệnh, thay đổi khí hậu.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn
1.1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở một số nước châu Á
a. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới,
đồng thời là một trong những chiếc lôi của nền nông nghiệp thế giới. Qua hơn
20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại
hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được bài học kinh nghiệm cả

- Tăng cường giáo dục và đào tạo cho người nông dân nông thôn để họ
nắm được nhiều kỹ năng về sản xuất quản lý.
c. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là nước có diện tích đất canh tác có hạn, số lượng người
đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước, Nhật Bản đã đưa ra một
chiến lược khôn khéo và hiệu quả như:
- Tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ.
- Dưỡng sức dân tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực.
- Tăng cường xuất khẩu nông lâm sản để nhập khẩu máy móc, thiết bị
phục vụ công nghiệp hóa.
- Đưa công nghiệp về nông thôn gắn nông thôn với công nghiệp và thành thị.
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, phân bố các nhà máy
chế biến nông sản về nông thôn.
- Tạo việc làm lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng di dân ra thành thị.
Trên đây là kinh nghiệm phát triển nông thôn ở một số nước có điều
kiện gần giống với nước ta. Qua việc tìm hiểu và xem xét những kinh nghiệm
đó chúng ta có thể tìm thấy những bài học quý giá đồng thời xác định được
đặc điểm kinh tế xã hội riêng của nước mình để đưa ra những chủ trương
đường lối phát triển sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Việt Nam
* Một số thành tựu đạt được trong khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam
sau 20 năm đổi mới
- Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 4,5 - 5% ngành nông
nghiệp vững bước đi lên sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu quy mô lớn.
- Sản xuất lương thực tăng nhanh và vững chắc.

trưởng kinh tế tới một số vùng của đất nước.
- Khoảng cách thu nhập giữa người dân nông thôn và thành thị có xu
hướng mở rộng.
- Mỗi năm hơn 1 triệu lao động mới ở nông thôn cần việc làm trong khi
khu vực nông nghiệp chỉ thu hút được khoảng 200,000 - 300,000 lao động mới.
- Các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, thú y, chế
biến, bảo quản và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp còn yếu kém, thậm chí ở
một số nơi còn không có.
- Trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp cũng như nhiều
ngành nghề khác vẫn còn thấp.
- Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên đã trở thành những vấn
đề cấp bách trong quá trình phát triển nông thôn.
Xuất phát từ hạn chế và thách thức của quá trình phát triển kinh tế nông
thôn ở nước ta, cũng như vị trí, vai trò của nông thôn, những năm tới phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
triển kinh tế nông thôn, quyết tâm áp dụng các kinh nghiệm phát triển nông
thôn của thế giới vào phù hợp với Việt Nam và đẩy mạnh quá trình hội nhập
nâng cao năng lực lãnh đạo và khả năng điều hành của các cấp chính quyền,
đẩy mạnh quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế.
1.1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu
Phổ Yên là huyện kinh tế trọng điểm nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên
là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội có ranh giới chung với 4 huyện, thành thị
của tỉnh Thái Nguyên, Phía Đông giáp với huyện Phú bình; phía Bắc và Tây
Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, thị xã sông Công và huyện Đại từ; Phía
Nam giáp với huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, Phía Tây giáp xã Ngọc
Thanh tỉnh Vĩnh Phúc.
* Địa hình

là 38
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 2) là 8
0
C.
- Lượng mưa bình quân khoảng 1500 - 2150 mm/năm, Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, chiếm 86,5% tổng lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Vào mùa thu, Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, mùa Xuân chịu ảnh hưởng của hướng gió từ Bắc đến Tây Nam, mùa Hạ
chịu ảnh hưởng của gió Tây khô, nóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí thay đổi trung bình từ 70 - 85%, độ ẩm
tháng lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 12 và thấp nhất từ tháng 4 đến tháng 8.
- Huyện Phổ Yên có 2 con sông chảy qua: Sông Cầu chảy qua phía
Đông của huyện; sông Công chảy qua phía Tây của huyện, Về mùa mưa lưu
lượng nước lớn thuận lợi cho các phương tiện vận tải thủy lưu thông hàng
hóa; Về mua khô lượng dòng chảy vẫn đảm bảo nước cho các trạm bơm nước
tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Tình hình biến động đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003, đất Nông nghiệp là đất được xác định chủ
yếu để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. Đất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
kinh tế nông thôn. Đặc biệt 3 xã đều chiếm tỷ lệ lao động cao trong ngành
Nông nghiệp, vì vậy đất nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của 3 xã cơ bản ổn định tuy năm
sau có giảm hơn so với năm trước nhưng không đáng kể, đất nông nghiệp
giảm là do chuyển đổi sang đất ở, đất làm đường giao thông nông thôn, xây

nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, địa lý, giàu tài nguyên - khoáng sản,
ngoài các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp cũ như khu công nghiệp
Nam Phổ Yên, cụm cảng Đa Phúc, nhà máy cơ khí Phổ Yên, nhà máy Z131,
nhà máy giấy Trường Xuân,… hiện huyện đang thu hút các tập đoàn kinh tế,
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng tại huyện như dự án tổ
hợp nhà máy Sam Sung của Hàn Quốc, dự án khu công nghiệp tổng hợp Yên
Bình, khu công nghiệp công nghệ cao Tây Phổ Yên,… tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, tăng nhiều nguồn thu ngân
sách cho huyện.
- Đánh giá chung: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
+ Điểm mạnh: Có nhiều dự án lớn đầu tư vào địa bàn của các tập đoàn
kinh tế cả trong và ngoài nước, có nhiều điểm du lịch đẹp cả về danh thắng và
về văn hoá, là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, nguồn nhân lực rồi rào.
+ Điểm yếu: Hệ thông giao thông chưa đáp ứng cả về lượng và chất,
chưa khai thác hết lợi thế của vùng, chất lượng nguồn nhân lực thấp…
+ Cơ hội: Phát huy tối đa nội lực và tranh thủ thu hút các dự án kinh tế
vào địa bàn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
+ Thách thức: Trình độ và kinh nghiệm quản lý về mặt hành chính và
kinh tế của các dự án nước ngoài đầu tư vào địa bàn của địa phương còn hạn
chế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
ngoài địa phương và nước ngoài, vấn đề về ô nhiễm môi trường, vấn đề về an
ninh trật tự - an ninh quốc gia…
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi quá trình sản xuất,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm 3/4
tổng số lao động trong cả nước. Do vậy việc sử dụng hợp lý nguồn lao động
và nâng cao chất lượng, năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng và

sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng như huyện Phổ Yên
(Nguồn: Ban kinh tế ba xã).
Trái với sự tăng lên với tốc độ cao của nhân khẩu phi nông nghiệp thì
nhân khẩu nông nghiệp lại giảm đi tương đối. Tuy rằng nhân khẩu trong nông
nghiệp không tăng nhưng nó vấn chiếm phần đa trong tổng số, góp phần đem
lại kết quả đó là ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế,
chứng tỏ hiệu quả của sản xuất nông nghiệp đã từng bước được nâng cao
(Nguồn: Ban kinh tế ba xã).
Lao động phi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao, lao động nông
nghiệp chiếm phần đa, điều này phản ánh rất chính xác đúng với thực trạng
của các xã trung du miền núi, lao động phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng
không lớn nhưng lại có xu thế tăng dần qua các năm đây là điều kiện thuận lợi
để tiến hành việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nâng cao chất lượng của các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Qua phân tích ta thấy lao động trong nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tăng dần qua các năm nhưng tốc độ giảm dần còn
lao động phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng dần qua các
năm với mức độ cao hơn. Đây là điều kiện để tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lên cao hơn nữa, giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Để làm được điều này
huyện cần có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất
hàng hóa, phát triển ngành nghề mới theo yêu cầu của thị trường song song
với việc mở rộng một số ngành nghề truyền thống của địa phương, và thu hút
hơn nữa các dự án công nghiệp vào địa bàn, phát huy hiệu quả của các khu
công nghiệp hiện có. Làm được điều đó ta mới có thể phát huy được những
lợi thế so sánh… hiện nay do nhận thức của người dân vẫn còn thấp do vậy
bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật, vốn, thì ta cần phải trú trọng đầu tư cho giáo
dục nhằm nâng cao dân trí là vấn đề cốt lõi cần phải tiến hành ngay. Lao động
cần được đào tạo nhiều hơn đồng thời việc bố trí lao động cũng cần phải hợp
lý, phát huy được lợi thế của những người tài (Nguồn: Ban kinh tế ba xã).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status