Tìm hiểu văn hoá phi vật thể dân tộc tày huyện bình liêu tỉnh quảng ninh và định hướng khai thác phát triển du lịch - Pdf 29



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


VŨ NGỌC TÂN

TÌM HIỂU VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
DÂN TỘC TÀY HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỊNH HƢỚNG
KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI – 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


VŨ NGỌC TÂN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả khóa luận

Vũ Ngọc Tân

1.2.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội. 12
1.2.3. Một số nét văn hóa độc đáo của huyện Bình Liêu. 18
Chƣơng 2: Một số nét văn hóa phi vật thể tiêu biểu và định hƣớng khai thác
phát triển du lịch của dân tộc Tày, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
2.1. Đặc trưng văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Bình Liêu. 30
2.1.1. Ngôn ngữ 30
2.1.2. Văn học nghệ thuật dân gian 32
2.1.3. Phong tục tập quán 34
2.1.4. Lễ tết, Lễ hội 40
2.2. Định hướng khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Tày ở huyện Bình
Liêu để phát triển du lịch. 42
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn. 42
2.2.2. Một số định hướng nhằm khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa phi vật
thể dân tộc Tày để phát triển du lịch tại Bình Liêu 48
2.2.2.1. Những tiền đề để định hướng phát triển 48
2.2.2.2. Phương hướng khai thác các yếu tố văn hóa phi vật thể dân tộc Tày tại
Bình Liêu. 49
2.2.2.3. Những giải pháp cụ thể 51
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ
hội. Với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khai thác như trên song loại hình
du lịch văn hóa tại Quảng Ninh hiện nay chưa được khai thác hợp lý và có hiệu
quả.

Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Bình Liêu có 96,3%
dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó 58,3% là dân tộc Tày với những phong
tục tập quán, những nét văn hóa sơ khai hấp dẫn khách du lịch khám phá và tìm
hiểu. Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh - một vùng kinh tế trọng điểm của miền
Bắc, nơi có tiềm năng tự nhiên và tiềm năng nhân văn dồi dào cho phát triển du
lịch, chúng tôi nhận định các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số nói chung và
của người Tày huyện Bình Liêu nói riêng rất đa dạng, phong phú nhưng ngày càng
bị mai một và bị lai tạp mất đi các nét đẹp truyền thống, mất đi tài sản quý báu của
các dân tộc.Vì vậy, các chính sách bảo tồn và định hướng khai thác các giá trị văn
hóa của dân tộc thiểu số một cách hợp lý vừa để phục vụ phát triển du lịch đồng
thời vừa nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn của đồng bào nơi đây.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên du lịch
văn hóa của địa phương để có những định hướng khai thác hợp lý, đưa ra những đề
xuất, giải pháp đúng đắn để đưa Bình Liêu trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn
gắn với các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
Là sinh viên ngành Việt Nam học thuộc khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, vận dụng khối kiến thức chuyên ngành về văn hóa và du lịch trong
những năm học tập tại trường, cùng những kết quả thu thập được trong quá trình
điền dã tại địa phương, với định hướng nghề nghiệp là trở thành một nhà quản lý
du lịch trong tương lai, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu văn hóa phi vật thể của
3

dân tộc Tày huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh và định hƣớng khai thác phát
triển du lịch” cho khóa luận tốt nghiệp của mình rất mong nhận được những ý


Trước khóa luận này đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng quan về
huyện Bình Liêu với nhiều đề tài và hướng tiếp cận khác nhau.
Năm 2009, tác giả Khổng Thị Kim Liên với luận văn: “Nghiên cứu
địa danh huyện Bình Liêu và Thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh” đề cập
đến vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư nói chung của huyện Bình Liêu và
thị xã Cẩm Phả.
Năm 2010, tác giả Trần Thúy Hiền, Trường Đại học Dân lập Hải
Phòng với đề tài: “Tìm hiểu văn hóa của người Tày ở huyện Bình Liêu,
Quảng Ninh để khai thác phát triển du lịch”, đề tài đi sâu khai thác các giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Tày tại huyện Bình Liêu, nêu
được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch tại huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Năm 2013, tác giả Lưu Linh với bài viết: “Thắp sáng văn hóa cổ Bình
Liêu” ghi chép chi tiết về nghi lễ Then cổ của người Tày, đồng thời liệt kê
một số di tích lịch sử của huyện Bình Liêu, nêu rõ vai trò của chính quyền
địa phương trong việc phục hồi các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày
huyện Bình Liêu.
Năm 2014, Thạc sỹ Trần Quốc Hùng với đề tài: “Nghiên cứu vấn đề
tộc người ở Quảng Ninh” điểm qua các dân tộc có mặt tại Quảng Ninh, tiếp
cận trên các phương diện thành phần dân số, địa vực cư trú của các dân tộc
nổi bật như: Tày, Nùng, Dao Thống kê thành phần dân tộc tại Quảng Ninh
qua các cuộc điều tra dân số từ năm 1960 đến năm 2009.
Tuy nhiên các đề tài này chỉ nghiên cứu chung về huyện và các dân
tộc thiểu số khác hay các đề tài lại chọn nghiên cứu về một mảng nhỏ trong
5

các giá trị văn hóa phi vật thể của huyện Bình Liêu. Vì vậy, khóa luận “Tìm
hiểu văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày huyện Bình Liêu tỉnh Quảng
Ninh và định hướng khai thác phát triển du lịch” nhằm đi sâu tìm hiểu về

công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng
đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là
một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người không ngừng tái
tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế
tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người. Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn
hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người,
cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm
người và cá nhân, và về phát triển bền vững”. Trong khái niệm này, UNSECO đã
cố gắng cụ thể hóa tính “trừu tượng” của di sản văn hóa phi vật thể bằng việc định
dạng một số biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể như tập quán, biểu đạt tri
thức, kỹ năng, các công cụ đồ vật, đồ tạo tác, các không gian văn hóa có liên
quan… Những biểu hiện này được ví như “hình thức chứa đựng” di sản văn hóa
phi vật thể. Đó cũng chính là phần cốt lõi bên trong, chính là phần hồn của di sản
văn hóa phi vật thể mà UNESCO ghi nhận dưới khía cạnh ý nghĩa đối với cộng
đồng. Di sản văn hóa phi vật thể phải có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần
của cộng đồng, được lưu truyền, tái tạo để tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng và
sự đa dạng văn hóa trên thế giới.

Trích đoạn Phong tục tập quán
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status