“Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” - Pdf 27

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm và các cán bộ nhân viên trong dự
án JICA luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành báo cáo theo
tiến độ của nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Vũ Phong Lâm, giảng viên bộ môn nông
nghiệp, khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc người đã luôn tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên Trường Đại
Học Tây Bắc. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên Trường Đại Học
Tây Bắc, đã luôn giúp đỡ và ủng hộ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn…!
Sơn La, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Sinh viên Lò Văn Phước
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có 80% dân số sống ở nông thôn và làm việc gắn
liền với sản xuất nông nghiệp. Điều đó không những khẳng định vai trò của ngành
nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đến tồn tại của xã hội mà còn đóng vai
trò quan trọng đến sự pháp triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của đất nước.
Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp đồng thời
nghề trồng cây ăn quả có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người. Không
những phong phú về sản phẩm quả, đa dạng về dinh dưỡng, làm thuốc chữa bệnh,
làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, mà còn có tác dụng tạo công ăn
việc làm, chống xói mòn đất,… góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái

Tây Bắc. Hiện nay do việc nhân giống đào bằng hạt là chủ yếu dẫn đến thoái hóa
giống, diện tích trồng đào H’mông ngày càng giảm. Đứng trước thực trạng đó việc
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh
trưởng của cây ghép” là việc làm cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn có giá trị khoa học to lớn, góp phần lưu giữ bảo tồn nguồn tài nguyên di
truyền quý hiếm của đất nước và đáp ứng nhu cầu thực tế.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm được vị trí ghép tốt nhất đối với đào H’mông.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây đào H’mông ở các vị trí ghép
khác nhau.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem
gắn một bộ phận của cây giống (mắt ghép nhỏ có gỗ) sang cây khác (cây gốc ghép)
để tạo nên một cây mới giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu.
Sau khi ghép mắt trên gốc ghép làm cho tượng tầng của cành ghép hay mắt
ghép tiếp xúc với nhau. Trước tiên những tế bào thương tổn của hai phần tạo thành
một lớp tế bào phân cách màu nâu, sau đó lớp này mất dần vì dưới lớp phân cách
đó các tế bào nhu mô phân chia nhanh hình thành mô liên hợp giữa mắt ghép hay
gốc ghép. Các tế bào mới sản sinh của mắt ghép và gốc ghép liên hệ với nhau bằng
những đường ống qua vách tế bào. Chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau do đó chất
dinh dưỡng của mắt ghép chuyển về gốc ghép và chất dinh dưỡng gốc ghép lấy
được từ đất được chuyển lên mắt ghép. Những tế bào mới sinh của mắt ghép chịu
ảnh hưởng của những tế bào bên cạnh của gốc ghép mà phân hóa thành mô tương
tự. Những tế bào mới sinh của mắt ghép, có mối liên quan tương ứng với mạch dẫn
của gốc ghép thì phân hóa thành mô của mạch dẫn, cứ như thế sẽ làm cho các mô tế
bào của mắt ghép và gốc ghép có mối liên quan tương ứng và hình thành một thể

những quy trình vị trí ghép phát triển tốt nhất cho cây.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào trên thế giới
Các khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật
Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải. Gần đây, Hoa Kỳ (các bang
California, Nam Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Virginia), Canada
(miền nam Ontario và British Colummbia) và Australia (khu vực Riverland) cũng đã
trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu vực có khí hậu đại dương
như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho
việc trồng đào do không có đủ nhiệt về mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng
tại đây [7].
Theo Giáo sư Vũ Công Hậu [2]: Cây đào trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới
nóng và ở các nước Á nhiệt đới. Trên phạm vi toàn thế giới, cùng với táo tây, lê,
cam, quýt, chuối, dứa, đào là một trong 5 – 6 loại quả quan trọng nhất thế giới.
Theo tài liệu Fao statistics (2012) diện tích đào trên toàn thế giới là 1.608.768
ha, năng suất trung bình đạt 11,189 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 18.000.853 tấn.
Trung Quốc là nước có diện tích đào lớn nhất thế giới 782.686 ha, chiếm 48,65%
diện tích đào trên toàn thế giới. Australia là nước năng suất đào cao nhất thế giới
44,152 tấn/ha, tiếp đó là Mỹ 20,592 tấn/ha, Pháp 20,005 tấn/ha…
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất sản lượng đào một số nước trên thế giới
Địa điểm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Toàn thế giới 1.608.768 11.189,2 18.000.853
Châu Á 989.837 10.555,6 10.448.392
Trung Quốc 782.837 10.641,9 8.329.329
Iran 25.500 15.294,1 390.000

Là giống đào địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh Miền núi phía
Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp tết
nguyên đán, quả chín vào tháng 7, còn gọi là đào H’mông.
2.4.1.2. Giống đào Tuyết
Đặc điểm cây sinh trưởng khỏe. Được trồng ở vùng Sa Pa, thời gian ra hoa
vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều màu trắng,
giòn, vị chua.
2.4.1.3. Giống đào Vàng
Là giống được trồng rải rác ở các huyện vùng cao của các tỉnh Sơn La, Lào
Cai, Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có màu vàng, vị chua nhưng có mùi
thơm rất đặc trưng.
2.4.2. Các giống đào nhập nội
2.4.2.1. Giống đào Vân Nam
Đây là giống đào được nhập nội từ Trung Quốc vào những năm 1963 và
1967. Có hai loại giống chín sớm giống chín muộn, được trồng nhiều tại huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai.
Giống chín sớm quả trung bình, chất lượng khá. Màu quả phớt hồng thịt quả
hồng nhạt, giòn, hơi chua. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 5.
Giống chín muộn, quả to, chất lượng quả ngon. Mầu quả vàng, thịt quả mầu
trắng, giòn, róc hạt. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 6 đầu tháng 7.
2.4.2.2. Giống đào Pháp Đ1, Đ2
Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ năm 1991.
Cả hai giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4. Giống Đ1
quả nhỏ có màu đỏ hồng, giống Đ2 quả bình thường có màu vàng hồng. Cả hai
giống thịt quả đều mềm [17], [13].
2.4.2.3. Giống đào Tropic Beauty
Giống đào Earligrand: Là giống đào quả to, thịt quả màu vàng và mềm. Giống
này có hai phần không đối xứng và có rãnh quả lớn. Quả rất hấp dẫn với 50% màu
đỏ phủ lên nền màu vàng. Hạt rời, giống này sinh trưởng, ra hoa quả tốt ở vùng
sinh thái Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai.

dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ
trong lớp thịt chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc,
Nhật Bản và các Quốc gia Châu Á xung quanh, trong khi người Châu Âu và Bắc
Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
2.5.3. Phân bố
Cây đào là cây ăn quả ôn đới nên được phân bố chủ yếu ở các nước nằm trong
vùng có khí hậu ôn đới. Cây đào được trồng nhiều tại các nước như: Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ…
Ở Việt Nam, cây đào được phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc như:
SaPa (Lào Cai), Nghĩa Lộ (Yên Bái), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tuần Giáo (Điện
Biên), Mộc Châu, Thuận Châu (Sơn La)…
2.5.4. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây đào
Quả đào được coi là 1 trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt,
chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để ăn tươi
hoặc có thể chế biến thành các sản phẩm như: Đào ướp đường, ô mai đào, rượu
đào… Ngoài ra quả, hạt, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc, trong
đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Đào nhân có tác dụng dược lý sau: Ức chế
đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế kinh, đau kinh, ứ
huyết sau sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ nữ rối loạn nội tiết tố trong
thời kỳ mãn kinh đạt kết quả tốt. Liều dùng mỗi ngày 4 – 8g dưới dạng thuốc sắc.
Nước sắc lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ngâm chữa viêm
kẽ chân.
2.6. Đặc điểm thực vật của cây đào
2.6.1. Rễ
Rễ đào tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10 – 50cm tùy thuộc từng
giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu và lòng đất giúp cho cây đứng vững
không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ
cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít bị đổ khi gặp gió bão. Ngoài trừ trồng trên đất
mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị
xụt lở. Tuy nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn đào

bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào. Độ lớn của lá rất khác nhau
tùy thuộc vào từng loài và giống, nhìn chung dao động từ 1cm đến 4cm (chiều
rộng) 1,5 đến 10cm (chiều dài). Gân lá nổi rõ mép lá có hình răng cưa rõ rệt hoặc
không rõ rệt tùy từng giống từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc tù. Màu sắc lá cũng rất
khác nhau tùy giống, nhìn chung lá đào có màu đặc trưng đỏ, tím, xanh, xanh đậm,
xanh nhạt. Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc sớm
hơn một chút là tùy theo vùng sinh thái.
Những vườn đào giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở những vùng
nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại một vài lá ngả màu xanh
vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới lá đào rụng
càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá
trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao, chất
lượng quả tốt.
2.6.4. Hoa
Màu sắc của hoa đào tùy từng loài có màu đỏ tươi, màu hồng, hoặc màu trắng.
Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa, đường kính
hoa giao động từ 5mm – 25mm tùy từng loài. Hoa đào thường là 5 cánh hoa nở đều
về 4 phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiều hơn (như đào bích kép), phần
đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 – 30 chỉ nhị, chiều cao của chỉ nhị thường tương
đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm
hoa đã nở. Đầu nhụy vươn nên ngay kề cạnh bao phấn. Hoa đào nở vào khoảng 12
tháng đến tháng 2 hàng năm, đối với những giống đào dại (đào thóc) thường nở
sớm hơn và có quả chín sớm hơn một chút. Ở các nước châu Á nhất là Trung Quốc
và Việt Nam, giống đào hoa có ý nghĩa về mặt kinh tế do bán hoa giá cũng khá cao
[1].
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: Khi tự thụ quá
trình thụ tinh không xảy ra và kết quả là tỷ lệ đậu quả thấp thậm chí hoa rụng
100%. Bởi vậy, muốn có được năng suất cao cần phải trồng xen trong vườn đào ăn
quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồn hạt phấn phong phú hơn.
2.6.5. Quả

hoa và cành quả ngắn. Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt, các đốt
mầm hoa nhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng do ở đầu các cành thường nảy các
cành mới, dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả.
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêm trọng, vấn
đề này có liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục không hoàn toàn, thụ phấn
không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không đủ. Do đó mỗi cành quả ngắn có nhiều
hoa, có thể nở từ 10 – 20 hoa nhưng số lượng quả đậu chỉ từ 2 – 4 quả.
Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng. Trong
thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy sự lớn của
quả. Ở thời kỳ này cây rất cần nước và phân để cung cấp dinh dưỡng cho việc phát
triển của quả. Trong giai đoạn này nếu có mưa đá và sương muối thì quả rất dễ bị
rụng.
- Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa dần dần
chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng thái nước có màu
trắng sữa. Ở thời kỳ này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh trưởng phát dục vào
thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tùy thuộc vào 2 yếu
tố: Tinh bột (Hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa là sự cân
bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng tăng và chất kích thích sinh trưởng giảm.
Hoa đào ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít
sương mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu sẽ cao.
2.8. Yêu cầu về sinh thái của cây đào
Theo các tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S. Hetherington và S.Newman [19].
Cho biết: Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và đặc tính vật lý của
đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, hiệu
quả kinh tế cao.
2.8.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa, đậu
quả và chất lượng quả đào. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làm tổn thương

động của côn trùng thụ phấn.
Ở vùng nhiệt đới, sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làm tăng khả
năng nhiễm sâu bệnh hại. Một trong những vấn đề chủ yếu là việc rụng lá sớm này
sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong cây cho những vụ tiếp theo,
cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2 – 3 năm cho quả.
2.8.4. Yêu cầu về đất
Đối với cây đào thì đặc tính vật lý của đất là quan trọng nhất và độ phì nhiêu
của đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ 2, tuy nhiên đặc tính của đất có
thể dễ dàng cải tạo.
Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động từ cát nhẹ,
phù sa sét, đến sét nhẹ. Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độ sâu mực
nước ngầm phải trên 1 mét.
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía Bắc nước ta, với độ cao so với mặt
nước biển từ 500 – 600m đến 1.000 – 2.000m, có độ sâu hơn 1m, có cấu tượng tơi
xốp, giữ ẩm tốt dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc
tụ, phù sa cổ, đất Feralit đỏ, vàng, có độ pH 5,5 – 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.
2.9. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc đào
Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng địa hình,
kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc. Xu hướng chung là sử dụng gốc
ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu kỳ ngắn.
Theo M.DeJong (2007) [16] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghép cho
giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của 5 giống đào khác nhau, kết quả
nghiên cứu cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất
của cây ghép.
Theo Bonhomme và cộng sự (1999) [20] khi nghiên cứu về giống đào quả
nhẵn trồng tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài,
vị trí, số mắt lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả năng hấp
thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón, phòng trừ
sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt năng suất cao

giống đào trồng tại Colombia cho thấy: Khi thu hoạch những quả đào sạch bệnh
được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo quản trong phòng có nhiệt độ 4
0
C và
phòng có nhiệt độ thường 19
0
C. Kết quả cho thấy trong điều kiện nhiệt độ lạnh đào
có thể được bảo quản tốt từ 37 – 41 ngày. Trong nhiệt độ thường có thể bảo quản
được từ 5 – 7 ngày.
2.11. Phương pháp nhân giống
2.11.1. Phương pháp gieo hạt
Đây là phương pháp truyền thống khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng
đào nhưng mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể tạo ra được nhiều cây con trong nhiều
thời gian ngắn. Cây gieo hạt có bộ rễ khỏe thích hợp với vùng đồi núi có gió to.
- Nhược điểm: Cây lâu ra quả, do phân li mạnh nên có hiện tượng thoái hóa
giống ở các cây đời sau.
2.11.2. Phương pháp chiết cành
- Ưu điểm: Nhanh ra quả, cây có bộ rễ khung tán đẹp, cây thấp thuận lợi cho
chăm sóc và thu hoạch. Cây giữ được những đặc tính di truyền của mẹ.
- Nhược điểm: Hệ số nhân giống không cao, nếu chiết nhiều cành trên cây thì
ảnh hưởng tới cây mẹ. Cây chiết cành thường không có rễ chính nên không bền,
tuổi thọ không cao, kém chịu gió, bão.
2.11.3. Phương pháp ghép cành
- Ưu điểm: Cây sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ cao nhờ rễ gốc ghép hoạt
động tốt. Cây giữ được những đặc tính tốt của mẹ. Cây ghép sớm ra hoa và kết quả,
có hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể tạo ra được một số lượng lớn
cây giống. Cây có thể duy trì được nòi giống, cây có thể tạo tán.
- Nhược điểm: Cây ghép dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra việc ghép cây còn đòi
hỏi người làm phải có trình độ tay nghề thành thạo.

Theo Đỗ Văn Chuông (2000) [8] cho biết: Cây ăn quả cũng như cây trồng nói
chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thông qua
quá trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân
đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nếu thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất,
đồng thời các phân bón bón thừa sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
Sự biểu hiện khi thiếu các chất dinh dưỡng ở cây đào như sau:
Thiếu Đạm: Lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép (chín sớm).
Thiếu Kali: Các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả.
Thiếu Phốt pho: Lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm.
Thiếu Mg: Lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô.
Thiếu Ca: Dễ bị rụng quả, cần phun Booc đô kết hợp trừ bệnh nấm.
Thiếu kẽm: Lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu các gân nhỏ có
hình hoa hồng, lá bé.
Theo Trần Thế Tục [3], [10] cho biết: Cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý
nên lượng phân bón phải đầy đủ để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây. Bón phân cho
đào phải cân đối N, P
2
O
5
, K
2
O vào đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây.
Theo kinh nghiệm của các tác giả Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: Hàng
năm nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra
quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là 30 – 50kg phân chuồng hoai
trộn với 0,3 – 0,5kg N + 0,3kg P
2
O
5

này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ, cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai
cành mẹ cành quả khỏe nhất.
Những cành mẹ, cành quả nếu năm nay được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh
ra những cành quả khỏe với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết [18], [13].
2.12. Một số tác dụng cây đào trong đông y
Trong 100g cùi thịt quả đào có 0,9g Protein, 0,1g Lipit, 7g Gluxit, 8mg
Canxi, 20mg Phốtpho, 10mg Sắt, 2mg Caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin
B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: Xitric, Tactric, Clorogenic. Đào rất bổ dưỡng
nhưng không nên ăn nhiều vì đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả,
đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây đào đều
là những vị thuốc quý.
Nhân hạt đào vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá
huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm
ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau
do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.
Rễ đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
Nhựa thân cây đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
Lá đào: Có Amygdalin, axit Tanic, Cumarin. Thường dùng lá đào diệt sâu
bọ. Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy
nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.
Hoa đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa đào làm kem
bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng…
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gốc ghép: Giống đào thóc. Gốc ghép này có khả năng tiếp hợp tốt với đoạn
ghép, cây có khả năng phát triển và sinh trưởng tốt. Gốc ghép được xử lý theo quy
trình chung. Thu hạt xong


3.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vị trí ghép đối với đào đến khả năng sinh
trưởng của cây sau khi ghép.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu vị trí ghép trên gốc ghép
Bố trí thí nghiệm theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Thí nghiệm gồm 3
công thức, với 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc thực hiện 45 cây/1 lần nhắc, 3 lần nhắc
lại, 135 cây/1 công thức. Tổng số cây thí nghiệm của 3 công thức là 405 cây.
Công thức I: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 15cm.
Công thức II: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 20cm.
Công thức III: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 25cm.
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm
Lần nhắc 1
Lần nhắc 2
Lần nhắc 3
I II III
II III I
III I II
Chăm sóc sau khi ghép
Tưới nước giữ ẩm thường xuyên, ghép sau 10 ngày thì dùng NPK hòa nước
tưới nhẹ cho cây với tỉ lệ 0,1% tăng dần nồng độ, sau đó 15 - 20 ngày tưới một lần
(làm cỏ sạch trước khi tưới phân). Khi mầm đã ổn định, lá đã xòe chuyển màu xanh
đậm, dùng phân bón qua lá Thiên Nông phun, cứ 6 - 10 ngày kiểm tra xoa mầm dại
để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành ghép nhanh nảy mầm và mầm to, khỏe,
đồng thời phun thuốc trừ sâu định kỳ 10 - 15 ngày/1 lần đề phòng trừ sâu bệnh.
3.2.3. Các chỉ tiêu theo và phương pháp theo dõi
Theo dõi thời gian ghép đến bật mầm: Theo dõi 30 cây/1 công thức ở một


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status