TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - Pdf 29

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là
Tiến sĩ Cao Thị Oanh.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thủy Thanh

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự BLHS
Cấu thành tội phạm CTTP
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 CƯ 1961
Công ước về các chất hướng thần năm 1971 CƯ 1971
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN
Cơ quan điều tra CQĐT
Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc UNODC
Tòa án nhân dân TAND
Trách nhiệm hình sự TNHS
Viện kiểm sát nhân dân VKSND

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh danh mục các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam theo
Nghị định 82/2013/NĐ-CP với danh mục các chất ma túy và hướng thần bị

Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Những kết quả đạt được từ
việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải
cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan
trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên,
cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối
mặt với nhiều nguy cơ về sự mất ổn định xã hội do tình hình tội phạm trong những
năm gần đây có xu hướng tăng cao, trong đó có loại tội phạm về tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội và an ninh quốc gia và quốc tế. Theo
số liệu năm 2011 của UNODC thì trên toàn thế giới có khoảng trên 200 triệu người
sử dụng ma túy, tại Việt Nam ước tính hiện nay cũng có khoảng 175000 người
nghiện ma túy và con số này vẫn tiếp tục tăng cao. Các cây chứa chất ma túy được
trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng
(Lào, Thái Lan, Myanma), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các
nước Châu Mỹ La tinh, Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp thế giới, mà thị
trường lớn nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu Âu. Trong khi Mỹ La tinh là
nguồn cung cấp chủ yếu côcain cho thị trường rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây Âu , thì
trong khi đó Tam giác vàng ở Đông Nam Á là "Trung tâm kinh tế thuốc phiện" lớn
nhất thế giới với sản lượng khoảng 2.000 tấn/năm. Theo báo cáo năm 2011 của
UNODC ước tính thị trường buôn bán ma túy toàn cầu có giá trị ít nhất là 350 tỉ
USD/năm, với GDP của thế giới là khoảng 37 nghìn tỷ USD trong cùng năm 2011.
Buôn bán ma túy bất hợp pháp có thể được ước tính chiếm gần 1% tổng giá trị
1
thương mại toàn cầu. Mua bán - tàng trữ - vận chuyển là những hành vi nằm trong
chuỗi những hoạt động phạm tội buôn bán ma túy phổ biến nhất, được tất cả các
quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đấu tranh phòng chống và kiểm soát.

lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân.
Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề lý
luận về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại
Điều 194 BLHS năm 1999 và khảo sát có hệ thống về thực tiễn xét xử tội phạm này
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa
Luật đại học quốc gia Hà Nội, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Luật Hình sự Việt
Nam – trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở địa bàn thành phố Hải Phòng”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, các tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp trên toàn
thế giới và trên cả nước nên cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ Luật học nghiên cứu về loại tội phạm nguy hiểm này.
Khi chọn nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã tham khảo:
Về sách, giáo trình gồm có: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), PGS-TSKH Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007; Bình luận
khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Th.s Đinh Văn Quế, Nxb
TP HCM năm 2005; Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Ngọc
Hòa (chủ biên) Nxb Công An Nhân Dân năm 2001…
Về các luận văn, công trình nghiên cứu gồm có: Luận án tiến sĩ Luật học của
Trần Văn Luyện với đề tài: “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển
mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân” năm 1999; Luận
văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Lương Hòa: “Đấu tranh phòng chống các tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2003; Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Mai Nga: “Cơ sở lý luận, thực trạng của điều tra truy tố các tội phạm
ma túy” năm 2012; Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Tuyết Mai: “Đấu tranh
3
phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam” năm 2007; … và nhiều bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng vào việc
làm rõ các vấn đề lý luận và tình hình tội phạm về ma túy, đưa ra được nguyên

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm này.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về lý luận: nghiên cứu quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 về Tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và những văn bản
pháp luật có liên quan dưới góc độ pháp luật hình sự.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu tình hình xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên
cơ sở phương pháp luận Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo
tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
phương pháp hệ thống hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; tổng kết thực
tiễn để hoàn thiện pháp luật hình sự đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý
về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo
quy định của BLHS Việt Nam năm 1999.
5
Về mặt thực tiễn, luận văn được thực hiện có ý nghĩa góp phần nhằm làm
sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ngoài
ra việc tìm hiểu thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên thực tế tại địa phương thông
qua những vụ án cụ thể có liên quan từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các
quy định của pháp luật hình sự về tội này, tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh và
phòng chống tội phạm trong thực tiễn hiện nay.

triển định nghĩa Ma túy như sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá
học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy
trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng
sinh học và có thể cả cấu trúc của vật” [49]. Có thể hiểu đơn giản, đó có nghĩa là
mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc
tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ôxy.
- Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:“Ma tuý là chất hoá học có nguồn
gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm
thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các
7
chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc
sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ
trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật”
[47].
- Theo UNODC, “chất ma túy” là một thuật ngữ được sử dụng đa nghĩa:
trong y học, nó đề cập đến bất kỳ chất nào có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa bệnh
hoặc tăng cường và phục hồi thể chất hoặc tinh thần; trong dược học, nó có nghĩa là
bất kỳ tác nhân hóa học nào làm thay đổi quá trình sinh hóa hoặc sinh lý của tế bào
sinh vật. Các loại chất ma túy được mô tả bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào
nguồn gốc và tác dụng. Chất ma túy có thể có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp
(thao tác hóa học của các chất chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên) hoặc tổng hợp
(được tạo ra hoàn toàn bằng thao tác trong phòng thí nghiệm). Trong bối cảnh kiểm
soát ma túy quốc tế , “chất ma túy” có nghĩa là bất kỳ các chất được liệt kê trong
Phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, dù là tự
nhiên hoặc tổng hợp [48].
Cho đến nay, trên thế giới chưa có một khái niệm thống nhất về “ma túy”
(drugs) hay “chất ma túy” (narcotic drugs). Công ước thống nhất về các chất ma túy
năm 1961 (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1961) của Liên hợp quốc không đưa ra
khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê để xác định
trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ thuật lập pháp này được sử

được Tổng thư ký thông báo cho tất cả quốc gia thành viên. Vì lẽ ấy, các công ước
kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc sau đó, bao gồm Công ước về các chất hướng
thần năm 1971 (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1971) và Công ước về chống buôn
bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 (sau đây gọi tắt là Công
ước năm 1988) đều áp dụng kỹ thuật lập pháp này. Như vậy, các chất có thể gây ra
tình trạng nghiện cho người sử dụng đang được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế bao
gồm chất ma túy và chất hướng thần; thông thường chúng được gọi chung là ma túy
(drugs). Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới không có một khái niệm chung thống
nhất về ma túy và cả hai Công ước đều áp dụng biện pháp liệt kê để xác định các
chất này. Trong tương lai, sẽ tiếp tục có những chất ma túy và hướng thần mới được
phát hiện và được bổ sung vào các Công ước.
9
Khái niệm "chất ma túy" trong luật pháp Việt Nam
Từ nhiều thế kỉ trước tại Châu Á, cũng như tại Việt Nam, thuốc phiện là loại
ma túy phổ biến nhất và được sử dụng chủ yếu nhất. Thuốc phiện hay á phiện được
chiết suất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc hay cây thẩu. Từ giữa thế kỷ XVII,
thuốc phiện đã bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Trong luật pháp Việt Nam cụm từ
“chất ma túy” xuất hiện khá muộn, sau năm 1975, vẫn chỉ duy nhất thuốc phiện bị
đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như cần sa, côcain, hêrôin vẫn chưa
được pháp luật điều chỉnh. Cụm từ “chất ma túy” chỉ được chính thức sử dụng lần
đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại BLHS năm 1985 với việc quy định tội danh
“Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” (Điều 203). Sau khi được BLHS năm
1985 sử dụng, cụm từ này tiếp tục được dùng rộng rãi trong các văn bản pháp luật
khác như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Nghị định số 141/HĐBT năm
1991 về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này
cụm từ “chất ma túy” không được định nghĩa. Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc
thi hành BLHS năm 1985, Bộ nội vụ, VKSND tối cao và TAND tối cao đã ban
hành một số thông tư hướng dẫn, nhưng các thông tư này cũng không đưa ra khái
niệm “chất ma túy” mà áp dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra các chất thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật pháp. Đến năm 2000, Luật phòng, chống ma túy ra đời đánh dấu

dụng”. Định nghĩa này cho thấy chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc
điểm chung: chúng đều là những chất kích thích, có tác động lên hệ thần kinh, ức
chế thần kinh của người sử dụng; chúng có thể gây ra tình trạng nghiện đối với
người sử dụng nếu sử dụng nhiều lần; mặt khác, chất gây nghiện và chất hướng thần
phân biệt nhau ở khả năng gây nghiện và mức độ tác động đến hệ thần kinh. Chất
gây nghiện - như tên gọi của nó - có khả năng gây nghiện cao hơn chất hướng thần,
dễ dàng gây nghiện cho người sử dụng hơn so với chất hướng thần còn chất hướng
thần có khả năng gây ảo giác mạnh hơn đối với người sử dụng. Như vậy, trong luật
pháp Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được định nghĩa và giải thích một cách gián
tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”. Tổng hợp lại thì
chất ma túy có những đặc tính của cả chất gây nghiện và chất hướng thần, đó là: là
chất kích thích, ức chế thần kinh, có khả năng gây ảo giác, có khả năng dẫn tới tình
trạng nghiện đối với người sử dụng. Tóm lại, “chất ma tuý” là các chất có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ
11
gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo
giác, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm
dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, sẽ gây tổn thương và nguy hại cho
người sử dụng và cộng đồng.
Ngoài ra, bên cạnh khái niệm chung tổng quát, các chất ma túy cụ thể được
liệt kê trong các danh mục do Chính phủ Việt Nam ban hành tại Nghị định số
82/2013/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 67/2001/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi
Nghị định 67), gồm có 235 chất ma túy chia thành 3 danh mục và 41 tiền chất
không thể thiếu trong quá trình sản xuất chất ma túy.
Bảng 1.1: So sánh danh mục các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam theo Nghị
định 82/2013/NĐ-CP với danh mục các chất ma túy và hướng thần bị kiểm soát theo các
Công ước quốc tế năm 1961 và năm 1971.
DANH MỤC I
Nghị định 82/2013/NĐ-CP
Các chất ma túy tuyệt đối

Danh mục II (CƯ 1971) và
muối của chúng
Danh mục III, IV (CƯ
1971) và muối của chúng
Có thể thấy các nhà làm luật ở nước ta có cách tiếp cận tương tự với các nhà
làm luật quốc tế và đã đạt những thành công nhất định. Pháp luật Việt Nam đã đưa
ra khái niệm “chất ma túy” cùng với danh mục cụ thể. Ở nước ta, mọi cá nhân, gia
12
đình, cơ quan tổ chức đều được yêu cầu tham gia vào công tác phòng, chống tệ nạn
và tội phạm ma túy. Để đông đảo nhân dân tích cực tham gia vào công việc này, cần
có những khái niệm cơ bản, dễ hiểu về chất ma túy và tác hại của nó. Tuy danh mục
các chất ma túy cụ thể với các công thức hóa học chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng và
phù hợp đối với các quốc gia thành viên của các Công ước về kiểm soát ma túy
nhưng các tên gọi quốc tế và các công thức hóa học nói trên rõ ràng là phức tạp và
không cần thiết đối với đa số quần chúng nhân dân tham gia vào công cuộc phòng,
chống ma túy. Khái niệm chung về “chất ma túy” có hiệu quả và phù hợp hơn trong
bối cảnh nước ta. Mặt khác, việc phân biệt “chất ma túy” và “chất hướng thần”
trong Công ước năm 1961 và Công ước năm 1971 chỉ có ý nghĩa tương đối và các
biện pháp kiểm soát áp dụng đối với chúng có nhiều nét tương đồng; vì lý do ấy,
trong pháp luật Việt Nam chúng được gọi chung là “chất ma tuý”. Theo Công ước
năm 1961 và Công ước năm 1971 thì có đến 8 danh mục chất ma túy và chất hướng
thần bị điều chỉnh nên khi nội luật hóa, pháp luật nước ta đã sử dụng một khái niệm
chung là “chất ma túy” và liệt kê chúng trong 3 danh mục về chất ma túy và 1 danh
mục về tiền chất. Đây là xu hướng đã và đang được áp dụng ở một số nước trên thế
giới - Luật mẫu của UNODC đã đưa ra mô hình này.
Như vậy, để coi một chất nào đó là chất ma túy thì phải có các đặc điểm:
được quy định trong danh mục chính phủ ban hành; có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp; là chất độc gây nghiện, khi thâm nhập vào cơ thể người thì làm biến đổi
chức năng thần kinh, làm cho người nghiện phụ thuộc thể xác, tinh thần. Định nghĩa
ma túy chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học chứ không có ý nghĩa đối với việc

cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng được cố ý
thực hiện:
a) i) Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán, trao đổi
dưới bất cứ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu, xuất
khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của Công ước năm 1961,
Công ước năm 1961 sửa đổi hoặc Công ước năm 1971;
14
ii) Trồng cây thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái
phép ma tuý trái phép với các quy định của Công ước năm 1961 và Công ước năm
1971 sửa đổi;
iii) Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào với
mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên;
iv) Điều chế, vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các
chất trong các Danh mục I và Danh mục II mà biết rõ những chất đó được sử dụng
để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần;
v) Tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy định
tại các điểm (i), (ii), (iii) hoặc (iv) nói trên;
b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ bất kỳ
hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc từ việc tham
gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc
bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính líu vào hành vi phạm
tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó;
ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển
nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động
phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;
c) Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của hệ
thống pháp luật của từng nước;
i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm đó biết rõ đấy
là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a) khoản này hoặc do tham gia vào những
hoạt động phạm tội đó mà có;

vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác), hành vi vận chuyển trái phép
chất ma tuý (là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác
dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái
phép chất ma tuý khác), hành vi mua bán trái phép chất ma tuý (là hành vi mua và
bán, hoặc hành vi mua nhằm mục đích để bán hoặc hành vi bán trái phép chất ma
tuý nhằm kiếm lời), và hành vi chiếm đoạt chất ma tuý (là hành vi lấy trái phép chất
16
ma tuý của người khác bằng các hành vi cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo );
những hành vi này được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà
nước và bị đe dọa áp dụng hình phạt.
Là tội phạm được quy định trong BLHS nên Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cũng bao gồm những đặc điểm chung
của tội phạm như tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính có lỗi và tính
chịu hình phạt. Tuy nhiên, tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội này cao hơn so
với các tội phạm khác được quy định trong BLHS (trừ các tội xâm phạm an ninh
quốc gia), bởi vậy, mức hình phạt tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 194 là từ 2
năm tù và tại khoản 4 Điều 194 đã quy định mức cao nhất của khung hình phạt có
thể áp dụng đối với tội này đó là hình phạt tử hình.
1.2. Cơ sở khoa học - thực tiễn của Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Giải quyết vấn đề cơ sở khoa học – thực tiễn của việc quy định một hành vi
cụ thể là tội phạm trong BLHS tức nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi tại sao hành vi
đó lại bị coi là tội phạm. Cơ sở khoa học - thực tiễn của việc quy định Tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có thể được hiểu là căn
cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và các lợi ích xã hội đối với việc quy định tội
phạm này, đồng thời phản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình
hình thành quy phạm pháp luật hình sự đối với tội phạm này.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy lại bị coi là tội phạm và quy định trong BLHS

một chế độ quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt. BLHS được ban hành nhằm bảo vệ
những quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chế
độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự xã hội nên
chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước cũng là một trong những nhóm khách thể
quan trọng được BLHS bảo vệ.
+ Sự thể hiện về số lượng: tức là mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hành
vi nguy hiểm cho xã hội được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi hành vi gây nên
hoặc đe dọa gây nên. Thiệt hại do các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được thực hiện gây nên hoặc có thể gây nên trên
18
thực tế, thiệt hại này gồm những thiệt hại về vật chất (chi phí khổng lồ mà xã hội
phải chi trả cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và phục hồi công lý; chi phí
để duy trì hình phạt dành cho người phạm tội; gánh nặng đối với việc điều trị cho
những người nghiện;…) và những thiệt hại phi vật chất (là những ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe, tính mạng của những người sử dụng ma túy, sự suy thoái giống nòi, là
nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội và tội phạm khác và những ảnh hưởng xấu
đối với gia đình và tình hình an ninh chung của xã hội,…). Thiệt hại nói chung của các
hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được xác
định chủ yếu dựa trên trọng lượng chất ma túy, số lượng loại chất ma túy, từ đó xác
định được bằng tiền những thiệt hại về vật chất mà hành vi gây ra cho xã hội. Mặt
khác, khi trọng lượng và số lượng ma túy càng lớn thì càng những thiệt hại phi vật chất
do hành vi gây ra càng nghiêm trọng hơn. Tổng hợp các thiệt hại vật chất và phi vật
chất của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
chính là xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã hội.
- Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy mang tính phổ biến. So với những hành vi trái xã hội khác đang tồn tại trong
giai đoạn hiện nay, thì những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy là những hành vi xảy ra phổ biến, điển hình và hay lặp đi
lặp lại nhiều lần hơn. Mức phổ biến và mức độ gia tăng của một loại hành vi chính
là căn cứ quan trọng để coi một hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Dựa trên

hành vi phạm tội hay không. Khả năng chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự
có thể hiểu là việc các cơ quan tố tụng hình sự sử dụng tất cả các biện pháp thu thập
chứng cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương pháp chứng minh tội phạm, cùng với hệ thống pháp luật
hình sự đồng bộ để có thể xác định rõ một hành vi nào đó là tội phạm. Hệ thống tư
pháp hình sự của Việt Nam hiện nay có đủ khả năng chứng minh và đấu tranh với
các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Qua nhiều năm đấu tranh với các tội phạm về ma túy, các nhà lập pháp Việt Nam
đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật chi tiết đối với các tội phạm về ma
20

Trích đoạn Khoản 1 Điều Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỘI NÀY 3.1 Thực tiễn xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép Thực tiễn định tội danh đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy: n h t i danh i v i T i tàng tr , v n Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản liên quan về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status