Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 24



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––––
PHẠM HUY HOÀNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN HẢI

THÁI NGUYÊN – 2013


Qua quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn: "Một số giải
pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên", tôi đã nhận được sự giúp đỡ, sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà
trường, các thầy cô giáo, cơ quan nơi tôi làm việc, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo đã
truyền đạt cho tôi tất cả các môn học trong quá trình học tại Trường Đại học
Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là Thầy giáo TS. Ngô
Văn Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn khoa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phòng Thống kê huyện Võ Nhai,
Phòng nông nghiệp huyện Võ Nhai và những người đã cung cấp những số liệu
khách quan giúp tôi đưa ra những phân tích chính xác.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Do quá trình thâm nhập thực tế và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả
Phạm Huy Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii
MỤC LỤC


2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế 25
2.2.2. Phương pháp phân tích 27
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 28
2.3.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất 28
2.3.2. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội 29
2.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành
phát triển kinh tế, xã hội 30
2.3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai 37
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi - khó khăn của huyện Võ Nhai 41
3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 - 2011 43
3.2. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Võ Nhai 46
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Võ Nhai giai
đoạn 2007 - 2011 46
3.2.2. Đặc điểm phân bố sản xuất nông lâm nghiệp trong các vùng kinh
tế sinh thái 58
3.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp trong các hộ nông dân điều tra 60
3.2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Võ
Nhai giai đoạn 2009 - 2011 73
3.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của
huyện Võ Nhai 76
Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN VÕ NHAI 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
BQ
: Bình quân
CN-TTCN
: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CSVN
: Cộng Sản Việt Nam
DT
: Diện tích
GDP
: Thu nhập quốc dân/đầu người
GT
: Giá trị
KH&CN
: Khoa học và công nghệ
KS
: Khảo sát
KTXH
: Kinh tế - Xã hội
NLN
: Nông-lâm nghiệp
NLTS
: Nông-lâm-thủy sản
NN-CN-DV
: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ
NSHH
: Năng suất hàng hóa
SL
: Số lượng

Bảng 3.5. Tình hình sản xuất lương thực của huyện Võ Nhai năm 2009-2011 46
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp của huyện Võ Nhai 48
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất rau màu và một số cây ăn quả của huyện
Võ Nhai 49
Bảng 3.8. Kết quả chăn nuôi của huyện Võ Nhai qua 3 năm 2009-2011 53
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện Võ Nhai 56
Bảng 3.10. Tình hình cơ giới hóa làm đất và tưới tiêu phục vụ nông nghiệp 57
Bảng 3.11. Cơ cấu diện tích các loại đất trong 3 vùng kinh tế sinh thái
của huyện Võ Nhai 58
Bảng 3.12. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng ở từng vùng 59
Bảng 3.13. Đặc điểm ngành nghề và điều kiện sản xuất nông nghiệp của
các hộ khảo sát 61
Bảng 3.14. Loại hình sản xuất và phân loại tiềm lực kinh tế của hộ điều tra 64
Bảng 3.15. Diện tích, năng suất, sản lượng câu hàng năm bình quân 1 hộ
khảo sát năm 2011 65
Bảng 3.16. Các loại vật nuôi chính trong hộ điều tra năm 2011 66
Bảng 3.17. Kết quả sản xuất trồng trọt ở các nhóm hộ khảo sát năm 2011 68
Bảng 3.18. Kết quả ngành chăn nuôi ở các nhóm hộ điều tra năm 2011 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii
Bảng 3.19. Ước tính TNHH trong các mô hình kinh tế của hộ nông dân ở
Võ Nhai 70
Bảng 3.20. Mức độ đánh giá của hộ ND các yếu tố thuận lợi trong
SXNLN 72
Bảng 3.21. Mức độ đánh giá của hộ ND về các yếu tố khó khăn trong
SXNLN 72
Bảng 3.22. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 73

nghiệp đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói,
giảm nghèo”[16].
Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân và xã hội, là sự nghiệp mang tính chiến lược của mỗi quốc gia.
Phát triển kinh tế nông nghiệp là một phạm trù khoa học, nó biểu hiện
năng lực tổ chức quản lý và trình độ của nền kinh tế, xã hội ở từng địa
phương và cả nước. Trong sự hội nhập với kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề
này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam.
Nông thôn Việt Nam với trên 70% dân số sinh sống và lao động. Sản
phẩm khu vực này như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và dịch vụ rất cần cho nền kinh tế quốc dân, vì vậy nông nghiệp có
vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, thực tế còn cho thấy nông nghiệp nước ta đã và đang
bộc lộ tình trạng lạc hậu, yếu kém và chậm khắc phục như: cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chưa đáng kể, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ rất hạn
chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển, thị trường tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá khó khăn, tiếp cận thị trường thấp, chưa an ninh về lương
thực, tụt hậu so với thành thị về nhiều mặt, môi trường bị ô nhiễm, lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
nông thôn có trình độ thấp và dư thừa, nhiều vùng có mức sống và dân trí
thấp. Cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn kém, trình độ sản xuất và quản lý còn lạc
hậu, quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới… Cương lĩnh phát triển đất
nước, trong các Nghị quyết của Đảng và gần đây là Nghị quyết Đại hội X của
Đảng đã nêu rõ: “Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; Xây dựng nông thôn ngày

tộc thiểu số”. Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém theo Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng là có nguyên nhân khách quan, “nhưng trực tiếp và
quyết định nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan”; “Nhận thức trên nhiều vấn đề
cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất” [16].
Huyện Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở vị trí
trung tâm của vùng miền núi và trung du Bắc Bộ. Kinh tế nông lâm nghiệp là
ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trọng phát triển kinh tế của huyện,
góp phần tích cực vào việc giữ vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, đảm bảo an ninh lương thực trong địa bàn huyện.Trong những năm gần
đây, cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch một phần sang phát triển sản
xuất công nghiệp và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Đứng trước yêu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn trọng bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất nông
nghiệp của huyện đang bộc lộ những yếu kém, nổi bật như:
Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch
cơ cấu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến còn
rất hạn chế, vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Công nghệ, dịch vụ
nông nghiệp phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy
mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào lao động nông thôn. Các hình thức
tổ chức chậm đổi mới, chưa đáp ứng đựoc yêu cầu giải phóng nguồn lực -
thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở địa phương. Những mâu thuẫn yếu kém trên
không chỉ ảnh hưởng tới các mục tiêu CNH, HĐH mà còn có nguy cơ gây
mất ổn định xã hội trong tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những mâu thuẫn yếu kém đó? Kinh tế
nông lâm nghiệp của huyện Võ Nhai sẽ vận động và phát triển như thế nào

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn của hộ nông dân, trang trại,,
cộng đồng ở vùng nông thôn trong địa bàn huyện miền núi Võ Nhai
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chủ yếu đi sâu phân tích thực trạng sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp) từ đó đề xuất giải
pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển mạnh lĩnh vực này trên địa bàn huyện
Võ Nhai đến năm 2015 và định hướng đến 2020
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
- Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2009 -
2012. Thời gian tiến hành thực hiện nghiên cứu luận văn là từ tháng 1/2011
đến tháng 6/2012. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan
(1) Khái niệm về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, sản xuất ra các sản phẩm
thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của loài người. Nông nghiệp là quá trình sản
xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn
khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi
trong nhà). Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội đã khẳng định nông nghiệp

loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác
như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học,
ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì
chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine ).
b) Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,
biểu hiện bằng những hình thưc sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu
dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi,
phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền
nông nghiệp.
(2) Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
a) Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn
Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn là quá trình thay đổi làm tăng mức
sống của người dân, phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8
đảm bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài, đề ra những mục tiêu phấn
đấu cho sự tiến bộ của nông thôn. Nói chung mỗi quốc gia có quan niệm nhất
định, song đều được đánh giá sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về mặt xã
hội mà người ta thường dùng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển để phản ánh
sự tiến bộ đó. Có những quan niệm khác nhau về sự phát triển nói riêng và
phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Sự phát triển: Về nghĩa hẹp thì sự phát triển là sự mở rộng, khuếch
trương, phát đạt, mở mang của sự vật, hiện tượng, hoặc ý tưởng tư duy trong

chuyển biến của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn.
Do vậy không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển, song để phản ánh mức độ phát
triển kinh tế của từng thời kỳ cụ thể, người ta thường dùng hai nhóm chỉ tiêu:
1. Một là, các chỉ tiêu thể hiện quy mô phát triển kinh tế, trong đó quan trọng
nhất là tổng thu nhập và thu nhập bình quân tính theo đầu người.
2. Hai là, các chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, trong đó quan
trọng nhất là cơ cấu giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Kinh tế phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan, đáng chú ý nhất là các yếu tố sau đây: Vốn sản xuất
nhiều hay ít; Số lượng và chất lượng lao động; Sự phong phú về các nguồn tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước…; Trình
độ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất vật chất; Hình thức tổ chức
sản xuất và phương thức quản lý; Môi trường kinh tế và xã hội liên quan.v.v.
- Phát triển bền vững:
Là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, lại
vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế thệ tương lai. Như vậy, có thể
thấy phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh, trong đó sự phát
triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác; Sự
phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng; Sự phát
triển của cộng đồng người này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng
đồng người khác; Sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
ích của các thế hệ mai sau; Sự phát triển của loài người không de doạ sự sống
còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác…
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên
tục trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả

Ở bất kỳ nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo, nông nghiệp đều
có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền
kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho
con người tồn tại.
C.Mác cũng đã khẳng định: “Nông nghiệp là một trong hai ngành sản
xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản
của con người”.
Mặt khác, phần lớn nguyên liệu của các ngành nông nghiệp thực phẩm,
công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác do nông nghiệp cung cấp. Vì
vậy, sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng này
lệ thuộc vào việc cung cấp nguyên liệu của nông nghiệp.
Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá,
nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của mình,
mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thu ngoại tệ hay trao
đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành
khác của nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hoá cho
thị trường trong nước và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất như
lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Sự phát triển của các ngành
công nghiệp lệ thuộc vào lực lượng lao động do nông thôn cung cấp. Phần lớn
lao động công nghiệp ở các nước đang phát triển đều từ nông thôn. Sự phát
triển của nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng đáp
ứng về lao động cho các ngành công nghiệp và ngành phi nông nghiệp. Quá
trình công nghiệp hoá đều cần sự đầu tư lớn về vốn. Với những đất nước đang
phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp. Sự
cung cấp vốn từ nông nghiệp cho các ngành kinh tế khác thông qua nhiều con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13
tục chú trọng phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi
trường, nâng cao năng lực sản xuất, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo.
1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
(1) Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, các nguồn tài
nguyên khác của vùng như nguồn nước, rừng, khoáng sản, nguồn lao động
trong đó có nhiều nhân tố tác động một cách trực tiếp tới sự phát triển kinh tế
nông nghiệp.
Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của
mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như diện tích đất nông
nghiệp bình quân đầu người thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nước sản xuất, bão
lụt,… đương nhiên việc phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
(2) Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội gồm: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, các thành phần kinh tế nông thôn, thị trường, vốn, cơ sở hạ tầng nông
thôn, sự phát triển của dân cư, lao động, trình độ người lao động, phong tục
tập quán, chính sách của Nhà nước…Trong đó vốn, lao động, cơ sở hạ tầng
có vị trí quan trọng. Nếu có nguồn vốn dồi dào, lao động có trình độ tay nghề
cao, cơ sở hạ tầng cua nông thôn hiện đại và đồng bộ, hệ thống chính sách của
Nhà nước thong thoáng có tác dụng khuyến khích thì chắc chắn kinh tế nông
nghiệp, nông thôn sẽ phát triển tốt. Ngược lại, nếu thiếu vốn, lao động dư
thừa trình độ thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đồng bộ, hệ thống chính sách
của Nhà nước gò bó, không khuyến khích sẽ kìm hãm sự phát triển nông
nghiệp. Đời sống của người dân nông thôn sẽ chậm được cải thiện.
(3)Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và kỹ thuật
Tổ chức sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

(1) Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc
Trung Quốc hiện đã là "nông trại" và "công xưởng" của thế giới; Theo
dự đoán của các chuyên gia, chỉ đến năm 2020 là Trung Quốc sẽ vượt qua
Nhật Bản và đến năm 2040 sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nước có quy mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15
GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng
trưởng liên tục (27 năm) và về tốc độ tăng trưởng cao (cứ khoảng 8 năm là
GDP tăng gấp đôi). Trung Quốc là nước có tỷ lệ tích lũy so với GDP cao nhất
thế giới và liên tục tăng lên (từ năm 2002 đã vượt qua mốc 40%, trong đó từ
năm 2004 đã đạt 45%). Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ
ba thế giới, chỉ sau Đức, Mỹ và trong quan hệ buôn bán với nước ngoài,
Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu ngày một lớn. Thị phần xuất khẩu
hàng hóa của Trung Quốc vừa lớn, vừa rộng khắp không chỉ ở khu vực có mật
độ cao về nhân công không có tay nghề mà ngay cả ở khu vực có cường độ
công nghệ lớn (chiếm 15% hàng nhập khẩu của Mỹ, 13% của châu Âu). Dự
trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt trên 900 tỉ USD, vượt qua Nhật Bản lên
đứng đầu thế giới.
Từ sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc có thể rút ra bài học cho
Việt Nam:
Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước
muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng
kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25 năm, tốc độ tăng trưởng đã tương
đối khá, một số năm đã đạt 8-9%, nhưng vẫn còn thấp hơn Trung Quốc. Không
phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng hai chữ số.

Thứ tư, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những
nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ
chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra
những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc; Sức
cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; Có một vấn đề quan
trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực
thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc
cũng đang phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng.

Trích đoạn Phương pháp thống kê kinh tế Phương pháp phân tích Trình độ văn hóa: Những căn cứ, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status