THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM - Pdf 27

THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
MỘT: Cơ sở lý luận..............................................................................................6
1) khái quát chung về luật cạnh tranh................................................................6
2) Một số nội dung cơ bản của luật cạnh tranh................................................7
HAI: Thực trạng.................................................................................................15
1) Sơ bộ về việc áp dụng luật cạnh tranh tại việt nam....................................15
2) Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh...................................................17
3) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.................................23
4) Giải pháp.........................................................................................................24
C.KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
MỘT: kết luận....................................................................................................25
HAI: kiến nghị....................................................................................................26
1
THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1)Lý do chọn đề tài:
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền
kinh tế. trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam , cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng
đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường, tạo lập môi trường
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Để đảm bảo kiểm soát được các hành vi gây hạn chế cạnh tranh
hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội
nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh đó bảo vệ quyền tự do chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh
bình đẳng thì việc nghiên cứu Luật Cạnh Tranh là vô cùng cần thiết.Nghiên cứu thực tiễn áp dụng
luật cạnh tranh ở Việt Nam để có thể rút ra bài học cho tương lai.
2) Mục đích và yêu cầu của tiểu luận:
♣Mục đích:
- Trang bị kiến thức cơ bản về lý luận và kết hợp lý luận vào thực tiễn, từ thực tiễn đề ra giải pháp

hành vi khác liên quan của thương nhân.
• Thời điểm có hiệu lực
Luật cạnh tranh được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành
ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005.
• Nhiệm vụ
 Khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của doanh nhân.
 Duy trì và ổn định trật tự cạnh tranh
 Góp phần hình thành ý thức cạnh tranh lành mạnh
 Góp phần khơi thông dòng chảy và điều tiết cạnh tranh.
• Khái quát nội dung luật cạnh tranh:
I/ Khái niệm cạnh tranh và phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh
II/ Đối tượng áp dụng Luật cạnh tranh
III/ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
IV/ Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
V/ Tập trung kinh tế
VI/ Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm và tập trung kinh tế bị cấm.
VII/ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
VIII/ Cơ quan quản lý cạnh tranh
3
THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
IX/ Hội đồng cạnh tranh
X/ Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
XI/ Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
XII/ Người tham gia tố tụng cạnh tranh
XIII/ Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh.
XIV/ Điều tra vụ việc cạnh tranh, phiên điều trần và hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật.
XV/ Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
• Mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo việt soạn thảo luật cạnh tranh:

ngành nghề, các hiệp hội ngành nghề, trong hiệp hội ngành nghề, bằng lời nói, văn bản và các
hình thức khác, có khả năng làm giảm, ngăn cản, kìm hãm, sai lệch cạnh tranh trên thị trường.
- Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm(Điều 8):
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
+ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
+ Thoả thuận hạn chế, kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá dịch vụ;
+ Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
+ Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch
vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng
của hợp đồng;
+ Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường;
+ Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên thoả thuận;
+ Thông đồng để một hoặc các bên thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng
dịch vụ;
- Các thoả thuận bị cấm tuyệt đối: (Điều 9)
+ Thông đồng trong đấu thầu;
+ Thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia vào thị trườn;g
+ Thoả thuận loại khỏi thị trường các doanh nghiệp không nằm trong thoả thuận.
- Các thoả thuận bị cấm có điều kiện: cấm khi tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia thoả
thuận >=30% thị phần trên thị trường liên quan (các thoả thuận còn lại).
c2.Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh: (Điều 11) Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu
có thị phần >= 30% trên thị trường có liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể.
5
THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây
hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Mua lại doanh nghiệp;
+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
+ Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18): Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia tập trung kinnh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy
định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc
loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: Tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm được miễn
trừ trong các trường hợp sau đây:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng
phá sản;
+ Việc tập trung kinh có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ.
c5.Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ
- Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ:
+ Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại Điều 10
và Khoản 1 Điều 19;
+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn trừ bằng văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 19.
- Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia thoả thuận hạn chế
cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
đ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương III)
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm 3 nhóm:
d1. Nhóm 1: Xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh
+ Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây
nhầm lẫn
+ Xâm phạm bí mật kinh doanh;
+ Ép buộc trong kinh doanh;
+ Gièm phe doanh nghiệp khác;
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
d2. Nhóm 2: Xâm hại lợi ích của khách hàng

+ Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy
định của Luật cạnh tranh;
8
THỰC TIỂN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
+ Việc giải quyết vụ viêc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện
theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ tưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính (Điều 61) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính
theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy đinh tại khoản 6 Điều 76 và
khoản 4 Điều 79 của Luật cạnh tranh.
- Người tham gia tố tụng cạnh tranh (Điều 64) Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm
bên khiếu nại, bên bị điều tra, luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng
cạnh tranh.
- Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ
quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh: Xem quy định tại Điều 49 nói trên
+ Hội đồng cạnh tranh: Hội đồng cạnh trạnh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối
với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của lluật này
- Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 106): Quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu
nại theo quy định tại Điều 107 của Luật cạnh tranh.
- Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 63): Bên bị kết luận vi phạm quy định của
Luật cạnh tranh phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm
quy định của Luật này thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh trạnh.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status