102 Hoạt động xúc tiến trong chiến lược Marketing của Công ty may 10 trên Thị trường Mỹ - Pdf 27

Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
KỸ THUẬT ỨNG DỤNG QUỐC TẾ.
LỜI MỞ ĐẦU: Trang.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING CHO DOANH
NGHIỆP.
I. Khái niệm, vai trò của Marketing. 5
1. Khái niệm về Marketing. 5
2. Vai trò của Marketing. 5
II. Chiến lược Marketing chung cho Doanh Nghiệp. 6
1. Xác định đối thủ cạnh tranh đối với Doanh nghiệp. 6
1.1. Đối thủ cạnh tranh từ nội bộ ngành.
1.2. Đối thu cạnh tranh về khả năng thay thế.
2. Chiến lược phát triển sản phẩn cho công ty. 10
2.1. Xác định mẫu mã sản phẩm cho công ty.
2..2. Định vị thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.
2.1.1. Định vị thị trường mục tiêu.
2.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu.
2..3. Xúc tiến tìm kiếm nhu cầu của thị trường mục tiêu.
2.4. Xúc tiến tìm kiếm sản phẩm cho công ty.
3. Chiến lược giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho 11
công ty.
3.1. Đối với sản phẩm hàng điện tử, tiêu dùng 15
nói chung.
3.1.1. Giới thiệu sản phẩm tới các đại lý bằng catalog
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 1 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
3.1.2. Phát triển mạng lưới kênh phân phối.
3.1.3. Nâng cao khả năng chuyên môn bán hàng
của nhân viên.

3.1. Chiến lược tìm kiếm sản phẩm, đối tác
của công ty.
3.2. Phương thức tiếp thị bán hàng của công ty.
3.3. Lựa chọn kênh phân phối của công ty.
4. Chính sách về giá của công ty. 47
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY. 48
1. Đánh giá về quá trình hoạt động kinh doanh, 48
Marketing của công ty.
1.1 Chiến lược tìm kiếm sản phẩm của công ty.
1.2 Chiến lược quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
1.3 Chiến lược lựa chọn kênh phân phối của công ty.
1.4 Chiến lược về giá sản phẩm của công ty.
2. Những điểm còn thiếu, yếu trong quá trình 51
hoạt động Marketing và giải pháp hoàn thiện cho công ty.
KẾT LUẬN.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 3 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
LỜI MỞ ĐẦU.
Thoạt đầu Marketing xuất hiện như là những hành vi rời rạc gắn với
những tình huống trao đổi nhất định. Như vậy có thể nói Marketing xuất hiện
gắn với trao đổi hàng hóa. Cho tới nay mọi người vẫn lầm tưởng Marketing
gắn với việc chào hàng ( tiếp thị ), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu
thụ. Vì vậy, họ quan niệm Marketing là hệ thống các biện pháp mà người bán
sử dụng để bán được hàng và thu được tiền.
Tuy nhiên những suy nghĩ và quan niệm ngày càng được thay đổi, mọi
người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của Marketing trong hoạt động của
doanh nghiệp. Họ đã nhận ra rằng tiêu thụ chỉ là một trong những khâu hoạt
động của Marketing doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó không phải là khâu
quan trọng nhất. Một hàng hóa kém thích hợp không đáp ứng được yêu cầu

thông qua trao đổi
Thông thường, người ta cho rằng Marketing là công việc của người bán,
nhưng hiểu một cách đầy đủ thì cả người mua cũng phải làm Marketing. Trên
thị trường bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia
thì bên đó thuộc về phía làm Marketing.
2. Vai trò của Marketing.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không
tìm cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ có như vậy
doanh nghiệp mới hi vọng tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh , một cơ thể sống của đời sống
kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với bên ngoài – thị trường. Quá
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 5 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô đó càng
lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Ngược lại, sự trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì
cơ thể đó có thể quặt quẹo và chết yểu.
Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năng
như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực... Nhưng trong nền kinh tế thị
trường, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý sản xuất, chức năng
quản lý nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và lại càng
không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đặt của doanh nghiệp, nếu tách
rời nó khỏi một chức năng khác – chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh
nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác – quản
lý Marketing.
Marketing đã kết nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị
trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp
hướng thao thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách
hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
II. Chiến lược Marketing chung cho doanh nghiệp.
1. Xác định đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp.

thì nền kinh tế của chúng ta được phân chia làm nhiều ngành lĩnh vực khác
nhau. Hiện nay theo xu hướng phát triển chung của kinh tế toàn cầu thì nên
kinh tế được chia ra làm ba lĩnh vực chính đó là: Công nghiệp, Dịch vụ và
Nông nghiệp.
Mỗi lĩnh vực đều có một tiến trình hoạt động và phát triển độc lập với
nhau tuy nhiên bên cạnh đó chúng cũng có những mối quan hệ tương quan rất
mật thiết với nhau mà nếu tách rời nhau ra thi chúng không thể tồn tại và phát
triển vững mạnh được. Mối quan hệ hữu cơ luôn tồn tại và nó đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc phát triển chung của nền kinh tế. Những mối quan
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 7 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
hệ đó luôn được đặt trong sự phát triển không ngừng của xu thế vận động
chung của nền kinh tế thế giới. Đứng trước những cơ hội và thách thức chung
đó những cá thể nào biết vận dụng và tìm được con đường đi đúng đắn thì cơ
hội mang lại thành công là rất cao.
Trong quá trình phát triển thì kể yếu, lạc hậu không tự vận động đổi
mới bản thân thì kẻ đó sẽ chết yểu và bị đáo thải ra khỏi sự cạnh tranh này.
Vậy đó là sự cạnh tranh nào? Đó chính là sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong
cùng một lĩnh vực với nhau. Vậy cạnh giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực
bao gồm những ai? Đó chính là những người, những doanh nghiệp cùng cung
cấp những sản phẩm dịch vụ giống nhau, có tính chất phục vụ với khách hàng
tương đương nhau. Như các sản phẩm về giáo dục của các trường đại học với
nhau, sản phẩm điện tử, các mặt hàng tiêu dùng...
Trong giỏ tiêu dùng của người dân đối với một mặt hàng sẽ có một
mức tiêu thụ nhất định. Do đó việc cạnh tranh nhau để dành lấy môt thị phần
lớn trong nhu cầu chi tiêu ít ỏi của người tiêu dùng sẽ là cơ hội sống còn của
mỗi doanh nghiệp, các trường học hay các bệnh viện...
Như vậy việc cạnh tranh giữa nội bộ các doanh nghiệp trong ngành
luôn là phức tạp và khó đoán trước được điệu gì sẽ sảy ra tiếp theo.
1.2. Đối thủ cạnh tranh về khả năng thay thế.

Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải biết, cũng như phán đoán tốt
thời điểm cần phải có sự đổi mới, tiếp thu những tinh hoa mà khoa học công
nghệ mang lại.
Xác định được đối thủ cạnh tranh mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình
Marketing. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn hết sức quan trong và có tính
quyết định đối với các giai đoạn sau của quá trình Marketing.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 9 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
2. Chiến lược phát triển sản phẩm cho công ty.
2.1. Xác định mẫu mã sản phẩm cho công ty.
Sản phẩm được sản xuất ra để tiêu thụ, và là cơ sở để phát triển sản xuất
của công ty, nếu sản phẩm được tiêu thụ nhiều thì có nghĩa cơ hội giành cho
sản phẩm đó càng lớn, có thể khẳng định công việc kinh doanh của công ty
tạm thời ổn định trong thời gian hiện tại. Do vậy việc phát triển sản phẩm về
mẫu mã của công ty là hết sức quan trọng.
Như chúng ta đã biết thì trong việc tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng
quảng cáo chiếm một tỷ lệ nhiều nhất trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu
dùng. Thông qua quảng cáo từ các phương tiện như truyền hình, báo trí,
đài...người tiêu dùng có thể nhận biết được sản phẩm của công ty và các sản
phẩm mình cần cũng như mình muốn mua. Chúng ta cũng có thể đưa ra hai
mặt tác dụng của quá trình quảng cáo như sau.
Thứ nhất. đối với người tiêu dùng nó là nơi để họ có thể xem và nhận
biết các sản phẩm đang tồn tại trên thị trường, họ có thể nhận biết đượcnhững
sản phẩm nào họ cần, những sản phẩm nòa cần thiết cho tiêu dùng hàng ngày
của họ, cũng như những sản phẩm nào có tính năng tốt và thương hiệu uy tiến
trên thị trường, từ đó đưa ra lựa trọn tiêu thụ sản phẩm cho cá nhân cũng như
cho gia đình.
Thứ hai. Đối với doanh nghiệp nó là một trong những công cụ quan
trọng nhất trong chiến lược Marketing bán hàng, là nơi để các doanh nghiệp
thể hiện được khả năng của công ty nó sẽ khẳng định được thương hiệu của

Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định phải khuyếch
trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào giành cho
khách hàng mục tiêu.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 11 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
Thực chất của việc triển khai một chiến lược định vị thị trường chính là
xác định cho sản phẩm và doanh nghiệp một vị trí nhất định trên thị trường
mục tiếu sao cho nó có một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng.
Có ba lý do để Marketing coi định vị thị trường là tất yếu.
Thứ nhất. do quá trình nhận thức của khách hàng. Có thể khẳng định
rằng, khả năng nhận thức và ghi nhớ thông tin của con người là có hạn. Bộ
não của con người được sử dụng để làm nhiệm vụ chọn lọc các hình ảnh về
thế giới xung quanh và loại bỏ những thông tin không cần thiết. Vì vậy, cần
phải có những thông điệp rõ ràng, xúc tích, gây ấn tượng cùng với việc chào
bán các sản phẩm, dịch vụ có vị thế mới tốt mới có khả năng thâm nhập vào
nhận thức của khách hàng.
Thứ hai. Do yêu cầu tất yếu để cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh ngày càng
gay gắt vừa là một thực tế, vừa là một thách thức đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển. Xác định vị thế là một phương pháp
được sử dụng nhằm tạo ra cho sản phẩm một hình ảnh độc đáo và khác biệt so
với đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba. Do dung lượng lớn của các thông điệp quảng cáo. Dung lượng
quá lớn của các thông điệp quảng cáo làm cho khách hàng khó lòng tiếp nhận
được tất cả những gì họ đã nghe, xem nhìn hay đọc. Để thu hút được sự chú ý
của khách hàng khi họ bị ngập trong quảng cáo, cách tốt nhất chỉ có thể là
định vị hiệu quả.
2.1.1.2. Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị.
Tạo ra một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, nhãn hiệu trong tâm trí của
khách hàng ở thị trường mục tiêu. Khởi đầu của một chiến lược là tạo ra được
một hình ảnh cụ thể về sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí

Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 13 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu.
Thị trường tổng thể luôn bao gồm một lượng rất lớn khách hàng với
những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ không có một doanh
nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu và ước muốn của
mọi khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải
đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức thu hút, lôi kéo
khách hàng khác nhau.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một hoặc vài thế mạnh xét trên phương diện
nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường.
Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần,
từng doanh nghiệp phải tìm cho mình từng đoạn thị trường mà ở đó họ có khả
năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh
tranh. Những đoạn thị trường như vậy gọi là đoạn thị trường mục tiêu.
2.2. Xúc tiến tìm kiếm nhu cầu của thị trương mục tiêu.
Trong giai đoạn này chúng ta có thể phân nhỏ tiến trình thực hiện
Marketing cho phù hợp với mỗi giai đoạn. Cụ thể trong quá trình này ta có thể
thực hiện Marketing thông qua ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Marketing đại trà.
Với chiến lược Marketing đại trà nhà sản xuất ( hay nhà nhập khẩu)
những người cung ứng tiến hành sản xuất đại trà, phân phối dại trà, quảng cáo
đại trà cho chỉ một loại sản phẩm để hướng tới thỏa mãn tất cả các khách
hàng có trên thị trường.. Ở giai đoạn này tất cả các doanh nghiệp thi nhau sản
xuất đồng nhất có khi họ quên mất trương hiệu của sản phẩm mình.
Giai đoạn 2: Marketing đa dạng hóa sản phẩm.
Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ cung ứng những mặt hàng cùng
chủng loại nhưng có kiểu dáng và kích cỡ cũng như chất lượng khác nhau.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 14 of 57

ra và các nhà cung cấp tìm mọi cách để sản phẩm của mình được tiêu thụ
nhiều nhất đến mức có thể. Giới thiệu và quảng bá sản phẩm là một công việc
hết sức quan trọng trong công cuộc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên
làm sao để doanh nghiệp có thể đưa ra được một chiến lược quảng bá thành
công thì đó là một vấn đề lớn cần phải suy nghĩ rất nhiều. Trong công cuộc
kinh doanh ngày nay thì người ta dựa theo tính chất của các sản phẩm, tinh
năng của sản phẩm thì họ chia sản phẩm làm hai dòng chính đó là, dòng sản
phẩm phục vụ tiêu dùng và dòng sản phẩm phục vụ cho sản xuất. Với tính
năng riêng của từng dòng sản phẩm thì chúng ta sẽ có những cách tiếp thị
riêng đối với từng dòng đó.
3.1. Đối với sản phẩm hàng điện tử, tiêu dùng nói chung.
3.1.1. Giới thiệu sản phẩm tới các đại lý, khách hàng bằng Catalog.
Doanh nghiệp gửi Catalog cho các khách hàng tiềm năng qua đường
bưu điện, dựa trên các Catalog này, khách hàng cũng có thể đặt hàng qua
đường bưu điện.
3.1.2. Phát triển mạng lưới kênh phân phối.
Việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽ giúp được doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí mà hiệu quả kinh doanh lại cao hơn. Doanh nghiệp sẽ có
được lợi nhuận tốt nhất có thể.
Công cuộc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của kênh phân phối có thể
được thực hiện theo các yêu cầu sau:
Nâng cao khả năng cung ứng bằng vận tải, đẩy nhanh khả năng đáp
ứng yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian, linh động hơn về địa điểm giao
hàng cho khách.
3.1.3. Nâng cao khả năng chuyên môn bán hàng cho nhân viên.
Cảm giác của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng trong quyết định
mua hay không mua của khách hàng. Do vậy khả năng chào bán của nhân
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 16 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
viên cung là một yếu tố hết sức đáng chú ý, nó có thể tác động đến việc hàng

phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng. Những công cụ chủ yếu
của Marketing trực tiếp là:
3.2.2. Marketing bằng Catalog.
Doanh nghiệp gửi các catalog tới khách hàng tiềm năng qua đường bưu
điện, dựa trên các catalog này, khách hàng cũng sẽ đặt hàng qua đường bưu
điện.
3.2.3. Marketing bằng thư trực tiếp.
Doanh nghiệp gửi qua bưu điện những thư chào hàng, tờ quảng cáo, tờ
gấp và các hình thức chào bán hàng cho khách hàng qua đó hy vọng bán được
sản phẩm hay dịch vụ, thu nhập hay tuyển chọn được danh sách các khách
hàng cho lực lượng bán hàng, thông báo thông tn hoặc gửi quà tặng để cảm
ơn khách hàng.
3.2.4. Marketing qua điện thoại.
Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trực tiếp đến các khách
hàng chọn lọc. Doanh nghiệp cũng có thể đặt một số điện thoại miễn phí để
khách hàng đặt mua hàng mà họ biết qua quảng cáo trên truyền hình, truyền
thanh, gửi thư trực tiếp, catalog hay khiếu nại và góp ý với doanh nghiệp.
4. Lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm.
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh
nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa
hàng từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm
các tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ
sãn sàng để người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử
dụng.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 18 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua
hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Tất cả những người
tham gia vào kênh phân phối được gọi là thành viên của kênh.
Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và

cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm tối đa quảng đường
vận chuyển.
Đặc điểm của trung gian thương mại. Các trung gian thương mại sẽ
tham gia vào kênh có vai trò quan trọng trong lựa chọn kênh phân phối.
Người quản lý kênh phải xem xét có những trung gian thương mại nào trên thị
trường. Khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của các trung gian khi thực hiện nhiệm
vụ của mình.
Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn kênh phân phối
cũng chụi ảnh hưởng bởi các kênh của các đối thủ cạnh tranh. Nhà sản xuất
có thể lựa chọn những kênh phân phối có cùng đầu ra bán lẻ với các nhà cạnh
tranh hay những kênh hoàn toàn khác với kênh của họ.
Đặc điểm chính của doanh nghiệp. Cũng là căn cứ quan trọng khi lựa
chọn kênh phân phối. Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô của thị
trường và khả năng của doanh nghiệp tìm được các trung gian thương mại
thích hợp. Nguồn lực của doanh nghiệp nó sẽ quyết định có thể thực hiện các
chức năng phân phối nào và phải nhường cho các thành viên kênh khác những
chức năng nào.
Các đặc điểm của môi trường Marketing. Khi nền kinh tế suy thoái, nhà
sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần
thiết để giảm giá bán sản phẩm. Những quy định và giàng buộc pháp lý cũng
ảnh hưởng đến kiểu kênh.
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 20 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
Yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường. Do các đặc tính của sản phẩm,
môi trường Marketing ảnh hưởng đến bán hàng, nhu cầu và kỳ vọng của
khách hàng tiềm năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong phân
phối sản phẩm sẽ thay đổi. Sự bao phủ thị trường của hệ thống kênh phân
phối được xem như một bảng biến thiên từ phân phối rộng rãi tới phân phối
đặc quyền.
Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh. Trong khi lựa chọn kênh phân phối,

Ngày nay trong quá trình hội nhập thì việc ứng dụng công nghệ của các
doanh nghiệp là rất nhanh do đó, những tính năng về chất lượng của sản phẩm
ngày càng được san lấp một cách sản phẩm do đó sự cạnh tranh về chất lượng
sản phẩm ngày càng không chiếm được lợi thế như trước kia. Đổi lại với mức
tiêu thụ ngày càng nhiều như hiện nay thì giá cả luôn tác động rất lớn đến việc
tiêu dùng của khách hàng cũng như sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng.
Cùng những tính năng như nhau chất lượng không chênh lệch nhau
nhiều sản phẩm nào có giá chiếm ưu thế hơn sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ
nhiều. Như vậy giá cả đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ
sản phẩm. Những chính sách giá hợp lý sẽ giúp cho công cuộc kinh doanh của
doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT
ỨNG DỤNG QUỐC TẾ.
I. Vài nét về bản về công ty.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Khoa học và công nghệ luôn tao ra cho nó hướng đi riêng, trong lịch sử
phát triển kinh tế của toàn cầu thì con người, doanh nghiệp luôn phải tự biến
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 22 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
đổi mình, bám sát theo sự phát triển của công nghệ. Công nghệ có thể làm cho
doanh nghiệp phát triển mạnh nhưng ngược lại nó cũng có thể bỏ lại rất nhiều
doanh nghiệp ở phía sau, đồng nghĩa với sự chấm hết cho sự tồn tại của doanh
nghiệp đó.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, biến đổi mình theo xu thế phát
triển chung của thế giới, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập này là một xu hướng
phát triển rất hợp lý cảu công ty. Tuy nhiên công việc đó cũng không hề đơn
giản một chút nào khi mà doanh nghiệp của chúng ta không hề hiểu rõ được
những công nghệ mới đó.
Một câu hỏi đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể ứng dụng và sử

STT Tên cổ đông Số lượng
1 Trinh Văn Lâm 1500000000 ( VND )
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 24 of 57
Báo cáo thực tập chuyên đề. GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
2 Dương Đức Hùng 1000000000 ( VND)
3 Quách Văn Thắng 500000000 ( VND )
Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tứ Page 25 of 57

Trích đoạn Đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh, Marketing của công ty. Những điểm còn thiiếu, yếu trong quá trình hoạt động Marketing và những giải pháp hoàn thiện cho doanh nghiệp.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status