Quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở CHND Trung Hoa - Pdf 27



Bộ giáo dục và đào tạo Viện khoa học xã hội việt nam Viện sử học Nguyễn xuân cờng
quá trình phát triển kinh tế-xã hội
nông thôn ở CHND Trung Hoa (1978-2003)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại

Mã ngành: 62.22.50.05

Tóm tắt Luận án tiến sỹ lịch sử

chuyển dịch theo hớng công nghiệp hiện đại. Tuy vậy, kinh tế nông thôn
phát triển cha bền vững, lao động nông nghiệp còn đông, thu nhập của
nông dân còn thấp, tăng trởng kinh tế cha thật gắn liền với tiến bộ xã hội
nông thôn. Đặc biệt là những thách thức của sự phát triển không hài hoà giữa
thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp. Hiện nay, Trung Quốc đang
nỗ lực giải quyết và khắc phục những trở ngại thách thức trên, đẩy nhanh
xây dựng nông thôn mới XHCN.
Trung Quốc là nớc láng giềng, có nhiều nét tơng đồng về lịch sử, văn
hóa với Việt Nam. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình cải
cách nông nghiệp và nông thôn nói chung, đặc biệt là phát triển kinh tế-xã
hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN.. là những kinh nghiệm hữu
ích cho Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn.
Với những suy nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Quá trình phát
triển kinh tế-xã hội nông thôn ở CHND Trung Hoa (1978-2003) làm
đề tài nghiên cứu. Theo chúng tôi, đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học vừa có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 nói chung,
và quá trình cải cách, phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc,
đặc biệt là quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn đợc các nhà khoa
học, các nhà quyết sách tập trung tìm hiểu và nhìn nhận từ nhiều góc độ
khác nhau.
1. Tại Trung Quốc 2 Quá trình cải cách nông thôn, quá trình tìm tòi phát triển nông nghiệp

Xuyến. Nghiên cứu các vấn đề xã hội nông thôn đợc tập trung phản ánh
qua các công trình nghiên cứu nh Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội
nông thôn Trung Quốc của Phan Tông Bạch (năm 2000) , Nghiên cứu cải 3 cách nông thôn Trung Quốc của Trơng Tơng Đào, Gian nan cải cách
nông thôn của Đảng Quốc Anh , xã hội học nông thôn của Lí Thủ Kinh ,
Báo cáo phát triển an sinh xã hội của Trần Gia Quí ,
2. Tại các nớc Âu-Mỹ
Công nghiệp hoá của những nớc nông nghiệp là tiêu điểm thảo luận của
nhiều tác gia kinh điển nh Kuznet, Rostow, Lewis, Todaro, Schultz. Nhiều
học giả đã nghiên cứu về quá trình chuyển dịch từ xã hội nông nghiệp lạc
hậu lên xã hội công nghiệp hiện đại của Trung Quốc, quá trình cải cách
nông nghiệp, nông thôn. Tiêu biểu nh công trình Hiện đại hoá của Trung
Quốc của Gibert Rozman, Chinas rural industry-structure, development
and reformc của William Byrd, Qing song Lin, China take of của J.Oil,
Chinas agricultural and rural development in the early 21
st
century
Bernard H. Sonntag. Tuy nhiên, các học giả phơng Tây chủ yếu nghiên cứu
trờng hợp hay ví dụ điển hình (case study) đối với một địa phơng hay một
vùng của Trung Quốc.
3. ở Việt Nam
Cải cách mở cửa của Trung Quốc đã trở thành đề tài đợc nhiều nhà
khoa học nghiên cứu và bàn thảo rộng rãi qua các công trình tiêu biểu nh:
Trung Quốc trên đờng cải cách mở cửa do Nguyễn Đức Sự chủ biên (năm
1991), Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của CHND Trung Hoa từ 1978

lịch sử nhất định. Có thể thấy, ở Việt Nam cha có công trình nào đề cập
một cách hệ thống, trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông
thôn, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội nông thôn, giải quyết cơ
cấu phân cách thành thị nông thôn Trung Quốc. Mặc dù vậy, các công
trình nghiên cứu trên ở chừng mực nhất định đã phác thảo ra bức tranh
đa dạng về nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, là những công trình
khoa học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và đi
sâu vào thực hiện luận án.

Iii. mục tiêu, đối tợng và phạm vi nghiên cứu, tài liệu
1. Mục tiêu
Làm rõ quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc, đặc
biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, quá trình giải quyết sự phân cách
thành thị nông thôn qua các giai đoạn từ cải cách mở cửa năm 1978 tới năm
2003; nêu những thành công, hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm,
những tham khảo đối với Việt Nam.
2. Đối tợng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn
Trung Quốc, chủ yếu là cơ cấu kinh tế-xã hội, sự phân cách thành thị-nông
thôn, quan hệ thành thị-nông thôn, các loại hình kinh doanh nông nghiệp,
phát triển công nghiệp, thị trờng, xóa đói giảm nghèo, việc làm và chuyển
dịch lao động, giáo dục và an sinh xã hội nông thôn.
3. Phạm vi nghiên cứu
-Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế-xã hội khu
vực nông thôn từ năm 1978, tức từ Hội nghị TW 3 khoá XI đa ra quyết
sách cải cách nông thôn, cải cách mở cửa đến năm 2003- năm tiến hành hội 5


con đờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
-Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, giải quyết cơ cấu nhị nguyên thành thị nông thôn,
phân tích đánh giá và tổng kết những thành công và hạn chế, bớc đầu đúc
rút những bài học kinh nghiệm. Từ đó, nêu những suy nghĩ về tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. 6 -Thông qua luận án, cung cấp những thông tin phong phú và tin cậy về
nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, về tiến trình hiện đại hoá ở Trung
Quốc, giúp ích cho việc tìm hiểu kinh tế-xã hội nông thôn và công cuộc
xây dựng hiện đại hoá của Trung Quốc. VI. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
chính của luận án đợc trình bày trong ba chơng:
Chơng I: Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung
Quốc (1978-1991)
Chơng II: Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc
(1992-2003)
Chơng III: Nhận xét quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm
Chơng I:

Đại nhảy vọt và Công xã nhân dân.
Từ 1966-1976 là những năm Cách mạng văn hoá, đấu tranh giai cấp
đợc đẩy lên cao trào. Sự hỗn loạn về chính trị đã dẫn tới sự đình trệ về kinh
tế-xã hội.
Ngày 14-10-1976, Trung ơng ĐCS Trung Quốc chính thức công bố tin
bè lũ bốn tên bị đập tan. Sự kiện này đợc coi là cái mốc đánh dấu kết thúc
10 năm động loạn của Đại cách mạng văn hoá vô sản.
1.1.2. Nhận xét về phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc
trớc năm 1978
Nông nghiệp phát triển chậm, ngành trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, tỷ
trọng ngành chăn nuôi thấp, an ninh lơng thực không đợc bảo đảm. C
dân nông thôn đông, số lao động nông nghiệp nhiều, mức độ đô thị hoá thấp.
Nông thôn và thành thị là hai khu vực có kinh tế xã hội độc lập, khép kín và
khác nhau. Quan hệ thành thị -nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp là quan
hệ bóc lột và bị bóc lột. Đặc biệt hơn là thị trờng thành thị và nông thôn
phân cách, gây trở ngại lớn cho việc hình thành một thị trờng thống nhất
trong toàn quốc và hoàn thiện thế chế kinh tế.
Có thể thấy, từ khi nớc CHND Trung Hoa ra đời (1949), Trung Quốc đã
thực hiện chính sách phát triển thiên lệch, coi trọng phát triển công nghiệp
và thành thị, dồn nguồn lực, lấy của nông nghiệp và nông thôn để nuôi công
nghiệp và thành thị. Do vậy, quan hệ giữa công nghiệp-nông nghiệp, thành
thị và nông thôn mất cân đối và không hài hoà. Đặc biệt là sự nôn nóng
muốn chuyển đổi nhanh phơng thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã dẫn
tới hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng.
1.2. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung
Quốc (1978-1991)
Từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, châu á chứng kiến sự phục hồi kinh tế của
các nớc Nhật Bản, sự ra đời của các con rồng công nghiệp hoá mới nh
Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Công, Đài Loan (NIEs).


Việc chuyển đổi thể chế kinh tế nông thôn gắn liền với cải cách tổ
chức hành chính, kinh tế ở nông thôn trên cơ sở giai thể công xã nhân dân,
phân tách chính quyền và xí nghiệp, thành lập chính quyền nhân dân cấp xã
(trấn), uỷ ban thôn dân. Tới đầu năm 1985 về cơ bản đã giải thể công xã
nhân dân, thực hiện xong việc phân tách, chính quyền và xí nghiệp.
1.2.1.2. Cải tiến chế độ thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
Cải cách giá cả lơng thực và thực phẩm là biện pháp quan trọng tiếp
theo trong phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc. Hiện tợng trao đổi
không ngang giá giữa các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp (giá cánh
kéo) đợc thu hẹp, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp thu mua thống nhất
giảm xuống. 9 1.2.2. Phát triển công nghiệp nông thôn Trung Quốc (1985-1991)
1.2.2.1.Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn
Đảng và Nhà nớc Trung Quốc đa hàng loạt các chính sách khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là xí nghiệp hơng trấn.
Năm 1979, Quốc vụ viện đã ra Quy định về mấy vấn đề phát triển xí nghiệp
xã đội. Tiếp nữa là Văn kiện số 1 và Văn kiện số 5 năm 1984,..
1.2.2.2. Xí nghiệp hơng trấn- công nghiệp nông thôn đặc sắc Trung Quốc
Các xí nghiệp hơng trấn tiền thân là các xí nghiệp xã đội, thuộc sở
hữu tập thể nh các công xã, đại đội sản xuất hoặc các đội sản xuất. Các xí
nghiệp khi đó về cơ bản là các xí nghiệp nhỏ, chuyên sửa chữa máy nông
nghiệp, gia công lơng thực hay vận tảiphục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Năm 1978 giá trị sản lợng xí nghiệp hơng trấn (xã đội) là 49,3 tỷ
NDT, năm 1985 lên tới 272,8 tỷ NDT, tới năm 1987 giá trị sản lợng của các
xí nghiệp hơng trấn vợt qua giá trị sản lợng nông nghiệp. Đến năm 1988,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status