Nâng cao chất lượng học tập, củng cố kiến thức giúp học sinh ôn thi vào đại học thông qua các hoạt động ngoại khoá, tích hợp liên môn, - Pdf 28

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong
chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất.
Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay sao cho
phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.
Nhưng hiện nay, trong xã hội và nhà trường môn Lịch sử bị xem là môn
phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên
nhân do đâu ? Phải chăng dạy và học Lịch sử hiện nay chưa tìm ra một phương
pháp đúng đắn, chuẩn xác để định hướng đi chung. Hiện nay việc dạy và học
Lịch sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan
đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ
thông, như tổ chức các chuyên đề về sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong dạy- học môn Lịch sử, tích hợp các nội dung khác trong quá trình giảng
dạy. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những
giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường ,
biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học Lịch sử hiện nay.
Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học
đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học luôn đòi hỏi tìm ra
những biện pháp , con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế
1
việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học Lịch sử là điều hết sức
quan trọng, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những
suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện
pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều
hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.
Hiện nay, ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy
học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết

- Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình
dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và
bổ sung.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
3
Bản thân lịch sử xã hội loài người và bộ môn Lịch Sử có nhiều ưu thế
trong việc giáo dục thế hệ trẻ, bởi vì qua môn học này tầm nhìn của họ đối với
cuộc sống quá khứ - hiện tại - tương lai được mở rộng hơn, họ tìm thấy trong dĩ
vãng nhiều câu trả lời xác đáng cho hôm nay và ngày mai.
Trong học tập Lịch sử ở trường THPT học sinh không chỉ biết mà còn
phải hiểu Lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn. Cũng
như việc học tập các môn học khác ở trường phổ thông, học tập Lịch sử là một
quá trình nhận thức, một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin, mà
mỗi học sinh phải tự thực hiện cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, sửa chữa, bổ
sung của thầy cô và việc tìm hiểu các loại tài liệu và những phương tiện học tập
khác.
Quá trình học tập Lịch sử được thực hiện theo quy định chung của việc
nhận thức lịch sử: không trực tiếp quan sát được hiện thực quá khứ, không thể
tiến hành thí nghiệm lịch sử như đối với các bộ môn tự nhiên, công nghệ. Tuy
nhiên không vì thế mà cho rằng học tập Lịch sử không cần tư duy mà chỉ cần
ghi nhớ thuộc lòng. Quan niệm sai lầm này là một trong những nguyên nhân làm
cho chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông bị giảm sút.
Từ sự am hiểu nhận thức Lịch sử của học sinh, người dạy học hướng vào
xây dựng giáo án bài dạy khách quan khoa học, gây hứng thú học tập, tìm hiểu
lịch sử đối với học sinh, khắc sâu kiến thức, hiểu được bản chất của các sự kiện
lịch sử, tìm ra mối liên hệ lôgíc của các sự kiện lịch sử. Việc tích hợp kiến thức
liên môn, giúp học sinh nắm một cách tổng thể kiến thức, trên cơ sở đó khắc sâu

học Lịch sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú
thật sự chưa có. Vì vậy nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử còn yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà phải lệ
thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, hay chỉ nêu một mốc thời gian mà không
diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì. Bởi vậy bản thân các em nên có một
phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo
viên.
Đặc biệt, với các em học sinh lớp 12 theo học và thi đại học khối C, môn
Lịch sử vẫn là một môn rất khó học, khó ghi nhớ kiến thức, làm bài thi điểm
cũng thấp so với môn Ngữ văn và môn Địa lí, dù rằng trong quá trình giảng dạy
từng môn giáo viên cũng đã tích hợp kiến thức các môn khác, nhưng với thời
lượng một tiết học bốn mươi lăm phút các em cũng chưa thể khắc sâu được kiến
thức liên môn, các em cũng không đủ thời gian để đi sâu tìm hiểu các nguồn tư
liệu khác có liên quan. Từ đó dẫn đến học sinh học môn Lịch sử một cách thụ
động, dẫn đến chất lượng một số lớp còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu, kém còn nhiều,
kết quả thi đại học môn Lịch sử chưa cao.
6
Để khắc phục trình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường, bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp tích hợp kiến thức liên môn Ngữ
văn- Lịch sử- Địa lí góp phần củng cố kiến thức và nâng cao chất lượng học
tập-ôn thi đại học cho học sinh.
III. Cách tổ chức thực hiện
1. Chuẩn bị
- Giáo viên : Vì đây là việc tích hợp kiến thức liên môn Ngữ văn- Lịch sử-
Địa lí nên cần có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên giảng dạy ba môn Ngữ văn-
Lịch sử- Địa lí của khối 12 về cơ sở vật chất, nội dung kiến thức, các câu hỏi
được sử dụng.
- Giáo viên chuẩn bị các bản đồ, sơ đồ có liên quan đến buổi học
- Học sinh : Tìm hiểu các tư liệu có liên quan được giáo viên đã định
hướng trước

Khái quát chung
- Vị trí địa lí: Giáp Trung Quốc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Biển
8
đông
- Gồm 15 tỉnh:
+ Tây Bắc: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.
+ Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Đây là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2)
- Vùng có vị trí địa lí đặc biệt đang được đầu tư giao thông vận tải nên ngày
càng trở nên thuận lợi.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng - đa dạng về cơ cấu kinh tế
- Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt như (mật độ dân cư thưa thớt, có nhiều dân
tộc ít người, tình trạng du canh du cư vẫn còn nhiều)
Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện
- Khai thác và chế biến khoáng sản:
+ Đây là vùng có trữ lượng khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản
chính là than, sắt, apatit, thiếc, đồng,……
+ Tình hình khai thác một số khoáng sản: Khai thác than ở Quảng Ninh (30
triệu tấn/năm), khai thác apatit ở lào cai (600 nghìn tấn/năm), khai thác đồng
vàng ở Lào Cai, khai thác Thiếc BoXit ở Cao Bằng,……
- Khai thác thủy điện
+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng chiếm
1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu kW).
+ Một số nhà máy thủy điện : Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà
9
(1920 MW), nhà máy thủy điện Sơn La đang xây dựng trên sông Đà (2400
MW), nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW)…
Trồng trọt và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và
ôn đới.

điểm
Yêu cầu nội dung cơ bản cần trình bày được:
- Tình hình nước ta sau CM Tháng Tám đứng trước tình thế ngàn cân treo
sợi tóc, gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, Tài chính- ngân
hàng, văn hóa-giáo dục. Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền, vừa giải quyết
nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, vưa phải đấu tranh chống ngoại xâm,
nội phản.
- Cuối năm 1946, chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
11
- Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là vừa kháng chiến vừa
kiến quốc: Xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt, chiến đấu làm phá sản
các kế hoạch quân sự của địch, nhiệm vụ kháng chiến được đánh dấu bằng các
thắng lợi tiêu biểu: Chiến thắng Việt Bắc thu- đông (1947), chiến thắng Biên
Giới thu- đông (1950), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
* Đội 3: Trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời, tóm tắt nội dung các tác
phẩm văn học tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945- 1954).
Đội 3: Cử đại diện của nhóm trình bày, sau đó giáo viên nhận xét và cho
điểm
Yêu cầu nội dung:
- Các tác phẩm có liên quan đến lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1954: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc
(Tố Hữu); Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu nhất
là: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu).
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ
được kí kết, hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai
đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung
ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng

Năm 1947 Quang Dũng vừa là chiến sĩ vừa là đại đội trưởng của đơn vị
Tây Tiến nhưng sau đó ông được điều đi làm công tác khác, về đơn vị khác.
Năm 1948 khi hồi ức lại đơn vị cũ Tây Tiến của mình, nhà thơ đã xúc cảm viết
lên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau này được tác giả sửa lại là “Tây Tiến”. Bài thơ
“Tây Tiến” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Quang Dũng và cũng là
bài thơ xuất sắc nhất viết về đề tài người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ 9
năm kháng chiến chống Pháp.
b. Phần hai: Giáo viên đặt các câu hỏi liên quan, câu hỏi mở rộng
kiến thức.
Câu 1: “Việt Bắc” là tên một căn cứ địa cách mạng trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, Căn cứ địa cách mạng này được thành lập thời gian nào, gồm
mấy tỉnh, xác định trên lược đồ các tỉnh nằm trong căn cứ “Việt Bắc”?
Câu 2: Các câu thơ:
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
Ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
14
Là những câu thơ trong bài thơ nào của Tố Hữu? Bài thơ đó nằm trong
tập thơ nào? Câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào? Xác định trên lược đồ
địa danh có liên quan đến sự kiện lịch sử đó?
Câu 3: Xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến?
Câu thơ nào trong bài thơ “Tây Tiến” đã mô tả địa hình của khu vực Tây Bắc
nước ta?
Câu 4: Câu thơ nào trong bài thơ “Tây Tiến” nhắc đến một địa danh ở
phía Tây tỉnh Thanh Hóa? Xác định địa danh đó trên lược đồ?
Câu 5: Trong bài thơ “Việt Bắc”, câu thơ: “Mình về mình có nhớ ta/
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, Mười lăm năm mà tác giả nhắc đến là
khoảng thời gian nào?

- Diễn xuất: 10 điểm
4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên
môn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí
16
Qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp kiến thức liên môn Ngữ
văn- Lịch sử- Địa lí, kết quả học tập và thi đại học các môn khối C của các học
sinh trong trường THPT Quan Hóa năm 2012 đã có tiến bộ hơn so với các năm
học trước đó. Cụ thể là học sinh thi đậu vào các trường Đại học (nguyện vọng 1-
khối C) ngày càng nhiều, tổng số điểm ba môn ngày càng cao, đặc biệt môn
Lịch sử điểm thi đại học đã cao hơn nhiều. Từ năm 2009 đến năm 2011, trong
toàn trường học sinh thi đại học môn Lịch sử không có em nào đạt từ 5,0 điểm
trở lên. Nhưng năm 2012, toàn trường đã có 3 em đạt từ 5,0 điểm trở lên (em
Ngân Thị Chinh- lớp 12A2; Hà Văn Đức- lớp 12A2; Phạm Hồng Thái- lớp
12A2), các em thi đậu thẳng vào những trường có điểm đầu vào cao như: Học
viện hành chính quốc gia en Ngân Thị Chinh, em Đinh Văn Tuyến); Học viện
An ninh nhân dân (em Phạm Hồng Thái); Học viện Báo chí tuyên truyền (em
Đinh Văn Lâm); Đại học công đoàn…
Trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, từ năm 2009 đến
năm 2012, trường THPT Quan Hóa chỉ đạt một giải Khuyến khích, năm học
2012-2013 trường THPT Quan Hóa đạt 2 giải: 1 gải ba và 1 giải khuyến khích.
Dù số học sinh thi đại học môn Lịch sử đạt điểm từ 5,0 điểm trở lên và
đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử chưa nhiều, nhưng đã có sự tiến
bộ so với các năm trước, điều đó khẳng định phương pháp tổ chức hoạt động
ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên môn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí đã có tác dụng
tích cực trong việc giúp học sinh củng cố kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập
và ôn thi đại học đối với học sinh khối 12.
17
C. KẾT LUẬN
Như đã nói ở trên, môn Lịch sử là một môn học đặc thù, người học đứng
ở hiện tại để nhìn lại quá khứ với rất nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử thế giới và

sở vật chất của nhà trường và các đoàn thể trong trường.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Quan hóa, ngày 20 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của
mình viết, không sao chép nội
dung
của người khác
19
Quách Thị Nhi
20
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH KHU VỰC BẮC BỘ
21


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status