Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Xuân Ái – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2013. - Pdf 29


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ĐỨC TRỌNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ XUÂN ÁI – HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vương Vân Huyền Thái Nguyên, năm 2014
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của xã Xuân Ái năm 2013 20

NĐ : Nghị định
TB : Thông báo
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 5
2.3. Khái quát về công tác quản lí nhà nước về đất đai của tỉnh Yên Bái và
huyện Văn Yên. 9
2.3.1. Đối với tỉnh Yên Bái 9
2.3.2. Đối với huyện Văn Yên 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 12
3.3. Nội dung nghiên cứu 12
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 12
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng của xã Xuân Ái 12
3.3.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 –
2013 tại xã Xuân Ái theo 13 nội dung 12
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp

đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 40
4.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 42
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 43
4.4. Đánh Giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai 43
4.4.1. Thuận lợi 43
4.4.2. Khó khăn 44
4.4.3. Nguyên nhân tồn tại 44
4.4.4. Giải pháp 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46
5.2. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng,… Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một
tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả

- Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp cho công tác
quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương.
- Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã.
- Đánh giá được những nội dung đã thực hiện hiệu quả và những nội
dung quản lý còn yếu kém.
- Đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm
quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất
đai của xã Xuân Ái, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai được tốt hơn.

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
CV : Công văn
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NĐ : Nghị định
TB : Thông báo
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân

4
phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta

- Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một
Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để
điều chỉnh hành vi của con người.
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công cụ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật Đất đai năm 2003 quy định “ Nhà nước
quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”.
- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế.[2]
* Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân.
- Tiết kiệm và hiệu quả.
2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003;
- Luật đất đai năm 2013;
- Hiến pháp 1992;
- Chỉ thị 05/ 2004/CP-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Luật đất đai 2003;
- Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ về sắp
xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng
dẫn thi hành luật Đất Đai 2003;

6
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

quyền sử dụng đất;
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 182/2004/NĐ
- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/03/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008
của Bộ tài Chính - Bộ Tài nguyên môi trường về hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

tỉnh Yên Bái đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên và Môi
trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến
công tác này:
- Công văn số 213/UB-TM ngày 24/08/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về
việc kinh phí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Yên
Bái về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển đất tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành ngày
20/08/2011;
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước
ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả,…
Nhìn chung những kết quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai mà
tỉnh đã đạt được trong thời gian qua là ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không chỉ của
ngành Tài nguyên và Môi trường mà còn là sự đóng góp không nhỏ của các ngành
khác và của toàn thể nhân dân. Song bên cạnh những cố gắng đó thì công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên cả nước vẫn còn một số tồn tại như:
- Công tác tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thi hành Luật đất đai
chưa nhiều và không thường xuyên đặc biệt đối với các địa phương có kinh tế
còn gặp khó khăn như khu vực miền núi,
- Trình độ quản lý hồ sơ, lưu trữ tại xã còn hạn chế. Chủ yếu là việc lập
và quản lý hồ sơ địa chính thủ công trên giấy nên không tránh khỏi những sai
sót khi đo vẽ, đặc biệt khó khăn cho công tác cập nhật, lưu trữ, chỉnh lý.
- Vấn đề quy hoạch chưa mang tính đồng bộ, còn chồng chéo, tồn đọng
trong vấn đề quy hoạch, vẫn diễn ra tình trạng quy hoạch treo.

10
- Chất lượng cấp GCNQSD đất gửi cơ quan thẩm định của một số địa
phương không đảm bảo, có nhiều sai sót, không đủ điều kiện để trình cấp.
- Đầu tư trang thiết bị, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý nhà

lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần
khắc phục:
+ Do ý thức của một bộ phận người dân còn chưa cao nên vẫn còn tình
trạng vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất…
+ Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính thủ công trên giấy nên không tránh
khỏi những sai sót, khó khăn trong công tác cập nhật, chỉnh lý, lưu trữ.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính xã còn yếu dẫn đến công
tác quản lý và thực hiện Luật đất đai còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. 12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Xuân
Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2013
- Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong 13 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai quy định trong Luật Đất đai 2003.
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: UBND xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, điều kiện khí hậu
thuỷ văn, tài nguyên đất.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế, thực trạng phát
triển cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, văn hóa xã hội, dân số vào lao động.
- Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 34
4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 37
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản 38
4.3.10. Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất 40

14
- Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra: Qua
các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại các số liệu
về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ
các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tương quan giữa các
yếu tố đó.
- Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê: từ những nguồn
thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận
định đánh giá chủ quan, những nhận định của các nhà quản lý về các vấn đề
nghiên cứu.
- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất
đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật
đất đai 2003. 15
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Ái là vùng thấp của huyện Văn Yên, cách trung tâm huyện lỵ

4.1.1.3. Địa hình
Xã Xuân Ái có địa hình đồi núi thấp có các thung lũng xen kẽ tạo nên
những vùng đất bằng. Địa hình của xã dốc dần từ tây Nam xuống Đông Bắc,
thuộc thung lũng Sông Hồng và chân các dãy núi, là vùng đồi bát úp lượn
sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng ven sông nhỏ phù
xa. Sự chênh lệch địa hình trong xã cũng rất lớn, có đỉnh cao nhất là 850m,
nơi thấp nhất là 46m so với mặt nước biển.
- Địa mạo ven sông: Đây là vùng thấp nhất, đất đai vùng này chủ yếu là
phù sa thích hợp cho cây trồng hàng năm và cây ăn quả.
- Địa mạo vùng đồi: Có dạng đồi bát úp, sườn thoải, bên cạnh là các
thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc, đất đai phù hợp
cho nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, đậu đỏ. Ở những nơi có độ dốc
lớn thích hợp phát triển trồng rừng, gồm các loại như cây quế, mỡ, bạch đàn,
keo, bồ đề, và các cây lâm nghiệp khác.
4.1.1.4. Thủy văn và các hệ thống sông ngòi
Sông Hồng chảy dọc theo ranh giới của xã, lưu lượng nước thường thay
đổi rất nhiều, mùa khô mực nước thường thấp, gây ra tình trạng thiếu nước
cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhân dân, mùa
mưa thì nước sông lên nhanh gây lụt. Phù sa sông Hông rất giàu dinh dưỡng
nên rất thích hợp trồng cây hàng năm và cây ngắn ngày.
Hệ thống ao hồ: Ao hồ của xã chủ yếu là do đắp đập làm thủy lợi, đào ao thả cá.

17
Tóm lại ao hồ, sông ngòi của xã Xuân Ái la nơi cung cấp nguồn nước
dồi dào để sản xuất và phát triển nông nghiệp, Sông Hồng còn là đường vận
tải, lưu thông các xã trong và ngoài huyện, các ao hồ nhỏ còn giữ vai trò quan
trọng là giữ nước để phục vụ sản xuất và nuôi cá nước ngọt.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
* Nhóm đất phù sa
Nhóm đất này có khoảng 500 ha, chiếm khoảng 29,95% diện tích tự

4.4.4. Giải pháp 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46
5.2. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

19
Cương Quyết.
+ Xây dựng trạm biến áp 100KVA và 600m đường dây hạ thế tại thôn
Bóng Bưởi
d) Trường học:
- Trường mầm non có 06 phòng học và 04 phòng chức năng.
- Trường tiểu học có 15 phòng học và 10 phòng chức năng, công vụ.
- Trường trung học cơ sở có 14 phòng học và 12 phòng chức năng, công vụ.
e) Cơ sở vật chất văn hóa:
- Đã xây dựng 11 nhà văn hóa cho 11 thôn bản trên toàn xã đạt 100%
f) Chợ thương mại:
- Công trình chợ đã xây dựng mới đạt chuẩn.
4.1.2.3. Y tế, giáo dục
- Y tế: Trạm y tế xã có 03 phòng bệnh nhân và 05 phòng chức năng với
tổng số 12 giường bệnh. Đội ngũ y bác sỹ gồm 02 bác sỹ và 03 y sỹ đề có
bằng cấp từ cao đẳng, đại học và trên đại học.
- Giáo dục: Tại xã có 03 cấp trường gồm:
+ Mầm non có 06 phòng học và 04 phòng chức năng. Tổng số giao viên
mầm non là 14 giáo viên có cấp học từ cao đẳng trở lên. Trường có số lớp đạt
chuẩn là 100%.
+ Tiểu học có 15 phòng học và 10 phòng chức năng, công vụ. Tổng số
giáo viên là 35 giáo viên có cấp học từ cao đẳng trở lên. Trường đạt chuẩn
quốc gia.
+ Trung học cơ sở có 14 phòng học và 12 phòng chức năng công vụ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status