Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên - Pdf 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




 TRẦN THỊ HẢI HÀ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các cá nhân và tập thể.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS. TS. Hà Thị Thanh
Bình người ñã hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác học
- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Huyện ủy, Hội ñồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp, phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi
trường, Trạm Khí tượng – Thuỷ văn; UBND các xã, thị trấn và bà con nông
dân huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài này.
Xin cám ơn các bạn bè, ñồng nghiệp, gia ñình và người thân ñã luôn
quan tâm, ñộng viên tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận
văn tốt nghiệp.

3.3 Phương pháp nghiên cứu 30
3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu 36
4.1.1 Vị trí ñịa lý, ñịa hình 36
4.1.2 ðiều kiện khí hậu 37
4.1.3 ðặc ñiểm sử dụng ñất ñai 41
4.1.4 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế 46
4.1.5 Hiện trạng phát triển các ngành 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4.1.6 Dân số, lao ñộng, cơ sở hạ tầng 53
4.1.7 Tình hình văn hoá xã hội 56
4.1.8 ðánh giá chung ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Khoái Châu 57
4.2 Hiện trạng hệ thống trồng trọt ở Khoái Châu 59
4.2.1 Cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng 59
4.2.2 Cơ cấu giống cây trồng của huyện Khoái Châu 64
4.2.3 ðầu tư phân bón của hộ nông dân 67
4.2.4 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng 69
4.2.5 Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh cây trồng 69
4.3 Kết quả thử nghiệm một số giống cây trồng mới trên ñịa bàn
huyện Khoái Châu 74
4.3.1 Kết quả thử nghiệm trồng một số giống ngô mới trong vụ ñông 2011 74
4.3.2 Kết quả thử nghiệm trồng một số giống lúa mới trong vụ xuân 2012 79
4.4 So sánh hiệu quả của một số công thức luân canh cũ và một số
công thức luân canh mới trong mô hình thử nghiệm 84
4.5 ðề xuất cơ cấu cây trồng ở huyện Khoái Châu giai ñoạn 2015- 2020 87
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 91

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang
4.1 Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Khoái Châu, Hưng Yên 38
4.2 Hiện trạng sử dụng ñất năm 2011 của huyện Khoái Châu 42
4.3 Hiện trạng một số chỉ tiêu hóa tính ñất của huyện Khoái Châu 45
4.4 ðộng thái tăng trưởng giá trị sản xuất giai ñoạn 2008 – 2011 46
4.5 Tỷ trọng và tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản xuất của nông
nghiệp 48
4.6 Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Khoái Châu 49
4.7 Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuôi trên ñịa bàn
huyện qua 4 năm (2008 – 2011) 50
4.8 Diện tích nuôi trồng thủy sản trên ñịa bàn huyện qua 4 năm 52
4.9 Tình hình dân số và lao ñộng huyện Khoái Châu 53
4.10 Hiện trạng một số cây trồng hàng năm chính huyện Khoái
Châu năm 2011 60
4.11 Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu qua các vụ
năm 2011 61
4.12 Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2011 64
4.13 Cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu năm 2011 66
4.14 Hiện trạng sử dụng phân bón trên một số cây trồng chính 67
4.15 Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên

4.5 ðộng thái tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai ñoạn
2008 - 2011 48
4.6 Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu năm 2011 60
4.7 Cơ cấu giống lúa huyện Khoái Châu năm 2011 65
4.8 Năng suất thực thu các giống ngô 76
4.9 Hiệu quả kinh tế các giống ngô 79
4.10 Năng suất thực thu các giống lúa 81
4.11 Hiệu quả kinh tế các giống lúa 83
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là ñất nước có lịch sử phát triển nông nghiệp lâu ñời, với
ñiều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, do vậy nông nghiệp nước ta ñã hình
thành và phát triển nhiều loại cây trồng ña dạng từ cây trồng nhiệt ñới ñến Á

nhiệt ñới và ôn ñới. Sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, hiện nay 70% dân số vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp. Sản xuất
nông nghiệp vừa tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người vừa cung
cấp hàng hóa cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy nhiên trong
những năm gần ñây cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất
nước diện tích ñất nông nghiệp ñang bị thu hẹp. Vì vậy, thâm canh tăng vụ ñi
ñôi với việc bố trí lại hệ thống cây trồng, nhằm khai thác có hiệu quả các
ngồn lợi tự nhiên, cho hiệu quả cao là một vấn ñề cấp thiết.
Huyện Khoái Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, thuộc vùng
ñồng bằng sông Hồng. Là một huyện lớn của tỉnh với tổng diện tích tự nhiên
của huyện Khoái Châu là 13.091,55 ha, trong ñó ñất nông nghiệp có

Tuy nhiên, bên cạnh những hộ nông dân ñã tìm ra hướng ñi mới vẫn còn tồn
tại một bộ phận lớn hộ nông dân gặp khó khăn trong lựa chọn cơ cấu cây
trồng hợp lý. Vậy làm thế nào ñể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới, thực
hiện tốt công cuộc ñổi mới, hình thành nền nông nghiệp có giá trị kinh tế cao,
phù hợp với nhu cầu thị trường và ñiều kiện sinh thái của ñịa phương, nâng
cao thu nhập trên một ñơn vị diện tích ñất nông nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và ñề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây
trồng trên ñịa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên ñịa bàn huyện Khoái Châu; xác
ñịnh ưu ñiểm, hạn chế của hệ thống cây trồng hiện tại. ðề xuất một số giải
pháp chuyển ñổi hệ thống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện.
- ðánh giá thực trạng hệ thống cây trồng hiện tại.
- Thử nghiệm một số giống cây trồng mới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

- ðề xuất một số giải pháp cải tiến hệ thống cây trồng nhằm thu ñược
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với ñiều kiện sinh thái.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung phương pháp luận ñể
xây dựng hệ thống cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ñất thông qua
các công thức trồng trọt phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng

loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện ñại ngày nay ngoài
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác
như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất ñốt (mê tan, dầu sinh học,
ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, ñường, mì
chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp (như thuốc lá, cocaine ). Thế kỷ 20 ñã trải qua một sự thay ñổi
lớn trong sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và
ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm
các hóa chất ñể lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân ñạm.
Theo các tác giả ðào Thế Tuấn (1989) [44], Phạm Chí Thành và cs
(1993) [28] nông nghiệp là sự kết hợp lôgic giữa các qui luật sinh học, qui luật
kinh tế, qui luật xã hội cùng vận ñộng trong môi trường tự nhiên. Nghiên cứu
phát triển hệ thống canh tác trên bình diện một vùng nông nghiệp nhỏ hay trang
trại nông hộ cũng không nằm ngoài những qui luật trên. Như vậy, những vấn
ñề ñặt ra nghiên cứu phải căn cứ vào các quy luật sinh học và kinh tế, xã hội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2.1.2. Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các ngành sản xuất và
kỹ thuật do một xã hội thực hiện ñể thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một
sự tác ñộng qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự
nhiên là ñại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt ñộng xuất
phát từ những thành quả kỹ thuật. (Zandstra H.G.L, 1981 )[59]
HTNN là một hệ thống hữu hạn trong ñó con người ñóng vai trò là
trung tâm, con người quản lý và ñiều khiển các hệ thống nhỏ theo những qui
luật nhất ñịnh nhằm mang lại một hiệu quả cao nhất cho hệ thống ñó. (dẫn
theo Phạm Chí Thành, 1993)[28]

tiếp nhận công nghệ hiện ñại.
2.2. Tổng quan về hệ thống cây trồng
2.2. 1. Khái niệm hệ thống cây trồng
Theo ðào Thế Tuấn, (1984)[41], hệ thống cây trồng là thành phần các
giống và loài cây ñược bố trí trong không gian và thời gian của hệ sinh thái nông
nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Theo Zandstra và ctv, (1981)[59], HTCT là các hình thức ña canh bao
gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác phối
hợp, vườn hỗn hợp, Công thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời
gian của các cây trồng trên một mảnh ñất và các biện pháp canh tác dùng ñể
sản xuất chúng.
Theo Nguyễn Duy Tính, (1995)[47], HTCT là một thể thống nhất trong
mối quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng ñược bố trí
hợp lý trong không gian và thời gian.
Do ñặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến ñổi nên
HTCT mang ñặc tính ñộng. Vì vậy nghiên cứu HTCT không thể dừng lại ở
một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên ñể tìm
ra xu thế phát triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục ñể chuyển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

ñổi HTCT nhằm mục ñích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế xã hội phục vụ cuộc sống con người (ðào
Thế Tuấn, 1984)[41].
Theo ðào Châu Thu, 2004, [35], các nghiên cứu trong việc hoàn thiện
hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ thống ñể tìm ra ñiểm
hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. ðó là chỗ có ảnh hưởng không tốt ñến hoạt
ñộng của hệ thống cần ñược tác ñộng sửa chữa, khai thông ñể hệ thống hoàn
thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.

khi nó lợi dụng tốt nhất các ñiều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi dụng
các ñặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, ñảm bảo sản lượng
cao và tỷ lệ hàng hoá lớn, ñảm bảo phát triển tốt chăn nuôi và các ngành kinh
tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao ñộng, vật tư, phương tiện.
Cơ cấu cây trồng còn là thành phần của một nội dung rộng hơn gọi là
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như trên ñã nói bao gồm
nhiều ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản (ðào Thế
Tuấn, 1978) [40].
Xác ñịnh cơ cấu cây trồng còn là nội dung phân vùng sản xuất nông
nghiệp. Muốn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải
xác ñịnh cơ cấu cây trồng hợp lý nhất ñối với mỗi vùng. ðây là một công việc
không thể thiếu ñược nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa lớn (ðào Thế Tuấn, 1962) [39].
2.2.2.1 Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự ñịnh hình về mặt tổ chức cây trồng trên
ñồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời ñiểm, có tính chất xác
ñịnh lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loại cây trồng với nhau ñể khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (ðào
Thế Tuấn, 1978) [40].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Theo ðào Thế Tuấn (1989) [44], (Lý Nhạc, Phùng ðăng Chinh, Dương
Hữu Tuyền, 1987)[19], cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với
ñiều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn thể
hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây trồng ñược bố trí trên ñồng ruộng,
làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo
hướng sản xuất thâm canh gắn với ña canh, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả

chính sách xác ñịnh phương hướng sản xuất (Phạm Chí Thành và CTV, 1996)
[29], (ðào Thế Tuấn,1984) [41], [42].
2.2.2.2. Khái niệm về chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là sự thay ñổi theo tỷ lệ % của diện tích
gieo trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và
nó chịu sự tác ñộng, thay ñổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình
chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng
cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (ðào Thế Tuấn,1978) [40 ].
Nguyễn Duy Tính (1995) [47] cho rằng, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là
cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm
ñáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã
hội) nhằm thúc ñẩy cơ cấu cây trồng phát triển, ñáp ứng những mục tiêu của
xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng là rất quan trọng trong ñiều kiện mà ở ñó
kinh tế thị trường có nhiều tác ñộng ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp.
Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế ñộc canh trong trồng trọt
nói riêng và trong nông nghiệp nói chung, ñể hình thành một cơ cấu cây trồng
mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào ñặc tính sinh học của từng loại
cây trồng và ñiều kiện cụ thể của từng vùng (Lê Duy Thước, 1997) [33].
Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng phải ñược bắt ñầu bằng việc phân tích hệ
thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả ñánh giá phân tích ñặc ñiểm
của cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

sánh ñể ñề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng cần phải ñảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường.
- Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về ñiều kiện tự nhiên và ñiều

* Khí hậu: Có thể nói trong các yếu tố ngoại cảnh thì yếu tố khí hậu có
tác ñộng mạnh mẽ nhất ñến cây trồng và cơ cấu cây trồng, ñặc biệt là yếu tố
ánh sáng, nhiệt ñộ và lượng mưa
- Ánh sáng: ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất
hữu cơ của cây, ánh sáng là yếu tố biến ñộng ảnh hưởng ñến năng suất. Cần
phân biệt cây trồng theo yêu cầu về cường ñộ chiếu sáng và khả năng cung
cấp ánh sáng từng thời gian trong năm ñể bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp.
- Nhiệt ñộ: Mỗi loại cây trồng, bộ phận của cây (rễ, thân, hoa, lá…),
các quá trình sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút khoáng…) sẽ phát
triển tốt ở nhiệt ñộ thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt ñộ nhất ñịnh. Theo
ðào thế Tuấn: cần phân biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh và cần nắm ñược tình
hình nhiệt ñộ các tháng trong năm; thời gian nóng bố trí cây ưa nóng, thời
gian lạnh bố trí cây ưa lạnh. Phân loại cây trồng theo yêu cầu nhiệt ñộ có thể
lấy mốc 20
o
C ñể phân biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh. Cây ưa nóng là những
cây sinh trưởng tốt và ra hoa, kết quả tốt ở nhiệt ñộ trên 20
o
C như các cây lúa,
lạc, mía…, cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng tốt và ra hoa, kết quả tốt ở
nhiệt ñộ dưới 20
o
C như khoai tây, su hào, bắp cải…những cây trung gian là
những cây sinh trưởng, ra hoa và kết quả tốt ở nhiệt ñộ xung quanh 20
o
C.
ðể hoàn thành chu kỳ sinh trưởng, mỗi cây trồng cần ñạt ñược tổng
tích ôn nhất ñịnh. Tổng tích ôn này phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng và
yêu cầu nhiệt ñộ cao hay thấp của mỗi cây.
- Lượng mưa, ẩm ñộ không khí: Nước cần cho sự sinh trưởng, phát triển

Tuỳ thuộc vào ñịa hình, thành phần cơ giới, chế ñộ nước, tính chất lý
hoá tính của ñất ñể bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. [34]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

* Cây trồng:
Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có ñặc ñiểm kinh tế, sinh học
và các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các
vùng sinh thái khác nhau và ñiều kiện kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, giống cây
trồng phải mang tính khu vực hoá, tính di truyền ñồng nhất và không ngừng
thoả mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [13]
Cây trồng là thành phần chủ yếu của các hệ sinh thái nông nghiệp. Nội
dung của việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào ñể lợi
dụng ñược tốt nhất các ñiều kiện về khí hậu và ñất ñai. Mặt khác, cây trồng là
những nguồn lợi tự nhiên sống, nhiệm vụ của nông nghiệp là phải sử dụng
nguồn lợi tự nhiên ấy một cách tốt nhất, nghĩa là giành cho chúng các ñiều
kiện ñất ñai và khí hậu thích hợp nhất.
Muốn bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần phải nắm vững yêu
cầu của các loài và giống cây trồng ñối với các ñiều kiện khí hậu, ñất ñai và
khả năng của chúng sử dụng các ñiều kiện ấy (Lý Nhạc, Phùng ðăng Chinh,
Dương Hữu Tuyền, 1987)[19].
* Quần thể sinh vật:
Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ngoài
thành phần sống chủ yếu là cây trồng, còn có các thành phần khác như cỏ dại,
sâu, bệnh, các vi sinh vật, các ñộng vật… các thành phần sống này cùng với
cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối sự sinh trưởng, phát
triển của cây trồng.
Theo các tác giả Lý Nhạc, Phùng ðăng Chinh, Dương Hữu Tuyền,
1987 [19]thì khi bố trí cơ cấu cây trồng cần chú ý ñến các mối quan hệ theo

cấu cây trồng mới cần phải ñạt hiệu quả kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
ðể ñạt hiệu quả kinh tế cao thì các loại cây trồng trong cơ cấu cây trồng ñều
phải ñạt năng suất cao.
ðặc ñiểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất ña dạng, ngoài cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

trồng chủ yếu, cần bố trí cây trồng bổ sung ñể tận dụng ñiều kiện tự nhiên, xã
hội của vùng và của cơ sở sản xuất. Về mặt kinh tế cơ cấu cây trồng cần phải
ñạt ñược các yêu cầu sau ñây:
- Bảo ñảm yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
- ðảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn
nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên.
- ðảm bảo việc ñầu tư lao ñộng và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
- ðảm bảo giá trị sử dụng và giá trị cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
Việc ñánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một
số chỉ tiêu năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm sau khi ñã trừ
ñi chi phí ñầu tư) và mức lãi (% của thu nhập so với ñầu tư). Khi ñánh giá trị
kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân của cây trồng
và giá cả thu mua của thị trường. Tuy nhiên, cũng cần chú ý ñến những ñiều
kiện ảnh hưởng ñến giá thành sản phẩm như khí hậu, thời tiết, vị trí ñịa lý và
các ñiều kiện xã hội khác (Lý Nhạc, Phùng ðăng Chinh, Dương Hữu Tuyền,
1987)[19]
* Nông hộ:
Theo Viện sĩ ðào Thế Tuấn (1997) [45] nông hộ là ñơn vị kinh tế tự
chủ và ñã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta
trong những năm qua. Tất cả những hoạt ñộng nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu ñược thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá
trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng thực chất là sự cải tiến sản xuất nông


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status