giáo án tích hợp liên môn hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường - Pdf 28

1.Tên tình huống: Hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường
* Tình huống: Nhà em có một người chị họ lấy chồng ở xã Thạch Sơn – huyện
Lâm Thao – Tỉnh Phú Thọ. Ngôi làng chị ở được gọi là “Làng ung thư”. Mùa hè
này bà nội cho em lên nhà chị chơi. Sau bốn tiếng ngồi ô tô, sự nhộn nhịp đông
đúc của phố phường lùi lại phía sau. Hai bà cháu dừng lại ở một ngôi làng,dân
cư sống thưa thớt, không khí ngột ngạt. Buổi chiều chị đưa hai bà cháu đi chơi.
Gia đình hai bà cháu đến chơi có tới ba người ốm - họ đều mắc bệnh ung thư và
đang chờ chết. Bên cạnh đó có gia đình đóng cửa. Chị em nói: “Gia đình đóng
cửa là gia đình họ đã chết hết rồi - chết vì ung thư, người dân ở đây mắc bệnh
ung thư nhiều là do môi trường bị ô nhiễm”. Sau hai ngày lên thăm chị, em trở
về nhà mang theo một tâm trạng rất buồn và lo lắng. Rồi cuộc sống của gia đình
chị em,của những người dân nơi đây sẽ ra sao trước sự ô nhiễm môi trường?
Mình sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cuộc sống của chính mình?
Các lò gạch ở Thạch Sơn
1

Giếng làng bị ô nhiễm
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
- Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe con người
- Tuyên truyền và tham gia các hoạt động tập thể bảo vệ môi trường.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Môn Ngữ văn, GDCD, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ…
- Tìm hiểu các kiến thức thực tế về ô nhiễm môi trường
4. Giải pháp giả quyết tình huống:
- Thực hiện bằng các biện pháp: Bỏ rác đúng nơi qui định.
- Tích cực trồng cây xanh.
- Tuyên truyền để mọi người biết tác hại của ô nhiễm môi trường, có ý thức bảo
vệ môi trường.
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Hành tinh của chúng ta đang mất đi màu xanh. Hàng trăm ha rừng đang

Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Theo thống kê của sở y tế tỉnh Phú Thọ từ năm 1991 đến cuối năm 2005 xã
Thạch Sơn có 304 người chết thì có tới 106 người chết do mắc bệnh ung
thư.Nguyên nhân do xã Thạch Sơn có nhiều nhà máy: Công ty Supe phốt phát
Lâm Thao, Công ty Pin Ắc quy, Công ty giấy Bãi Bằng, các lò sản xuất gạch đã
thải ra nhiều chất độc làm ô nhiễm môi trường gây bệnh tật nguy hiểm cho con
người.
Mương thoát nước của Công ty Supe phốt phát
Thứ hai là hoạt động sử dụng các loại phân bón hóa học và các loại
thuốc hóa học làm tăng năng suất cây trồng, làm quả nhanh chín và tươi lâu
nhưng lại làm tăng ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc cho con người, vật nuôi và
cây trồng,… Hàng năm số người ngộ độc thuốc hóa học ở nước ta có hàng ngàn
trường hợp. Nguyên nhân là ăn rau, quả có dùng thuốc hóa học…(Bài 13- Phòng
trừ sâu bệnh hại, Công nghệ 7; Bài 11 – Phân bón hóa học lớp 9).
4
Phun thuốc sâu cho rau Giấm quả mau chín
Đặc biệt là việc sử dụng các chất độc hóa học phục vụ cho mục đích chiến
tranh đã phá hủy môi trường (Bài 54 – Ô nhiễm môi trường, Sinh 9) hủy diệt sự sống.
Có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào lại phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh
xâm lược tàn khốc và kéo dài như dân tộc Việt Nam. Vừa kết thúc cuộc chiến
tranh với thực dân Pháp, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mĩ – một
cường quốc hùng mạnh nhất thế giới (Bài 8 – Nước Mĩ, Sử 9). Trong hai mươi năm
xâm lược Việt Nam giặc Mĩ đã gây ra những tội ác tày trời. Giã man nhất là tội
ác có tính hủy diệt thiên nhiên và con người. Với mục đích “tìm diệt” đối
phương (tức quân giải phóng của ta) (Bài 29 – Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ
cứu nước 1965-1973, Sử 9). Mĩ đã cho máy bay dải chất độc hóa học nhiều nơi trên
chiến trường miền Nam hủy diệt sự sống của thiên nhiên: “… hai bên đường
không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những thân cây
nhiều rễ nằm lăn lóc,… đất bốc khói, không khí bàng hoàng” ( Những ngôi sao xa

của các hộ dân,… đã làm cho nước hồ biến chất, biến “Nàng hồ” xinh đẹp trở
thành cái bể rác thải trong lòng thủ đô khiến cụ Rùa cũng phải ngoi lên để hít
thở.(Bài 3, Ứng xử với môi trường tự nhiên,GDNSTLVM lớp 8,9)
8
Bờ Hồ Gươm sau đêm Noen
Nước Hồ Gươm
Những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đền miếu cũng biến thành nơi xả rác

Chùa Hương ngày hội
Trong các rác thải sinh hoạt tác hại nhất là bao bì ni lông. “Theo tài liệu của sở
khoa học công nghệ Hà Nội hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu
bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi…Với
đặc tính khó phân hủy bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước
thải… làm cho ruồi muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh… Nguy hiểm nhất khi
bao bì ni lông thải bỏ bị đốt. Các khí thải ra đặc biệt là chất đioxin có thể gây
ngộ độc, khó thở, nôn ra máu… gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ
sinh” (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 - Ngữ văn 8)

350 × 454 - alobacsi.com Ung thư ở trẻ em Dị tật ở tre em

9
Thứ tư là hoạt động đốt, phá rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy rừng làm ô
nhiễm môi trường gây tác động tiêu cực đến môi trường, làm tăng diện tích đất
trống-đồi trọc, mất cân bằng sinh thái dẫn đến sự thay đổi khí hậu, làm xói mòn
đất, dẫn đến lũ lụt, hạn hán,…
(Bài 53-Tác động của con người đối với môi trường, Sinh
9).

mang thai ngửi khói thuốc lá thường xuyên thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non,
con sinh ra suy yếu. Hút thuốc lá cạnh người đàn bà có thai quả là một tội ác
(Tiết 41 - Ôn dịch thuốc lá, Ngữ văn 8)
Hút thuốc là tự sát
e Tổ chức liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) vừa công
bố một báo cáo cho biết mỗi năm ô nhiễm môi trường gây tử vong cho hơn
8,4 triệu người – một con số báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường
toàn cầu.
13
Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vậy. Vì thế
con người phải đặt ra những giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Qua việc
tiếp thu kiến thức của các bộ môn: Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ, GDCD…em
đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất là hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách xây dựng công viên
xanh, sử dụng nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời, xây dựng hệ thống
xử lý rác thải công nghiệp
(Bài 55- Ô nhiễm môi trường, Sinh 9),

Phát điện bằng cối xay gió Công viên xanh
Thứ hai là chúng ta cùng nhân loại cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh
phi nghĩa, bảo vệ một cuộc sống hòa bình
(Đấu tranh cho một thế giới hào bình của
Mác Két, Ngữ

văn 9)
Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam (Hình 66 - Sử 9)
14
Thứ ba là con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo
bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình ( Bức
thư của thủ lĩnh da đỏ - Ngữ văn 6), (Bài 7- Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên,

“Làng ung thư” như ở xã Thạch Sơn nếu như con người có ý thức bảo vệ môi
trường. Em may mắn sinh ra ở một vùng quê nằm ở ven đê Sông Hồng. Người
dân quê em sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Đã bước sang thế kỉ XXI quê
em vẫn mang bóng dáng của một làng quê thanh bình. Người dân sống chan hòa
với thiên nhiên: Những cánh đồng xanh mướt, con đường làng rợp bóng mát, hồ
sen nằm ở giữa làng nở hoa thơm ngát. Em được học ở một mái trường rợp bóng
cây xanh. Mùa hè cây bàng, cây cao du xòe tán lá như chiếc ô khổng lồ che mát
cho chúng em vui chơi. Tiếng chim hót, tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá. Đó
là những âm thanh tự nhiên rất quen thuộc của mùa hè nhưng không phải nơi
nào cũng có. Em bỗng nhận ra cuộc sống thật đẹp khi được sống chan hòa với
thiên nhiên. Hôm nay em tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết tình huống về hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường em muốn
gửi một thông điệp đến mọi người:
“Hãy bảo vệ môi trường- bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính
mình, của gia đình mình”
17
Gia đình chan hòa với thiên nhiên
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Giúp mọi người hiểu được tác hại của ô nhiễm môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường
- Thấy được việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của con người
- Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng môi trường sống trong lành –
sạch sẽ
18


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status