Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. - Pdf 29

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ LINH Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ
TIÊN KIỀU – HUYỆN BẮC QUANG - TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN
2011 – 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn : Th.S Trần Thị Mai Anh Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính năm
2013 24
Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 24
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Kiều năm 2013 30
Bảng 4.4. Một số văn bản về quản lý và sử dụng đất đai đã ban hành từ 2011 -
2013 mà xã Tiên Kiều đã tiếp nhận 32
Bảng 4.5. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp
luật về đất đai xã Tiên Kiều 33
Bảng 4.6. Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của xã Tiên Kiều 35
Bảng 4.7. Các loại bản đồ xã Tiên Kiều 36
Bảng 4.8. Một số tồn tại về công tác đo vẽ bản đồ của xã Tiên Kiều 37
Bảng 4.9. Một số khó khăn trong việc xây dựng NTM tại xã Tiên Kiều 40
Bảng 4.10. Kết quả giao đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.11. Kết quả thu hồi đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 42
Bảng 4.12. Thuận lợi, khó khăn trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại xã Tiên Kiều 43
Bảng 4.13. Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính 45
Bảng 4.14. Thuận lợi khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tiên
Kiều 46
Bảng 4.15. Biến động đất đai xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 48
Bảng 4.16. Kết quả thu ngân sách từ đất giai đoạn 2011 - 2013 50
Bảng 4.17. Thống kê thực hiện quyền sử dụng đất ở xã Tiên Kiều giai đoạn
2011 - 2013 52
Bảng 4.18. Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai xã Tiên Kiều
giai đoạn 2011 - 2013 54
Bảng 4.19. Tổng hợp giải quyết tranh chấp về đất đai của xã Tiên Kiều giai
đoạn 2011 - 2013 56
Bảng 4.20. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai tại xã Tiên Kiều 59


UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai 7
2.2. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh Hà
Giang từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay 9
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước 9
2.2.1.1. Kết quả đạt được 9
2.2.1.2. Một số tồn tại 13
2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Hà Giang 14
2.2.2.1. Kết quả đạt được 14
2.2.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18

4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tiên Kiều, huyện
Bắc Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 31
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó 31
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính 34
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 35
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 37 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất 41
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất 44
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 46
4.3.8. Quản lý tài chính về đất đai 49
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản 50
4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất 51
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 53
4.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 55
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 57
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 - 2013 57
4.4.1. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên
Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 57

sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn
hóa - xã hội. Mặt khác, quản lý nhà nước về đất đai còn là biện pháp hữu hiệu
của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo
gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế -
xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh
quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền
kinh tế thị trường.
Xã Tiên Kiều nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, là xã có tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội thuộc diện trung bình khá của huyện. Trên địa bàn
xã có Quốc lộ 208 và Quốc lộ 207 chạy qua là 2 tuyến giao thông chính nối
2 liền các xã phía Nam của huyện Bắc Quang. Tuy nhiên, đến nay công tác
quản lý nhà nước về đất đai của xã còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do
đó trong giai đoạn hiện nay cần phải điều chỉnh kịp thời công tác quản lý đất
đai cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của xã. Đồng thời đáp
ứng những đòi hỏi về quản lý và sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế -
xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn nhằm quản lý sử dụng Tài nguyên
đất đai tiết kiệm và hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của quản lý nhà
nước đối với đất đai, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Thị Mai Anh, em đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều -
huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Kiều -

kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai [8].
Luật Đất đai 2003 [10] có quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai như sau:
1- Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Nội dung này gồm 2 vấn đề là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng đất đai theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
đó của cấp trên.
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
Địa giới hành chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa
danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Địa giới hành chính
được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó. Hiện nay
nước ta được chia thành 4 cấp hành chính là: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. Giữa các đơn vị hành chính các cấp này đều có ranh giới
được thể hiện bằng các mốc địa giới có toạ độ của vị trí các mốc đó.
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Để đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đo đạc,
khảo sát và phân hạng đất.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ
quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.


7- Thống kê, kiểm kê đất đai.
Thống kế đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần thống kê.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình
hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
8- Quản lý tài chính về đất.
Giá đất thực chất là giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị
diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về
quyền sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử
dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
Bất động sản là những tài sản có đặc tính cố định, không di chuyển
nguyên vẹn được từ nơi này sang nơi khác như: quyền sử dụng đất, nhà cửa,
các công trình kiến trúc Thị trường bất động sản thực chất là thị trường
chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các loại bất động sản.
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
Thực chất nội dung này là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá
trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp
luật đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý. Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình
hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét.
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi

lý của đất đai. Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả” [6].
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai, giữa lợi ích
của Nhà nước với lợi ích của người dân.
Theo quy định của pháp luật, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền
của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
7 cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết
định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất
không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất
để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của
pháp luật. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của
pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử
dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có
quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai [1].
- Tiết kiệm và hiệu quả.
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn do đó việc sử dụng đất phải tuân
theo nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính tiết kiệm và sử dụng đất đai đạt
hiệu quả nhất.
• Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phương pháp hành chính: là cách thức tác động trực tiếp của Nhà

- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy
định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị Định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/ NĐ-
CP thi hành Luật Đất đai 2003;
9 - Thông tư 57/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, sử dụng và
quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý
hồ sơ địa chính;
- Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp
cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2.2. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh Hà
Giang từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước

đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết trên, trong thời qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị
quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) cho các tỉnh, thành phố…
Cho đến nay việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
các cấp đã dần đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho
phát triển, trở thành công cụ để quản lý và trở thành phương tiện để đảm bảo
sự đồng thuận xã hội. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện
để kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển sang
sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện. Quy
hoạch sử dụng đất đã góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, đất dành
cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và
phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt
cao so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt như chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp
đạt 100,02%; đất lâm nghiệp đạt 94,59%; đất khu công nghiệp đạt 100,0%;
đất giao thông đạt 94,34%; đất thủy lợi đạt 96,88%; đất cơ sở y tế đạt
85,71%; đất cơ sở giáo dục- đào tạo 97,62%; đất di tích, danh thắng 94,44%;
khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đạt 91,02% [3].
• Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhìn
chung đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt. Trình tự, thủ tục giao
11 đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy

Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông [2].
12 Trong thời gian qua, sự hình thành hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất, việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã được đẩy mạnh. Kết quả đã góp phần giải quyết những vấn đề tồn
tại trong quản lý và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất
thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất. Việc lập hồ sơ địa chính đã được quan tâm, chú trọng thực hiện.
• Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm
Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai đã được các ngành, các cấp
quan tâm giải quyết, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp, tạo niềm tin trong
nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Nhiều địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; một số địa phương đã
đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai. Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã giảm
so với trước đây.
Để thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 về tăng cường kiểm
tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 06/12/2011 về một số giải pháp tăng
cường quản lý thị trường bất động sản và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012
về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày
07/12/2012, về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để
nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có nội dung về vấn đề dự án không đưa đất vào

phương, mặc dù pháp luật về đất đai đã có quy định thu hồi đất nhưng chưa thực
hiện được nhiều.
- Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án vẫn là một trong những vấn đề nổi
cộm ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên
những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền nơi có đất
thu hồi. Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn bất cập, chưa có cơ
chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước,
người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Việc giải quyết việc làm cho người có đất bị
thu hồi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích
người sử dụng đất và nhà đầu tư.
- Việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
lần đầu đến nay chưa hoàn thành, nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký
14 biến động lớn còn rất lớn; hồ sơ địa chính lập chưa đầy đủ, thống nhất; việc
cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ theo
quy định; nhiều nơi đã cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính nhưng
chưa ổn định, còn phải làm lại do việc dồn điền đổi thửa sau khi cấp Giấy
chứng nhận hoặc do chưa có bản đồ địa chính nên phải cấp theo tự khai báo
của người dân hoặc cấp theo các loại bản đồ cũ có độ chính xác thấp; Công
tác thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ của các địa phương thường hoàn
thành chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin đất đai cho việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của các cấp, các ngành.
- Khung giá các loại đất do Chính phủ quy định phân theo 3 vùng (đồng
bằng, trung du, miền núi) là quá lớn, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của các vùng trong cả nước. Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành vẫn thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng thực tế trên
thị trường trong điều kiện bình thường. Chưa có quy định cụ thể về định giá đất để

các tổ chức doanh nghiệp trong việc giao đất.
• Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản
đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đến nay tỉnh Hà Giang đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới
hành chính ở 3 cấp: xã, huyện, tỉnh trên cơ sở tài liệu bản đồ đo đạc theo Chỉ
thị 299/CT-HĐBT và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ sung.
• Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập, thẩm định, trình, xét duyệt đối với các loại QHSDĐ đảm bảo
tuân thủ theo hướng dẫn và quy định của luật đất đai.
Các QHSDĐ sau khi phê duyệt đã được UBND các cấp tiến hành các
thủ tục thu hồi và giao đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền theo KHSDĐ
dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.
Quy hoạch, KHSDĐ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất và đảm bảo đất đai được quản
lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế
của đại phương.
• Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất
Nhìn chung, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hà
Giang đã thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch
xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
16 Việc giao đất, cấp đất trên địa bàn tỉnh là đúng đối tượng, các chủ đầu
tư đã quản lý và sử dụng đất đúng mục đích pháp luật quy định.
• Công tác cấp GCNQSDĐ
Việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo đúng quy định của pháp Luật

2.2.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới
- Tiếp cận và cập nhật thường xuyên những vấn đề sửa đổi và bổ sung
của Luật Đất đai. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện luật sửa đổi bằng các văn
bản pháp luật mới sát thực và phù hợp với tình hình biến động của tỉnh. Tăng
cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho các cán bộ trong ngành.
- Xây dựng quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai, đôn đốc kiểm
tra các địa phương việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai theo đúng quy
định. Quán triệt tinh thần của các cán bộ địa chính để tránh trường hợp cán bộ
địa chính cậy thế, cậy quyền gây khó dễ cho người dân trong khi làm thủ tục
cấp GCNQSDĐ.
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng
trình tự và thủ tục hành chính, kiên quyết thu hồi diện tích đất sử dụng sai
mục đích, sử dụng không có hiệu quả, quá hạn sử dụng.
- Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên liên tục hơn nhằm
ngăn chặn kịp thời những vụ việc có liên quan, giải quyết dứt điểm các vụ
khiếu nại, tố cáo ngay khi mới phát sinh.

Trích đoạn Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status