tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - Pdf 28

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ(CNHT) DỆT MAY
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Thạc sỹ Nguyễn Thị Dung Huệ
(Tạp chí Kinh t ế Đối ngoại số 48)
Trong những năm gần đây, ngành dệt may đã đóng góp đáng kể vào việc giải
quyết công ăn việc làm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp dệt may nước ta vẫn chủ yếu là các nhà cung cấp
cấp thấp, dựa trên chi phí thấp và dễ bị thay thế. Để thâm nhập sâu hơn vào
mạng sản xuất dệt may toàn cầu cũng như tạo dựng các mạng sản xuất của
riêng mình, phát triển CNHT dệt may là một điều kiện tối cần thiết. Do
đó, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của cácnước CNHT dệt
maypháttriểnmạnh trongkhuvực như NhậtBản, TrungQuốc,và HànQuốc sẽ
đem lại những bài học có giá trị, gợi mở những giải pháp cho những nước đi
sau như Việt Nam.
Bài viết này sẽ tổng kết kinh nghiệm phát triển thành công CNHT dệt may của
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc thành 7 bài học lớn.
1. Coi dệt may là một ngành công nghiệp nền tảng trong giai đoạn đầu
quá trình công nghiệp hóa, từ đó tạo thị trường để phát triển CNHT
dệt may
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hầu hết các nước
đều tập trung phát triển công nghiệp nhẹ làm nền tảng cho phát triển công
nghiệp nặng sau này. Trong đó, công nghiệp dệt may thường được coi trọng
và có nhiều điều kiện phát triển mạnh. Công nghiệp dệt may phát triển tạo ra
thị trường để phát triển CNHT dệt may.
Ở Nhật Bản, ngành công nghiệp dệt may đã xuất hiện vào những thập
kỷ 50 và 60 của thế kỷ XIX. Đến năm 1913, nước này đã xuất khẩu hàng loạt
các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may như tơ sống, vải lụa, và hàng dệt bông
với kim ngạch xuất khẩu chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Và đến
1929 tỷ lệ này được nâng lên 66%, riêng tơ sống chiếm 40% trong tổng kim

này (Đỗ Thi Loan, 2008). Không những thế, Hàn Quốc còn nhanh chóng nổi
lên như một quốc gia dẫn đầu về thời trang trong khu vực, vượt qua các đối
thủ đi trước như Nhật Bản, Hồng Kông, v.v Sự thành công này thể hiện sự
đúng đắn trong đường lối phát triển ngành dệt may và CNHT dệt may của
Hàn Quốc (Đỗ Thị Loan, 2008).
Kinh nghiệm các nước thành công trong phát triển dệt may nói chung và sản
xuất nguyên phụ liệu dệt may nói riêng là: Tận dụng các lợi thế so sánh của
nước mình ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa để phát triển kinh
tế và đã lựa chọn ngành dệt may và CNHT dệt may, ngành thu hút nhiều lao
động, giá nhân công rẻ, hàng hóa tập trung cho xuất khẩu để phát triển cho
bước đi khởi đầu.
2. Có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước
Trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thì vai trò của
Nhà nước là rất quan trọng. Đối với ngành dệt may và CNHT dệt may, ngành
công nghiệp khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa thì vai trò của nhà nước
lại càng quan trọng hơn. Hầu hết quá trình phát triển ngành công nghiệp dệt
may của các nước đều có ít nhiều yếu tố bảo trợ từ phía Chính Phủ, mặc dù
các doanh nghiệp ở các nước này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài
nhà nước.
Vào những năm 1930, Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào lĩnh vực
sản xuất tơ tằm bằng cách thiết lập sự kiểm tra, kiểm soát về chất lượng ở
một số khâu quan trọng, hình thành các trạm kiểm tra chất lượng ở các hải
cảng nhằm đảm bảo chất lượng trước khi xuất khẩu, ban hành luật kiểm tra
trứng tằm, theo đó quy định các nhà nuôi tằm chỉ được mua trứng tằm của
các nhà buôn có giấy phép. Nhờ sự can thiệp trên mà chất lượng tơ của Nhật
Bản đã được thế giới đánh giá rất cao, Nhật Bản đã thắng thế trong cạnh
tranh với tơ của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Chính phủ
Nhật Bản còn thực hiện hỗ trợ các gia đình nông dân thông qua việc thành
lập các hộ tín dụng để cho nông dân vay vốn, thực hiện các biện pháp giúp đỡ
về kỹ thuật. Ngoài ra, Nhật Bản còn thực hiện chính sách bảo hộ qua thuế,

liệu dệt may: Chính phủ Trung quốc đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại, đồng bộ và có những chính sách ưu đãi đặc biệt với các nhà đầu tư nước
ngoài. Chẳng hạnngày 11/10/1996 “qui định về khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài” đã giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các
doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các
doanh nghiệp mới thành lập ở đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra
nước ngoài, hoàn trả thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư,
v.v Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may còn giúp phát triển công nghệ và
các chiến lược thị trường, thông qua đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm (Đại học Ngoại thương, 2009).
- Hỗ trợ xuất khẩu: Năm 1986, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hoàn trả
thuế trung gian và VAT. Năm 1988, Trung Quốc đã hoàn trả thuế gián tiếp luỹ
tiến ở các khâu, hình thành các quĩ hỗ trợ tín dụng nhằm cấp tín dụng xuất
khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, v.v Những chính sách hỗ trợ xuất khẩu này
đã khuyến khích các doanh nghiệp dệt may đổi mới năng lực và hiện đại hoá
công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Còn ở Hàn Quốc, có thể nói công nghiệp dệt may và CNHT dệt may có thể
phát triển được là do sự trợ giúp tích cực của chính phủ cùng sự độc quyền
của các Chaebol. Chính vai trò này của chính phủ và của các Chaebol đã giúp
ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm trên thị trường dệt may toàn cầu. Chính phủ Hàn
Quốc đã thực hiện giúp đỡ các Chaebol dưới các hình thức khác nhau trong
từng giai đoạn:
- Trong giai đoạn đầu hình thành các Chaebol vào những năm 1950, chính
phủ đã cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không có lãi, chấp nhận tỷ giá hối
đoái của các Chaebol thấp hơn tỷ giá thị trường.
- Giai đoạn những năm 1960, 1970 khi các Chaebol đã phát triển khá tốt,
Chính phủ đầu tư vốn cho các công ty có tiềm năng, các khoản đầu tư được
cân nhắc hơn, đồng thời hỗ trợ thành lập các công ty thương mại để phát
triển xuất khẩu.

và hỗ trợ tốt nhất cho ngành dệt may.
Cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc không ngừng đầu tư áp dụng các
công nghệ hiện đại vào sản xuất vải và các sản phẩm dệt may. Việc áp dụng
công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh là một minh chứng với hệ thống
CAD/CAM (sử dụng máy tính trợ giúp cho thiết kế và sản xuất), qua đó đã
tăng năng suất lao động. Riêng năm 1995, Hàn Quốc đã đầu tư 3 tỷ USD cho
các hoạt động này.
Kinh nghiệm các nước cho thấy đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ sản xuất
theo hướng đón đầu các công nghệ hiện đại, mà không cần theo trình tự
chuyển giao từ lạc hậu đến hiện đại. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất vải và nguyên phụ liệu may mặc là rất quan trọng. Đầu tư cho
công nghệ sẽ góp phần tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh trên
thị trường thế giới, không những trong ngành sản xuất vải mà còn quyết
định sự phát triển bền vững của sản phẩm may mặc.
4. Xây dựng các quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ
Bất cứ một ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ đều phải dựa
trên một nền tảng vững chắc, cũng như có một mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ
lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp cả theo chiều dọc và chiều ngang.
-Liênkếtdọc:Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này
được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau:
Sản xuất nguyên liệu à Kéo sợi à Dệt vải à Nhuộm, in vải à Cắt may à Phân
phối hàng may.
ỞNhậtBản đãhìnhthànhmộthệthốngliênkếtdọcdướcdạngcáccáccôngtyliênhợ
psợi-dệt.Môhìnhmanglạiưuthếlàcótiềmlựcmạnh đầutưcôngnghệhiện đạinênđ
ãsảnxuấtnhiềuloạivảicaocấp,sứccạnhtranhlớnhơn.Thựchiệnliênkếtdọccủang
ườiNhật Bảnmanglạicáclợiíchlớn:
+Tiếtkiệmchiphí đónggói, đánhốngvàvậnchuyểndo các cơ sở sảnxuấtsợivà
dệtđược đặtgần nhau;
+Pháthiệnkịpthờicáclỗidokhâukéosợi,từđóchỉnhsửakịpthời, đôikhicòn
tìmracáccáchphachếbôngvàkéosợitốthơn;

một chính sách từ trên xuống, lựa chọn một số công ty lớn làm nhân tố chủ
chốt và yêu cầu họ mua nguyên phụ liệu từ các DNVVN được ưu tiên phát
triển.
-Liênkết ngang:Là hìnhthức
liênkếtgiữacácdoanhnghiệpsảnxuấtvảivớinhau,tạothànhcáckhucôngnghiệp,c
áctrungtâmdệtvải.Hìnhthứcliênkếtchuyênmôn hóatheo chiềungang đã
pháthuy hiệuquảở Trung
Quốc.Hìnhthứcchuyênmônhóatheochiềungang đãdẫnđếnviệccơcấuvàphânbố
lạilựclượngsảnxuấttheovùng. Liênkếtngangở Trung Quốc
đãmanglạicáclợiích:
+Pháthuylợithế củakinhtếvùng;
+Cáccôngtysẽ hỗ trợlẫn nhauvề khoahọc kỹthuậtvà tổ chức
sảnxuất,cáccôngtylớncòngiúp đỡ cáccôngtynhỏvềtiêuthụsảnphẩm;
+Cáccôngtytậptrungchuyênsâuvàomột loạisảnphẩm,từ đócó điềukiệnnâng
caochấtlượng sảnphẩmvàtránhtrùnglặpsảnphẩmgiữacáccôngty.
Hình thức liên kết ngang đã mang lại nhiều thành công cho ngành công
nghiệp dệt nói riêng và cả quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc nói
chung. Bên cạnh giá nhân công và nguyên liệu rẻ, sự hỗ trợ của các nhà máy
sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chính là các yếu tố quan trọng làm nên
thành công của dệt may Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc có hàng ngàn
DNVVN, thậm chí có những xí nghiệp quy mô rất nhỏ cung cấp các sản phẩm
hỗ trợ cho ngành dệt may. Trung Quốc đã sản xuất được trên 80 % nguyên
phụ liệu cho ngành này. Điều này là lợi thế hơn hẳn của Trung Quốc so với
các nước có lợi thế tương tự về lao động, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng như Nhật Bản hay Hàn Quốc đều chú trọng tăng
cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ
dệt may nội địa với các doanh nghiệp có vốn FDI . Việc liên kết giữa các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ dệt may có vốn FDI với các doanh
nghiệp cùng ngành trong nước sẽ giúp khai thác công nghệ, kinh nghiệm
quản lý của các doanh nghiệp FDI. Liên kết giữa các nhà cung cấp nội địa với

biện pháp khuyến khích xuất khẩu như lập các ngân hàng tín dụng có lãi suất
ưu đãi, có các điều kiện phù hợp cho phát triển thương mại quốc tế. Với các
chính sách trên đã làm tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng từ 80
tỷ USD năm 1990 lên 135 tỷ USD năm 1994; tính đến năm 2006 chỉ tính riêng
xuất khẩu hàng dệt may là 174 tỷ USD, và mục tiêu đạt 20 tỷ USD tới năm
2015 (Tống Duy, 2009).
ĐốivớiHànQuốc,khuyếnkhíchxuấtkhẩu đượccoilà định
hướngcơbảncủaChínhphủHànQuốctrongphát triểnkinhtế.Vớibấtlợithếsovớic
ácnướckháclà
phảinhậpkhẩulươngthựcvànguyênliệuchocôngnghiệpbắtbuộcHànQuốcphảit
ạoranguồnngoạitệcầnthiết,điềunày đượcgiảiquyếtthôngqua
chínhsáchkhuyếnkhíchthúc đẩyxuấtkhẩu,trongđóxuấtkhẩumaymặc đóngvait
ròquantrọng.
Kinhnghiệmcủacácnước nói trên cũnglàbàihọccho các nước đi
sautrongviệcxâydựng cáckhucông nghiệpdệt vải,vớicác điềukiệnthuậnlợi
vềcơ sởhạtầngđườngxá,thoátnước,hệthốngnướcsạnhvàxửlýnước đúngtiêuch
uẩn,cácchế độquy địnhvềlaođộng đảmbảonângcaochấtlượngsảnphẩm đồngt
hờicũngtạocácđiềukiệnvềthủtụchảiquan,thủtụchànhchínhnhằmthuhútvốn đầ
utưnướcngoài, tiếpcậncôngnghệmớivà trình độ quảnlýtiêntiến.
6. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
DNVVN chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế hiện đại ở rất nhiều
quốc gia trên thế giới. Do những đặc thù của mình, có thể nói khu vực này
khá thích ứng với CNHT nói chung và dệt may nói riêng như:
• Nhờ quy mô vốn và lao động không quá cồng kềnh DNVVN có được khả
năng linh hoạt trong việc bố trí sản xuất, lựa chọn và thay đổi chủng
loại và mẫu mã sản phẩm.
• Các DNVVN thường hay có những phát kiến cải tiến kỹ thuật rất đa
dạng và hợp lý để tận dụng tối đa và thậm chí nâng cao hiệu năng của
các loại công nghệ họ có trong tay, phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp mình.

công nghệ. Nhật Bản còn quan tâm tới việc xúc tiến các liên kết giữa các nhà
cung cấp nguyên phụ liệu, thường là các doanh nghiệp nhỏ với các công ty
lớn bằng việc thiết lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ dệt may. Các địa
phương đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính
quyền, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất
lượng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận
(Ratana, 1999).
Trong việc hỗ trợ DNVVN, có một điểm đáng chú ý là các DNVVN rất cần
những định hướng và những quy định tạo khuôn khổ hoạt động cho họ từ
Chính phủ. Ví dụ, Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn 5S đối với các doanh nghiệp
sản xuất trong ngành CNHT, chủ yếu là các DNVVN. 5S bắt nguồn từ 5 chữ
tiếng Nhật là Seiri (Sắp xếp, bố trí), Seiton (Hệ thống), Seisou (Đồng nhất),
Seiketsu (Sạch sẽ) và Shituke (Giáo dục). Việc thực hiện nghiêm túc các tiêu
chuẩn này tạo hiệu quả đáng kể trong hoạt động của các doanh nghiệp, giúp
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Một kinh nghiệm nữa được đúc kết từ thực tiễn các nước trong khu vực là
các hoạt động hỗ trợ nên được xây dựng thành các chương trình. Những
chương trình như thế thường có ngân sách rõ ràng, mục tiêu cụ thể giúp cho
việc quản lý theo phương pháp hậu kiểm được thuận lợi và mang lại hiệu
quả. Ví dụ, Hàn Quốc đã từng thành công trong việc khuyến khích DNVVN
hoạt động trong lĩnh vực CNHT dệt may nhờ các chương trình 5 năm về qui
định tỷ lệ nội địa hoá, hay các chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung
cấp nguyên phụ liệu, chương trình liên kết hỗ trợ công nghiệp (ILP –
Industrial Link Program), chương trình phát triển kỹ thuật (TDP –
Technology Development Program), tổ chức hội chợ các nhà cung cấp nguyên
phụ liệu và các hội chợ công nghiệp, v.v…
Bên cạnh đó, cần coi trọng việc tạo dựng và phát triển thị trường đầu ra cho
các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT dệt may. Tuy nhiên cách thức tạo
dựng thị trường đầu ra có những sự khác biệt đáng kể trong các nước được
nghiên cứu. Trung Quốc thì đặc biệt coi trọng việc phát triển thị trường cho

1/3 mức lương lao động ngành dệt may ở Mexico. Nhờ chiến lược phát triển
qui mô ở phạm vi rộng, máy móc thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất
lao động, hàng dệt may Trung Quốc có giá thành sản xuất rất thấp. Trong số
những quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, thì giá hàng
may mặc xuất khẩu của Trung Quốc có thể nói là thấp nhất, chỉ cao hơn giá
xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh, thấp hơn giá xuất khẩu hàng may
mặc trung bình của thế giới và thậm chí còn thấp hơn giá XK từ một số nước
kém phát triển hơn trong khu vực như Việt Nam, Philippines, v.v
Tóm lại, quá trình phát triển ngành CNHT dệt may của NhậtBản,
TrungQuốc,và HànQuốc đã đạt được những thành tựu nhất định, đưa các
doanh nghiệp trong nước kết nối được vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu,
và tạo giá trị gia tăng tốt hơn. Các nước đi sau nói chung và Việt Nam nói
riêng cần tận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước trên cơ sở có chọn lọc,
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của nước mình
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2009), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Kinh
nghiệm của Nhật Bản và một số nước Châu Á”, Trường Đại học Ngoại
Thương, Hà Nội.
1. Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2010), “Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm
từ các nước và giải pháp cho Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và
truyền thông.
2. Tống Duy (2008), Năm 2009 dệt may của Trung Quốc và ngành công
nghiệp dệt may bước vào một giai đoạn điều chỉnh chiến lược,
http://www.incra.in.com truy cập 15/04/2011.
3. Đinh Phi Hồ (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thống
kê.
4. Đỗ Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
(global value chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
5. Võ Đại Lược (2010), Sự bứt phá của Hàn Quốc và vài suy nghĩ về Việt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status