Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh - Pdf 27

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây
dựng với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự
án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank
Tây Ninh”, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất quý báu của thầy, cô giáo, gia
đình và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, khoa Công trình, trường Đại học Thủy lợi và TS
Nguyễn Mạnh Tuấn, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, trường Đại
học Xây dựng, đã hướng dẫn tận tình, cũng như cung cấp tài liệu thông tin
khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này.
Trong nội dung luận văn, do trình độ chuyên môn cũng như kinh
nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc chắn tác giả còn có sai sót khi thực hiện. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Duy Tùng
BẢN CAM KẾT


II. Mục đích của đề tài 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Kết quả dự kiến đạt được 3
NỘI DUNG LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH 4
1.1. Khái quát về dự án và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.1. Một số nét chính về dự án đầu tư xây dựng 4
1.1.2. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 7
1.1.3. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 10
1.2. Các nội dung chính của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.2.1. Vai trò, chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 13
1.3. Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại một số nước trên thế giới. 19
1.3.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Mỹ 20
1.3.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Nhật Bản 21
1.3.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Pháp 22
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI VIỆT NAM 24
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật của nước trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình 24
2.1.1. Một số văn bản pháp luật trọng yếu liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình 24
2.1.2. Những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình 27
2.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 35
2.2.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 38
2.2.2. Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình vẽ
Trang
Hình 1.1: Sơ lược quá trình thực hiện dự án đầu tư
7
Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án
12
Hình 2.1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
39
Hình 2.2: Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
40
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Vinacic Việt Nam
48
Hình 3.2: Sơ đồ thực trạng tiến độ thực hiện dự án
57
Hình 3.3: Sơ đồ lập tiến độ chi tiết và điều chỉnh kế hoạch
79
Bảng biểu

Bảng 2.1: Cơ cấu quản lý dự án một số dạng công trình tiêu biểu
36
Bảng 3.1: Một số dự án tiêu biểu của Công ty CP Vinacic Việt Nam
50
Bảng 3.2: Các hợp đồng theo dõi của dự án Vietcombank Tây Ninh

: Bê tông cốt thép
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
QLDA
: Quản lý dự án
TKKT-TDT/DT
: Thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán/Dự toán
TMĐT
: Tổng mức đầu tư
TMCP
: Thương mại cổ phần
TVQLDA
: Tư vấn Quản lý dự án
TVGS
: Tư vấn Giám sát thi công
1

MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trong những năm qua luôn được nhiều tổ chức quốc tế đánh
giá là một trong các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn
tượng. Đặc biệt với các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ và công nghiệp đã
chứng kiến những bước tiến triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát
triển chung của đất nước.
Ngành xây dựng cũng không nằm ngoài xu thế đó với rất nhiều dự án
xây dựng có quy mô đa dạng ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong
đó có Tây Ninh.
Nằm ở miền Đông Nam bộ, sâu trong lục địa, tỉnh Tây Ninh là điểm
tiếp giáp giữa phần cuối của cao nguyên Nam Trung bộ và đồng bằng sông

hạn chế tối đa những tổn thất về chi phí, sự cố về chất lượng, cũng như các
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Không những vậy, đề tài hi
vọng sẽ là một tài liệu tham khảo, có thể áp dụng với những công trình trong
tương lai với quy mô, đặc điểm tương tự.
II. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
quản lý dự án xây dựng.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số hoạt động trong công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Vietcombank Tây Ninh như: chuẩn
bị dự án, thực hiện dự án, hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và thanh quyết
3

toán công trình, và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của
công tác này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Do việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án
xây dựng là rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong
công tác quản lý dự án công trình: Xây dựng trụ sở chi nhánh Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh (Vietcombank Tây Ninh),
từ lúc khởi động đến lúc hoàn thành xây dựng công trình, đưa vào sử dụng.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện xây dựng, quy trình quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
V. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được thực trạng chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư
trong xây dựng.

mỗi nhiệm vụ lại có một kết quả riêng. Tập hợp các kết quả cụ thể của các
nhiệm vụ làm nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ
thống phức tạp gồm nhiều bộ phận đảm nhiệm các vai trò, chức năng khác
nhau nhưng đều phải thống nhất đảm bảo mục tiêu chung về thời gian, chi phí
5

và chất lượng công việc.
- Sản phẩm của dự án mang tính độc đáo, mới lạ: Khác với các hoạt
động mâng tính thường quy, dự án có tính chất đột phá, các sản phẩm của dự
án có tính khác biệt cao. Sản phẩm của dự án là độc đáo, riêng có khác biệt
với các dự án khác hoặc các sản phẩm đã xuất hiện. Dự án thường gắn liền
với những thay đổi mang tính đột phá, mới lạ.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các
bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia
của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, nhà thầu, các
nhà tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và
yêu cầu của chủ đầu tư mà mức độ tham gia của thành phần trên cũng khác
nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm QLDA thường
phát sinh các công việc yêu cầu cần sự phối hợp thực hiện nhưng mức độ
tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các
nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo: Khác với quá
trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản
phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó. Kể cả một quá
trình sản xuất liên tục cũng có thể thực hiện được theo dự án. Sản phẩm hoặc
dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kĩ năng chuyên môn
với những nhiệm vụ không lặp lại.
- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực: Mỗi dự án đều cần dùng một
nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám đốc dự án,
thành viên dự án), vật lực (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực.

* Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
7

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.

1.1.2. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án
nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc
xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án
đầu tư có thể mô tả bằng sơ đồ trong Hình 1.1: Lập Báo cáo
đầu tư.
Lập Dự án đầu
tư.
Thiết
kế
Đấu thầu
Thi công
Nghiệm
thu
Đối với DA quan trọng quốc gia
Lập báo cáo Thiết kế kỹ thuật.


cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi
tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được
thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, bắt đầu được áp
dụng chính thức từ ngày 15/8/2014.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê
duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình.
Tuỳ theo quy mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện
theo một bước, hai bước hay ba bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công
trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
9

Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp
dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư.
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế
bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy
mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người
quyết định đầu tư quyết định.
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ
sơ Thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán (TKKT-TDT) và trình lên cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê
duyệt. Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá
nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình
làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT người
có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi
đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng
nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm
dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của
CĐT và các mục tiêu của dự án.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết

tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định.[15]
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải
được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí
được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không bị thay đổi.
* Quản lý dự án mang lại nhiều lợi ích:
- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án.
11

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa
nhóm quản lý dự án với khách hàng, CĐT và các nhà cung cấp đầu vào cho
dự án.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của
các thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và
điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được;
tạo điều kiện đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những
bất đồng.
- Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.
* Ý nghĩa của hoạt động quản lý dự án:
- Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong công
trình lớn, phức tạp.
- Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ
thống mục tiêu dự án.
- Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng các nhân tài
chuyên ngành.

1.2. Các nội dung chính của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.2.1. Vai trò, chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Hoạt động quản lý dự án đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện dự

Lập kế hoạch
- Thiết lập mục tiêu
- Điều tra nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch
Giám sát
- Đo lường kết quả
- So sánh với các mục tiêu
- Báo cáo
- Giải quyết các vấn đề
Điều phối thực hiện
- Điều phối tiến độ thời gian
- Phân phối các nguồn lực
- Phối hợp các nỗ lực
- Khuyến khích và động viên 13 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế
hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Việc
quản lý tốt các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định
đến chất lượng của sản phẩm xây dựng. Mỗi dự án xây dựng đều có một đặc
điểm riêng tạo nên sự phong phú đa dạng trong quá trình tổ chức quản lý; tuy
nhiên quá trình quản lý chỉ tập trung vào một số nội dung chính như sau:
1.2.2.1. Quản lý phạm vi dự án
Đó là việc quản lý nội dung công việc nhằm thực hiện mục tiêu dự án,
nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnh phạm
vi dự án.

tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều
kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý
theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/2/2009 của Chính phủ, kèm theo
Thông tư hướng dẫn số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Khi lập dự án phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu
tư và dự trù vốn. Chi phí dự án được thể hiện thông qua tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (TMĐT) là toàn
bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định
đầu tư và là cơ sở để CĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư
xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai
đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và
thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, tổng mức
đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.
15

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.2.2.4. Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng
* Quản lý định mức dự toán
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tỷ
lệ. Quản lý định mức dự toán là việc quản lý, khống chế tiêu hao nguyên vật
liệu các công việc xây dựng và là cơ sở dự trù lượng vật liệu tiêu hao trong
quá trình thi công.
Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Định
mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp
đặt), Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư
trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng và các định mức xây dựng khác.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng lập và công bố hệ thống
đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu, để
tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.
* Quản lý chỉ số giá xây dựng
Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại
công trình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật
liệu, nhân công, máy thi công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để
xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây
dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.
17

Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và
định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để CĐT tham khảo áp dụng. CĐT, nhà
thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn
có năng lực, kinh nghiệm công bố.
Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để
quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
1.2.2.5. Quản lý chất lượng dự án
Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền
kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đổi mới kịp thời với yêu
cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công
trình không ngừng đực nâng cao. Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu
không những ảnh hưởng đến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài
sản, tính mạng của nhân dân, đến sự ổn định xã hội.
Để đảm bảo yêu cầu đó, hiện nay ở Việt nam, Chính phủ đã có Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về Quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực
hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt
ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo

cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc
truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.
1.2.2.9. Quản lý rủi ro trong dự án
Khi thực hiện dự án sẽ gặp những nhân tố rủi ro mà chúng ta chưa
lường trước được, quản lý rủi ro nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi
không xác định giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự
19

án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây
dựng đối sách và khống chế rủi ro.
1.2.2.10. Quản lý việc thu mua của dự án
Là việc quản lý nhằm sử dụng những hàng hoá, vật liệu thu mua được
từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua,
lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu.

1.3. Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại một số nước
trên thế giới
Nhiều công trình xây dựng đã được hình thành và trường tồn cho đến
ngày nay nhờ trí tuệ và khả năng của loài người. Đó là minh chứng cho năng
lực tổ chức của con người trong việc điều hành, quản lý các công việc với
khối lượng nhân lực, vật lực to lớn. Hoạt động quản lý “dự án” đã ra đời từ
chính trong việc tiến hành xây dựng các công trình đó.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, việc thực
hiện những công việc trên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm được đúc rút qua
nhiều thế hệ, chưa được hệ thống hóa thành các phương pháp để nghiên cứu
áp dụng trong thực tiễn. Cho đến đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của các học
thuyết và sơ đồ quản lý điều hành các công trình quan trọng, quản lý dự án
thực sự trở thành một ngành khoa học được quan tâm và nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả công việc.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ kể từ sau Chiến


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status