Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO - Pdf 28

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Nền kinh tế nào có môi trường
cạnh tranh tốt, lành mạnh, kinh tế đất nước đó phát triển bền vững. Bước sang
giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập và phát triển - Nền kinh tế nước ta đã và đang
có sự chuyển đổi lớn - mang diện mạo của cơ chế mở, tự do cạnh tranh. Nền
kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nhiệp phải chủ động trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh ở phạm vi ngành, phạm
vi quiốc gia và trên trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam đã chính thức là
thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, việc tham gia
vào sân chơi chung cua thế giới mở ra nhiều cơ hội song cũng không ít thách
thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Trong đó việc phải bắt buộc tuân thủ
những luật chơi chung với sự cạnh tranh rất khốc liệt của tất cả các nền kinh tế
Quốc tế. Chính vì thế, trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh
tranh đối với tất cả các loại hàng hoá "Made in Viêt Nam", chú trọng vào các mặt
hàng thế mạnh, đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với mỗi ngành và toàn
bộ nền kinh tế. Tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực, năng lực cạnh tranh
của hàng hoá Việt Nam chưa cao, cần có giải pháp phát triển, cải thiện theo
hướng hiệu quả nhất để phát huy được những ưu thế, tiềm năng của nước ta. Đó
cũng chính là lí do tôi chọn đề tài:
"Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO"
Kết cấu đề tài gồm 2 phần lớn:
A. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới WTO:
I. Tổng quan về WTO.
II. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
B. Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam:
I. Lý luận về cạnh tranh và kinh nghiệm của một số nước (ASEAN và
Trung Quốc).
II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá khi gia nhập WTO của Việt Nam.

của thể chế này.
2. Chức năng cơ bản và địa vị pháp luật:
a. Chức năng:
• Quản lý và thực hiện hiệp định thương mại nhiều bên và hiệp định thương
mại các bên cùng cấu tạo nên quy tắc WTO.
• Là trụ sở và diễn đàn đàm phán thương mại nhiều bên đồng thời cung cấp
khuôn khổ cho kết quả đàm phán thương mại nhiều bên.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Giải quyết tranh chấp theo cơ chế tranh chấp, tránh hạn chế sự cọ sát
chiến tranh thương mại, có lợi cho cân đối và phát triển công bằng thương mại.
• Giám sát và xem xét chính sách và cơ chế thương mại của các nước thành
viên.
• Điều hoà mối quan hệ với các tổ chức kinh tế có ảnh hưởng đến chính
sách thương mại như Tổ Chức Quỹ Tiền Tệ Thế Giới và Ngân Hàng Thế Giới,
nhằm đảm bảo tính thống nhất của quyết sách kinh tế toàn cầu.
b. Địa vị pháp luật:
WTO có tư cách pháp nhân, khi thực hiện chức trách có liên quan, có độc
quyền cần thiết và quyền miễn trừ. Đây không phải là cơ quan chuyên môn của
Liên Hợp Quốc, thành viên của nó gồm các quốc gia có chủ quyền, cũng bao
gồm khu vực thuế quan riêng lẻ.
3. Cơ cấu tổ chức:
- Hội nghị bộ trưởng (MC) :là cơ quan quyền lực cao nhất của WTO, ít
nhất 2 năm họp một lần.
+ Thực hiện chức năng của WTO, nêu lên quyết định đối với đối với bất kì
việc gì trong hiệp định thương mạ nhiều bên.
+ Gồm: Các bộ trưởng, quan chức cấp thứ trưởng chuyên về công tác kinh
tế tài chính nước thành viên hoặc đại diện toàn quyền các nước thành viên.
- Đại hội đồng (GC) :
+ Thực hiện các chức năng của MC. Ngoài ra thực hiện chức năng hiệp

giám sát của cơ quna giải quyết tranh chấp đối với mình, giải quyết công bằng,
các tranh chấp thương mại.
Tham gia đàm phán tập thể và hoạt động của thể chế thương mại nhiều bên
để có quyền chế định và quyền quyết định các quy luật kinh tế thương mại quốc
tế.
Được hưởng hiến pháp ngoại tệ, tự vệ nhằm đảm bảo an toàn kinh tế và ổn
định xã hội của nước mình, đồng thời không được lạm dụng những nguyên tắc
này để thực hiện chủ nghĩa độc quyền về thực chất.
• Sự ràng buộc:
Tự ràng buộc mình: Tuân theo cam kết của mình, đặc biệt đảm bảo luật
pháp trong nước không trái hiệp định, nguyên tắc của WTO.
Ràng buộc tập thể: Giám sát việc chấp hành hiệp nghị thương mại nhiều
bên.
Ràng buộc trả đũa: Nguyên tắc cùng có lợi và ưu đãi lẫn nhau. Đối phương
thường muợn cớ người khác vi phạm, nhưng cuối cùng cả hai đều đạt được thoả
hiệp, theo đúng nguyên tắc bình thường của tổ chức.
b. Đối với các nước đang phát triển (các nước chưa hoàn thành công nghiệp hoá
và đang trong giai đoạn phát triển)
Quy định các thành viên nước phát triển cung cấp viện trợ, kĩ thuật và mở
cửa toàn diện, đơn phương thị trường hàng hoá và dịch vụ đối với các nước đang
phát triển.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Hiệp định chống bán phá giá quy định: Các nước đang phát triển khi thực
hiện bán phá giá cần xem xét đặc biệt trong tình hình đặc thù đối với các sản
phẩm của các nước đang phát triển xuất khẩu.
• Hiệp nghị về cho phép xuất khẩu: Những cục kí và cấp giấy phép cần đặc
biệt xem xét giấp phép phân phối đặc biệt đối với những nhà buôn của các nước
đang phát triển và chậm phát triển.
• Hiệp định hàng rào kĩ thuật cản trở thương mại: Sự đãi ngộ đặc biệt,

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Ngày 29/11/2006: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn kết quả thoả thuận.
- Ngày 06/12/2006: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kí lệnh công bố nghị
quyết phê chuẩn nghị định thư.
- Ngày 11/12/2006: Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Gia
Khiêm gửi ban thư kí WTO thông báo hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Cùng ngày
Đại diện Thương mại Việt Nam bên cạnh WTO tại Geneva chuyển tới chủ tịch
đại hội đồng WTO.
- Ngày 11/01/2007: Quy chế thành viên chính thức có hiệu lực.
2. Tác động của hội nhập WTO với Việt Nam:
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu: Trong bối cảnh toàn cầu
hoá, sự mở cửa các nền kinh tế nội địa, sự tăng cường các thể chế kinh tế quốc
tế và quyền lực của các công ty xuyên quốc gia đã đóng gáp vào việc thúc đẩy
cấu trúc thị trường được hội nhập trên phạm vi toàn cầu.
Thực tế không thể phát triển chỉ nhờ lợi thế so sánh, nó không phải chìa
khoá vàng dẫn các nước đến sự thịnh vượng. Điều quan trọng là phải nắm bắt
được lợi thế cạnh tranh qua tri thức, đổi mới, nguồn vốn để đạt được những chỉ
tiêu tăng trưởng bền vững.
a. Thuận lợi:
• Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu (do áp dụng việc cắt giảm hàng rào
thuế quan) với nguồn tài nguyên phong phú và chi phí lao động rẻ. Hiện nay,
hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu mức thuế quan phi tối huệ quốc(Non-
MFN) vào khoảng 40%,mức cao hơn nhiều so với tỷ lệ thuế quan trong WTO.
VD: Thuế quan đánh vào dệt may Việt Nam vào Mỹ hiện tại cao gấp 3 lần
mức thuế quan nếu như Việt Nam là thành viên của WTO.
• Thu hút nhiều vốn đầu tư trưc tiếp FDI, môi trường đầu tư lành mạnh, hệ
thống pháp luật thuận lợi, hoàn chỉnh, gọn gàng.
• Bảo vệ được quyền lợi hợp pháp dựa vào cơ quan giải quyết tranh chấp
WTO, những vụ kiện thương mại.
Trong những năm qua, Việt Nam phải chịu nhiều tổn thất trong thương mại

hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể diễn ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng.
VD:Người sản xuất muốn bán được hàng hoá với giá cao còn người tiêu dùng
thì lại muốn mua với giá rẻ; hoặc giữa những người tiêu dùng để mua những
hàng hoá rẻ hơn, chất lượng hơn; hoặc giữa những người sản xuất với người sản
xuất nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hoá, như điều kiện về vốn lao động, nguồn nguyên liệu thị trường, giành giật nơi
đầu tư có lợi... để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Trong cuộc cạnh tranh
này người ta có thể dung nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn để gình giật thị
trường tiêu thụ, họcó thể dùng biện pháp cạnh tranh giá cả như giảm giá cả hàng
hoá để đánh bại đối thủ, hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng thông tin, quảng
cáo sản phẩm, quảng cáo dây truyền sản xuất để kích thích tiêu dùng.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vai trò của cạnh tranh:
• Mặt tích cực:
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc ngươi sản xuất phải thường xuyên
năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, nâng cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Thực tế cho
thấy, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ
bảo thủ, kém phát triển.
• Mặt tiêu cực:
Đó chính là cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm
đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình, gây
hai cho tập thể, cộng đồng, xã hội như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp
bản quyền, tung tin phá hoại đối thủ, hoặc cạnh tranh làm phân hoá giầu nghèo
hoặc tổn hại đối vơíu môi trường sinh thái v.v...

sản phẩm có uy tín. Mối đe doạ này phụ thuộc vào ba nhân tố: Độ hấp dẫn của
khu vực, độ lớn của các rào chắn vào khu vực, phản ứng từ phía các nhà sản
xuất trong khu vực đối với đối thủ mới.
Quy mô rào cản ở các khu vực bao gồm quy mô sản xuất của một doanh
nghiệp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, quy mô càng lớn thì gái thành càng
thấp. Chính vì vậy mà một daonh nghiệp mới nhảy vào khu vực thì quy mô
doanh nghiệp mới cần vượt qua ngưỡng: Giá thành sản phẩm cần thấp hơn giá
mà thị trường chấp nhận, có quy mô phải vượt ngưỡng quy mô của các doanh
nghiệp hoạt động trong khu vực.
Nhân tố quyết định quy mô rào cản đầu vào cũng chính là khả năng liên kết
của doanh nghiệp đối với hệ thống kênh tiêu thụ. Một doanh nghiệp mới tham
gia khu vực để cho hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm cho mình phải dùng biện
pháp giảm giá hoặc ưu đãi khác. Quyết định quy mô rào cản đầu vào bao gồm cả
hệ thống chính sách; thủ tục cấp giấy phép, thủ tục đăng kí chất lượng sản phẩm
nhãn mác và đó là một rào cản; chính sách thuế xuất nhập khẩu.
• Các sản phẩm thay thế:
Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách
hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế đó nếu các doanh nghịêp đang
tồn tại đạt giá cao. Vì thế mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là một lực lượng
thị trường quan trọng tạo ra giới hạn đối với các mức mà giá mà các doanh
nghiệp đã đặt ra. Tầm quan trọng của mối đe doạ này phụ thuộc vào ba yếu tố:
giá và công dụng của các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi đối với khách
hàng, khuynh hướng thay thế của người mua, khả năng sản phẩm thay thế tăng
lên cùng sự già cõi, sự lạc hậu của sản phẩm trong khu vực (khu vực đang trong
gai đoạn suy thoái) bên cạnh đó do tiến bộ của khoa học công nghệ, xuất hiện
sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
c. Thực tế cạnh tranh:
Môi trường thường xuyên biến động của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh
doanh cho thấy không có một môi trường nào ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo
hoặc hoàn toàn độc quyền, nó chỉ có ý nghĩa tương đối vì năng lực thực tế, điều

quyền và đời sống kinh tế, người ta phân thị trường thành hai hình thái: Cạnh
tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết.
Cạnh tranh tự do là hiện tượng không thể có trong thế giới hiện đại vì kinh
tế thị trường hiện đại luôn có nhu cầu được điều tiết và nhà nước nào cũng có
chính sách kinh tế riêng và vì thế luôn tìm cách hướng các hạot động kinh tế vào
mục tỉêu kinh tế (vĩ mô) của mình. căn cứ vào mục đích tính chất của các
phơưng thức cạnh tranh người ta phân nhóm các hành vi cạnh tranh dựa trên các
hình thái kin tế thị trờng gồm hai loại: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh
không lành mạnh. Tuy nhiên, vì được bảo hộ bởi các nguyên tắc về quyền tự do
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh doanh, tự do thế ước và tự do lập hội và sự giục giã của lợi nhuận nên thực
trạng của thương trường luôn diễn ra theo hướng không lành mạnh.
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh ngành:
• Tác động cảu môi trường quốc tế:
Môi trường quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh của ngành. Ngày nay
xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách
quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội
nhập. Nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở cửa của một hệ
thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doang nghiệp
phụ thuộc vào sự thay đổi chính trị trên trường quốc tế, các quy định pháp luật
của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế, ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế quốc tế. Mức độ thịnh vượng, khủng hoảng, những thay đổi trong qunn
hệ buôn bán quốc tế, các yếu tố kĩ thuật công nghệ văn hoá xã hội...tất cả đều
ảnh hưởng đến hạot động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tạo cơ
hội cũng như thách thức đối với sự tồn tại và phát triển cảu ngành.
• Tác động của môi trường kinh tế quốc dân:
Môi trường kinh tế quốc dân bao gồm mọi nhân tố cảu nền kinh tế quốc
dân nằm ngoài môi trường cạnh tranh nội bộ ngành tác động trực tiếp hoặc
gaínn tiếp đến hoạt động kinh doanh cảu các doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế

đạo đức của người lao động, giá trị của các mối quan hệ trong lao động trong
doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh.
∙ Tình hình tài chính: Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp
đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất cho các doanh nghiệp so với đối thủ và điều
kiện tài chính của doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
như khả năng thanh toán của doanh nghiệp, can nợ, vốn luôn chuyển, lượng tiền
mặt, tỉ xuất lợi nhuận,...
∙ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh
mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân
bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả
các bộ phận bên trong doanh nghiệp, quan hệ nhân quả giữa hia hoạt động này
ảnh hưởng đến hiệu quả cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu tốc độ giao thiết
bị, tính kịp thời, độ chính xác của các quyết định.
2. Kinh nghiệm của một số nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
hoá (một số nước ASEAN và Trung Quốc):
a. Đối với Thái Lan:
Mặc dù Thái Lan là một trong 5 nước sáng lập ra ASEAN (8/1967), khối
kinh tế khu vực được coi là phát triển năng động nhất hiện nay, đồng thời, Thái
lan còn là thành viên của Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông
Mê Công (gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, ký ngày 17/9/1957),
nhưng quá trình hội nhập thực sự của Thái Lan với nền kinh tế thế giới bắt đầu
thể hiện rõ nét vào cuối những năm 80 thế kỷ XX, khi kinh tế Thái Lan rơi vào
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vào thời kỳ này, Chính phủ Thái Lan thực hiện 2 cuộc cải cách quan trọng:
Khu vực kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận là động lực phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Nhà nước khuyến khích khu vực kinh tế này đi đầu trong
lĩnh vực đầu tư vì khu vực kinh tế quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong lĩnh
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vực tài chính. Kinh doanh được tự do triệt để, do vậy, khu vực kinh tế tư nhân

thiết. Do đó, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 8 (1997 - 2001) của Thái
Lan đã khẳng định, nguồn nhân lực có học vấn cao thực sự là nhân tố thiết yếu
cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, mục tiêu đề
ra cho năm 2020 của Thái Lan là nâng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học so với
lứa tuổi lên khoảng 40%, tương đương với tỷ lệ của Hàn Quốc và Nhật Bản hiện
nay. Đồng thời, phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật, nhằm tạo thêm
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cơ hội học tập cho thế hệ thanh niên hiện nay. Đây là nhân tố quan trọng nhất để
biến mục tiêu đạt mức GDP trên đầu người khoảng 12.000 USD vào năm 2020
trở thành hiện thực.
• Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khu vực Đông á, ngay sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, Thái Lan
đã thay đổi những chính sách của mình để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn
so với các nước trong khu vực. Cụ thể: nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49%
đối với các dự án thông thường, 100% đối với các dự án có trên 80% sản phẩm
xuất khẩu. Ngoài ra, đối tác nước ngoài còn được phép điều chỉnh tỷ lệ sở hữu
lên trên 51% trong trường hợp đối tác Thái Lan gặp khó khăn về tài chính. Bên
cạnh đó, Bộ Tài chính Thái Lan hủy bỏ quy định phải có 30% sản phẩm xuất
khẩu trở lên, mới được hưởng miễn giảm thuế trong các ngành công nghiệp chế
tạo.
Hiện nay, khi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực đang
tiếp tục được thúc đẩy, để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu,
Thái Lan nhất thiết phải thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao. Tuy
nhiên, để đạt được điều đó, Thái Lan cần phải phát triển mạng lưới ngành công
nghiệp hỗ trợ một cách thích ứng (mạng lưới công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan
được coi là khâu yếu nhất trong thu hút FDI).
Vì những đòi hỏi đó, Thái Lan quyết tâm xây dựng một cơ cấu công nghiệp
đa dạng (gồm 14 ngành), mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước

phẩm. Sự đổi mới công nghệ trong các ngành này sẽ được Quỹ Phát triển xuất
khẩu hỗ trợ về mặt tài chính. Chính phủ Thái Lan hy vọng sự đổi mới công nghệ
đó sẽ cắt giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, đồng thời làm tăng thêm giá trị
cho hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu, Cơ quan Quản lý đầu tư Thái Lan (BOI) đã cụ thể hóa thành 4
nhiệm vụ sau: Khuyến khích đầu tư công nghệ, nhằm làm tăng giá trị hàng hóa
trong các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, đồ chơi, giầy dép và một số
ngành công nghiệp nhẹ); Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các
sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm trong những ngành vốn đã có
khả năng cạnh tranh mạnh (chế biến nông sản, hải sản); Đầu tư nâng cao năng
suất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp có
nhiều tiềm năng (sản xuất phụ tùng ô tô, các ngành sử dụng công nghệ cao như
IC, bán dẫn và màng silicon); Giảm chi phí sản xuất trong các ngành công
nghiệp nói chung, đặc biệt là những ngành công nghiệp còn non trẻ.
Như vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Thái Lan
không chỉ mang lại sự thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà
còn hứa hẹn một sự thành công trong việc phát triển nền công nghiệp hiện đại và
hiệu quả cho đất nước này.
•Tăng cường thâm nhập vào các nước mới mở cửa
Trong những năm gần đây, mục tiêu quan trọng trong chiến lược hội nhập
kinh tế quốc tế của Thái Lan là tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt
là thâm nhập vào các nước mới mở cửa như Campuchia, Lào, Trung Quốc và
Việt Nam, là những nước láng giềng của họ. Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo cho
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thái Lan những lợi thế nhất định so với các chủ đầu tư khác. Thái Lan đã ký kết
hợp tác kinh tế với tất cả các nước láng giềng, chẳng hạn như: Tam giác kinh tế
phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mê Công.
• Thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2003, trong khi đó sự sản xuất hàng hoá linh tinh khác giảm từ 42% xuống còn
28%.
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Những thống kê về sự phân tán giải thích cho sự đa dạng hoá xuất khẩu
nhìn chung là ngày càng tăng. Số liệu chi tiết về xuất khẩu của Trung Quốc ở
cấp độ hai con số theo tiêu chuẩn phân loại thương mại quốc tế (SITS) chỉ có thể
tìm được từ năm 1994. Cả hai chỉ số Herfindahl và hệ số của mức độ biến đổi
(với phạm vi thay đổi trong sự phân tán của xuất khẩu thông qua các loại hàng
xuất khẩu) đều cho thấy một sự tăng đáng kể trong sự đa dạng hoá của xuất khẩu
tới Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ví dụ như, số liệu chi tiết về nhập
khẩu của Hoa Kỳ cho thấy dựa trên những thay đổi trong tỉ lệ nhập khẩu của
Trung Quốc vào Hoa Kỳ , vẫn có một sự tăng đáng kể trong sự đa dạng hoá từ
năm 1990 đến năm 2000 ở cả mức độ 2 con số và 3 con số (bảng 6).
Thành phần cấu tạo của nhập khẩu cho thấy sự chuyên môn hoá theo chiều
dọc của sản xuất trong khu vực Châu Á. Điều này có thể thấy được từ một số
thông số. Đầu tiên là một tỷ lệ nhập khẩu cao các mặt hàng để gia công đã được
tính trong xuất khẩu của Trung Quốc. Tỷ lệ này tăng từ 30% của nhập khẩu
trong đầu những năm 90 lên khoảng 50% năm 1997 và vẫn tiếp tục duy trì ở
mức độ độ đó cho đến nay. Tương tự như vậy, nhập khẩu cho gia công cũng
được tính trong hơn 40% xuất khẩu của Trung Quốc. Tác động của sự chuyên
môn hoá theo chiều dọc có thể thấy rõ trước tiên là qua sự tăng nhanh trong
nhập khẩu các mạch điện tử tích hợp và vi mạch - những thành phần chủ chốt
được sử dụng trong việc lắp ráp các các sản phẩm điện (biểu đồ 3). Thứ hai,
dòng đầu tư trực tiếp mạnh đổ vào Trung Quốc chủ yếu là từ các nước công
nghiệp, và đặc biệt là các nền kinh tế công nghiệp mới của Châu Á. Trong suốt
giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2001, những nền kinh tế công nghiệp mới này
cùng với Nhật Bản chiếm hơn 60% đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, còn Hoa
Kỳ và Châu Âu chiếm khoảng 20%. Cuối cùng, mô hình của thương mại đã thay
đổi đáng kể, đó là nhập khẩu từ Châu Á tăng và xuất khẩu đang chuyển sang các

sự giảm nhập khẩu từ các nước Châu Á khác (hình 4).
Trong khi khu vực Châu Á vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu tới thị trường
các nước nhóm G7, thì việc chuyên môn hoá ngày càng tăng cũng như tiêu dùng
nội địa của riêng Trung Quốc ngày càng tăng đang cung cấp những lợi ích thiết
thực cho khu vực3. Các quốc gia có thể thu được lợi ích lớn nhất từ sự hội nhập
ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, đó là họ sẽ trở thành
những nhà xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn của Châu Á.
Những ảnh hưởng tiềm năng này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần tiếp theo.
II. Thực trạng và gải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam:
Từ nhiều năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh được biết đến như một nhà nghiên
cứu kinh tế tầm cỡ, có những đánh giá, nhận định sâu sắc về bức tranh kinh tế
VN sau khi mở hội nhập: "Cạnh tranh là hợp tác chứ không phải đối đầu".
Hiện với tư cách thành viên Tổ chuyên gia cao cấp Bộ Kế hoạch- Đầu tư,
ông vẫn thường xuyên có các tham luận tại các hội thảo lớn của quốc gia và
quốc tế về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Và chủ đề ông trăn trở và tâm huyết
vẫn không nằm ngoài sự kiện VN chính thức gia nhập tổ chức WTO.
VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7.11.2006 trở
thành thành viên thứ 150 là chậm, gia nhập sau Campuchia và Trung Quốc là
chậm. Nếu như chúng ta có nỗ lực cao, có những quyết sách sớm hơn thì chúng
18


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status