Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. - Pdf 27

Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - thực
trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay.
Lời nói đầu
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu
khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì tồn tại
đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật
chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà
nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu
nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước, trong quá trình thu thuế thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có những trường hợp vi
phạm. Do vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế là vấn
đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
I. Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế.
1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế:
1.1. Thanh tra về thuế
Thanh tra “là một chức năng thiết yếu của quản lý xã hội, là hoạt động kiểm
tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thường được thực
hiện bởi một cơ quan chuyên trách, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định,
nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng
ngừa xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cá nhân”.
Từ cách hiểu đó, thanh tra thuế có thể hiểu là “một chức năng thiết yếu của
quản lý thuế, là hoạt động kinh tế của cơ quan quản lý thuế nhà nước đối với các
đối tượng nộp thuế và chủ thể khác có liên quan nhằm phát hiện, chấn chỉnh những
sai lầm, xử lý vi phạm trong hoạt đông chấp hành chính sách, pháp luật của nhà
nước”.
1.2. Kiểm tra thuế:
1
Kiểm tra là một hoạt động thường xuyên. Do tính chất này mà chúng ta

chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính hay hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm pháp luật về thuế.
2. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực thuế
2.1. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế:
a) Khái niệm, đặc điểm của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế
* Khái niệm pháp luật thanh tra, kiểm tra: Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là
tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra trong lĩnh vực thuế của nhà nước.
* Đặc điểm của pháp luật thanh tra, kiểm tra: Pháp luật thanh tra, kiểm tra
thuế là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và pháp luật thanh tra,
kiểm tra thuế nói chung. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung của pháp luật thanh
tra, kiểm tra thì pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế còn có những đặc điểm đặc thù
như sau:
Thứ nhất, Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chứa đựng những quy định mang
tính chất chuyên ngành. Tức là nó thực hiện một mảng riêng biệt đó là thanh tra,
kiểm tra thuế. Theo quy định của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế thì thanh tra
thuế có chức năng giúp Bộ tài chính, ngành thuế thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trong lĩnh vực kinh tế. Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu là các quy
định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình
quản lý thuế.
Thứ hai, Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là bộ phận của pháp luật thanh tra,
kiểm tra vì vậy nó được quy định trong luật thanh tra. Tuy nhiên do là pháp luật
chuyên ngành nên chủ yếu nó được quy định trong Luật quản lý thuế, ngoài ra nó
còn được quy định trong các luật khác có liên quan.
Thứ ba, Ngoài vai trò chức năng, quyền hạn được quy định trong Pháp luật
thanh tra nói chung thì pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế còn được quy định về việc
3

bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động hành thu thuế
như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế.
Về phương diện khách quan: vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật.
Về phương diện chủ quan: vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng phản ánh
mức độ lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện.
Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đến
những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ.
b) Phân loại vi phạm pháp luật thuế
Hành vi vi phạm pháp luật thuế thuộc về một trong các hành vi chủ yếu sau:
*Vi phạm hành chính về thuế: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành
vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá
nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật
hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm
hành chính.
* Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh
từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ.
* Ngoài ra còn có các vi phạm khác về thuế: Nhìn từ góc độ pháp lý thì còn có
các vi phạm khác về thuế như: quy định về hình thức tờ khai đăng ký thuế, hình
thức của văn bản đăng ký kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn
bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế…
c) Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế
* Chế tài hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp
chế tài hành chính bao gồm: biện pháp cảnh cáo, phạt tiền… đối với các hành vi vi
phạm khác nhau sẽ có các hình thức và mức xử phạt khác nhau. Hình thức xử phạt
và mức xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế được quy định trong Luật
quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 về xử lý vi phạm
pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các văn bản
khác có liên quan
5

bằng trong nghĩa vụ nộp thuế; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp cuat công dân thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế mà cụ thể là cán bộ thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân
thủ các quy định của pháp luật thuế.
II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
thuế ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế ở
Việt Nam hiện nay
1.1 Những kết quả đạt được
Trên thực tế trong mấy năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật quản lý thuế
được ban hành ngày 29/11/2006 thì công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã đạt được
những bước phát triển nhất định. Cụ thể là: Cơ quan thuế các cấp đã tiến hành áp
dụng rộng rãi kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế với việc tăng
cường thu thập thông tin về người nộp thuế, tiến hành phân tích, đánh giá các
thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau về người nộp thuế để tiến hành lựa
chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có
trọng điểm tránh mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của cơ quan thuế và người
nộp thuế đem lại số truy thu lớn.
Trong giai đoạn 2006-2010, ngành thuế đã tập trung nguồn lực cho việc xây
dựng, triển khai phương pháp thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào
trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, tăng số lượng đơn vị
được thanh tra và mở rộng phạm vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế. Ký kết
quy chế phối hợp với cơ quan Công an điều tra nhiều vụ tội phạm trốn thuế, chiếm
đoạt tiền thuế, thu hồi cho NSNN và xử lý hình sự. Tính đến tháng 11-2010, toàn
ngành đã thanh tra, kiểm tra 18.141 đơn vị, bằng hơn 95% so cùng kỳ. Tổng số
thuế truy thu, tiền phạt là 4.014 tỷ đồng. Năm 2010, quán triệt tinh thần Nghị định
số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ, toàn ngành đã tập trung thanh tra, kiểm tra giá,
kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu như: lương
7

8


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status