Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LƯU VĂN NĂM
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 6
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LƯU VĂN NĂM
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 6
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Lịch sử
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYỄN THỊ CÔI
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.
TS Nguyễn Thị Côi đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và
Phương pháp dạy học môn Lịch sử, Khoa lịch sử, Khoa Sau đại học, thư viện
Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh, cùng các thầy, cô khoa lịch sử

nói riêng 41
1.2. Cơ sở thực tiễn 45
1.2.1. Vị trí địa lý kinh tế xã hội địa phương 45
1.2.2. Điều tra khảo sát về thực tiễn việc dạy học lịch sử ở trường
THCS - DTNT Vĩnh Phúc 46
1.2.3. Thực trạng việc tạo hứng thú học tập lịch sử ở trường
THCS DTNT Vĩnh Phúc 47
1.2.4. Nhận xét chung 59
Chương 2
CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH LỚP 6 Ở CÁC TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI
TRÚ
TỈNH VĨNH PHÚC. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 62
2.1. Vị trí, mục tiêu nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp 6 THCS 62
2.1.1. Vị trí 62
2.1.2. Mục tiêu 63
2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp 6 - THCS 64
2.2. Yêu cầu cơ bản của việc lựa chọn biện pháp tạo hứng thú học tập cho học
sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 các trường DTNT tỉnh Vĩnh Phúc 67
2.2.1. Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh phải góp phần đảm
bảo thực hiện mục tiêu bài học, môn học. 67
2.2.2. Sử dụng biện pháp phải giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức
cơ bản 68
2.2.3. Vận dụng biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử phải phát
huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh 69
2.2.4. Vận dụng biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử phải linh
hoạt, sáng tạo 71
2.3. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 6 THCS -
DTNT tỉnh Vĩnh Phúc 72
2.3.1. Thiết kế nội dung bài học hay, hấp dẫn 72

- HS : Học sinh
- NXB : Nhà xuất bản
- PGS. TS : Phó Giáo sư Tiến sĩ
- Th. S : Thạc sĩ
- THCS : Trung học cơ sở
- THPT : Trung học phổ thông
- TSKH : Tiến sĩ khoa học
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta hiện nay đòi hỏi
ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người có kiến thức khoa học, kĩ
năng nghề nghiệp, sức khỏe và khả năng thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn
cảnh, mọi điều kiện của cuộc sống hiện đại, thấm nhuần bản sắc văn hóa dân
tộc. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục, Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với
lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm
chất và năng lực công dân, đáp ứng sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
Việc giáo dục, đào tạo con người Việt Nam cho thế kỉ XXI vừa có lao
động trí tuệ, thể lực, có kỹ thuật, kỷ luật vừa là con người thấm nhuần văn
hóa dân tộc, đồng thời biết trân trọng tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc
khác là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành các cấp, trong
đó giáo dục giữ vai trò rất quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục đối
với sự phát triển của đất nước. Có thể nói, không có sự tiến bộ và thành đạt
nào lại tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong giáo dục của mỗi quốc gia.
Cũng như bao môn học khác, lịch sử có vị trí ý nghĩa quan trọng đối với
việc góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo. Từ những hiểu biết về
quá khứ học sinh sẽ hiểu rõ về truyền thống dân tộc, tự hào với những thành
tựu dựng và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ

giáo dục lịch sử và nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề trong, ngoài nước
nghiên cứu.
11
2.1. Tài liệu nước ngoài
Thông qua một số tài liệu dịch, chúng tôi đã tiếp cận được một số công
trình sau:
Nhà Tâm lý học L. I. Bôgiơvic trong công trình “Nhân cách và sự hình
thành nhân cách ở lứa tuổi nhỏ” (1968), NXB Giáo Dục, đã đề cập đến khái
niệm vị trí, vai trò, biểu hiện của hứng thú, phân loại hứng thú, sự hình thành,
phát triển của hứng thú Đây là những vấn đề lí luận cốt lõi đặt cơ sở cho
việc nghiên cứu hứng thú ở mức độ sâu hơn trong các lĩnh vực hoạt động
cũng như đối với việc dạy học lịch sử.
Đặc biệt là I.F Kharlamôp đã xem hứng thú là một trong những
nhân tố kích thích bên trong của tính tích cực học tập được thể hiện trong
công trình, “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” NXB Giáo
dục, Hà Nội, năm 1979 [30]. Ông đã khẳng định tầm quan trọng của hứng
thú trong hoạt động dạy học, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải gây
hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập. Trong cuốn “Những
cơ sở của lý luận dạy học” NXB Giáo dục, TP. HCM, 1971 do B.P Êxipôp
chủ biên đã nêu lên mối quan hệ giữa hứng thú học tập với tính tích cực, tự
giác của HS trong học tập; vai trò của phương pháp dạy học đối với việc
kích thích hứng thú của HS đối với khoa học; vai trò của hứng thú đối với
kết quả học tập của HS ; còn M.N Sacđacôp với “Tư duy của HS” NXB
Giáo dục Hà Nội, năm 1970 đã chỉ ra rằng hứng thú là một trong những
điều kiện bên trong của tư duy. Ngoài ra “Những cơ sở của tâm lí sư
phạm” (NXB Giáo dục TP.HCM, năm 1981) của V.A Cruchetxki, đã đề
cập tới vai trò, vị trí, biểu hiện của hứng thú học tập, cũng như mối quan hệ
giữa hứng thú học tập với việc phát triển tư duy, tích cực, độc lập với dạy
học nêu vấn đề và hiệu quả của hoạt động học tập [12].
12

Trong cuốn “Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách” tác giả Lê
Thị Bừng NXB Đại học Sư phạm, 2008, đã nêu ra khái niệm hứng thú, các
chức năng, đặc điểm cơ bản của hứng thú. Qua đây tác giả cũng phân tích các
loại hứng thú, sự hình thành phát triển của hứng thú.
Trong Tạp chí Giáo dục số 56 (4/2003) có bài viết “Hứng thú và hứng
thú học tập ở người học” tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc đã phân tích rõ khái
niệm hứng thú, hứng thú học tập và chia hứng thú thành 2 loại là hứng thú
trực tiếp và hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập, đồng thời đưa ra 3
tiêu chí biểu hiện của hứng thú.
Như vậy, có thể thấy hứng thú học tập được các nhà tâm lí học, giáo dục
học quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học đều khẳng định vai trò của hứng
thú học tập đối với tính tích cực học tập của học sinh, cũng như chỉ ra phương
hướng để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học, xem việc hình thành và
phát triển hứng thú học tập ở học sinh như một mục tiêu gần mà người giáo
viên cần phải đạt được để nâng cao chất lượng dạy học.
2.2.2 Các công trình nghiên cứu giáo dục lịch sử
Trước hết phải kể đến các giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử:
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản năm 1976, 1992,
2002, 2009, các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi
đã tiếp thu thành tựu các công trình đã xuất bản trong và ngoài nước, nâng
cao lí luận cũng như tính hiệu quả của các phương pháp dạy học từ đó nâng
cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Trong “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc
Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên
xuất bản năm 2002, các tác giả đã đi sâu vào việc đổi mới phương pháp dạy
14
học lịch sử ở trường THPT. Trong từng chuyên đề, các tác giả đã đưa ra
những biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực học tập, kích thích hứng
thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
GS. TS Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường, biện pháp nâng cao

8/2012. Các tác giả đã chỉ rõ vai trò của hứng thú với học tập và đời sống,
đồng thời cho rằng việc định hướng nhiệm vụ nhận thức trong dạy học nói
chung, dạy học lịch sử nói riêng là rất cần thiết.
Ngoài bài viết trên cũng trong Kỷ yếu này các tác giả Phạm Đình Kha,
Lương Hữu Nga có bài “Gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao
chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay”. Trong bài viết này
các tác giả đã nêu lên thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT, từ đó đề
xuất các yêu cầu trong quá trình dạy học để tạo hứng thú học tập cho học
sinh: Luôn khởi động giờ học bằng tình huống có vấn đề; luôn vận dụng khai
thác triệt để phương pháp tường thuật, miêu tả trog dạy học lịch sử; ứng dụng
công nghệ thông tin làm cho giờ dạy sinh động; luôn chú trọng đến tính biểu
cảm trong dạy học lịch sử. Tác giả cho rằng để góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn lịch sử hiện nay giải pháp hàng đầu là phải tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp cận và tham khảo các luận án Tiến sĩ,
luận văn Thạc sĩ có đề cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề tạo
hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh:
Luận văn“Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình thức tổ
chức tự học môn lịch sử lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh
Hóa”(2012) của Phan Thị Hà, Trường Đại học Giáo dục. Trong luận văn tác
giả tập trung trình bày những vấn đề về lí luận và khảo sát thực tiễn liên quan
16
đến vấn đề tổ chức tự học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở các trường THPT, chuyên nói chung THPT chuyên Lam Sơn
Thanh Hóa nói riêng.
Các luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội
như: Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Yên “Gây hứng thú học tập lịch sử cho
học sinh miền núi tỉnh Lai Châu qua dạy học khóa trình lịch sử lớp 6 THCS”
(1999) đã nghiên cứu những vấn đề lí luận về hứng thú và hứng thú học tập,
trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho

hứng thú học tập cho học sinh lớp 6 ở các trường DTNT tỉnh Vĩnh Phúc. Vì
vậy chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tạo hứng thú học tập cho học
sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh
Vĩnh Phúc”.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp tạo hứng thú học tập
cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6, ở các trường THCS - DTNT trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh có thể thực hiện trên nhiều
khâu, nhiều hình thức dạy học, nhưng do điều kiện và khuân khổ của luận
văn, chúng tôi chỉ tập trung vào các biện pháp trong bài học nội khóa trên lớp
ở lớp 6 THCS - DTNT Vĩnh Phúc. Chúng tôi tiến hành điều tra, thực nghiệm
sư phạm ở 2 trường: Trường THCS - DTNT Tam Đảo, huyện Tam Đảo và
trường THCS - DTNT Lập Thạch, huyện Lập Thạch.
18
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh trong dạy học lịch sử ở các trường THCS nói chung, đề tài
xác định những biểu hiện của hứng thú học tập lịch sử và đề xuất các biện
pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 THCS - DTNT
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu lí luận về tâm lí học, giáo dục học, giáo dục lịch sử về hứng
thú, hứng thú học tập lịch sử và việc tạo hứng thú học tập lịch sử.
- Điều tra thực trạng việc dạy học lịch sử ở các trường THCS - DTNT
nói chung và việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh nói riêng.

các trường THCS - DTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Tiếp tục khẳng định vai trò ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập
trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS nói chung, DTNT nói riêng.
- Phác họa một bức tranh chân thực về thực trạng việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS - DTNT Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 6
các trường DTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Luận văn giúp bản thân nắm vững lí luận dạy học bộ môn về vấn đề tạo
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử, góp phần nhỏ làm phong
phú thêm lí luận dạy học bộ môn về vấn đề này.
20
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp bản thân và đồng nghiệp biết vận
dụng lí luận đã nghiên cứu vào công tác dạy học ở trường THCS sau này.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
Luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2. Các biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh
lớp 6 ở trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc. Thực nghiệm sư phạm.
21
Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS - DTNT TỈNH VĨNH PHÚC

cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra”[53, 4].
Cuốn “Từ hứng thú đến tài năng” L.X.Xlôvâytrich cũng đưa ra quan
niệm hứng thú của mình “Các năng khiếu khác nhau của con người giống
như các phím của một chiếc đàn ống, còn hứng thú như ngón tay của các
nhạc công, hứng thú tạo nên giai điệu”. “Hứng thú đó là chiếc dù nhỏ mở ra
trước tiên tạo điều kiện bật tung vòm dù chính bao bọc các năng khiếu”.
“Hứng thú làm cho năng khiếu của chúng ta thêm nhạy bén” [65, 71.72].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Hứng thú là hình thức
biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một
cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy
đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực. Hứng thú có tính ổn định, thể
hiện ở độ lâu dài và mạnh mẽ của nó” [55].
Tóm lại, hứng thú là một thuộc tính của xu hướng cá nhân, gắn liền và
thông qua các thuộc tính khác của xu hướng. Nó chính là sự phản ánh thái độ
có chọn lọc của chủ thể với thực tiễn khách quan. Nó kích thích hoạt động
tích cực và giúp con người thực hiện công việc dễ dàng, có hiệu quả. Nó còn
có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách một cách toàn diện. Do đó,
một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phải hình thành hứng
thú phong phú ở học sinh.
- Hứng thú nhận thức
23
Hứng thú có thể được phân thành nhiều loại, hứng thú nghệ thuật, hứng
thú thể thao, hứng thú quân sự, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, hứng thú nhận
thức…Hứng thú luôn có khuynh hướng nhất định, nó đa dạng trong cuộc
sống, thế giới xung quanh chúng ta. Trong các loại hứng thú trên, hứng thú
nhận thức là một lĩnh vực đặc biệt và quan trọng của hiện tượng hứng thú
nói chung. “Hứng thú nhận thức là một bộ phận của hứng thú nói chung,
hiểu như phẩm chất của nhân cách đảm bảo duy trì hoạt động của con
người nhằm thỏa mãn nhu cầu là động lực cơ bản của sự sinh tồn và phát
triển” [34, 33].

kiến thức.
- Hứng thú học tập
“Hứng thú nhận thức được thể hiện dưới hình thức hứng thú học tập,
hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như hứng thú toán học, vật lí
học, sinh học, triết học, sử học… Bản chất của hoạt động học tập cũng là quá
trình nhận thức, do vậy nhiều nhà tâm lí học cũng như nhiều nhà nghiên cứu
đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thú nhận thức. Sự học tập là trường
hợp riêng của nhận thức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và
được thực hiện dưới chỉ đạo của giáo viên”[54, 24].
Hoạt động học tập được tổ chức ở nhà trường, với nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức chuyên biệt. Vì vậy, hứng thú học tập là một dạng
của hứng thú nhận thức, nó có đối tượng hẹp hơn so với hứng thú nhận thức.
Hứng thú học tập là nội dung các môn học gồm hệ thống các tri thức, kỹ
năng kỹ xảo và hoạt động học gồm các hành động học tập để lĩnh hội vốn tri
thức của nhân loại và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Hứng thú
25

Trích đoạn Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy học hiện đạ Sử dụng linh hoạt các cách kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh Phương pháp thực nghiệm Kết quả thực nghiệm TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH VĨNH PHÚC.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status