Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã mỹ hưng, huyện phục hòa, tỉnh cao bằng giai đoạn 2014 2016 - Pdf 46

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

MA THỊ HẢI YẾN

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA XÃ MỸ HƯNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu
tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là
giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung
và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn
Thị Huệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ địa chính của UBND xã Mỹ
Hưng, đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập
để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được

tại xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016 ....................................... 50
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai của xã
Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016................................................. 51
Bảng 4.16: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai của
xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016 ........................................... 52
Bảng 4.17: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý nhà nước về
đất đai của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 - 2016. .......................... 54


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt

Dịch nghĩa

1

ĐGHC

Địa giới hành chính

2

ĐVHC

Đơn vị hành chính

3


TT - BTNMT

Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

V/v

Về việc

11

XHCN

Xã hội chử nghĩa


iv

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................20
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................................21
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tình Cao
Bằng ..........................................................................................................................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................22
4.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................22
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo .........................................................................................22
4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................22
4.1.1.4. Hệ thống thủy văn ........................................................................................22
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên...................................................................................23
4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. .................................................................................24
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................................24
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm. ......................................................................25
4.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................26


vi

4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. ....28
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................28
4.2.2. Biến động đất đai xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016..................................29

4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về đất đai giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................56
4.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................56
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất
đai ..............................................................................................................................58
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................61


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là “vật mang”
của các hệ sinh thái trên trái đất. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các công trình văn hóa-xã hội, an ninh - quốc phòng. Đối với nước ta, tại điều
4 của luật đất đai 2013 đã ghi rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng.
Tuy nhiên đất đai có giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu về đất đai
cho các ngành không ngừng tăng cho nên giá trị về đất đai ngày càng cao.
Chính vì vậy, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại
nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, nhằm sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận
tại Điều 22 của Luật đất đai 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc
quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn,
chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân.
- Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý
thuyết, từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm được điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương.
- Nắm được tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã.
- Tuyên truyền sâu rộng tới hộ dân trong xã về quyền, lợi ích và nghĩa
vụ trong Luật đất đai.
- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy được những
mặt mạnh và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
địa phương.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về đất đai:
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…),
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước
hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”.

và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá
trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (Nguyễn Khắc
Thái Sơn, 2007) [11].
2.1.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà
nước về đất đai
* Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai
- Các chủ thể quản lý và sử dụng đất:
- Các chủ thể quản lý đất đai:
+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước:
Cơ quan thay mặt nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất
đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan
chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất chưa sử
dụng, đất công ở địa phương.
+ Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như: Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp


5
sử dụng đất mà được nhà nước cho phép thay mặt nhà nước thực hiện quyền
quản lý đất đai.
* Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
Mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu:

từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu
quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy
định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người
trực tiếp sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
c, Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất
quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này.
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong
quản lý đất đai được thể hiện bằng việc:
- Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính
khả thi cao;
- Quản lý và dám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn
đạt được các mục đích đề ra. ( Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11].


7
2.1.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phương pháp thu thập thông tin về đất đai:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp toán học.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai:
+ Phương pháp hành chính.
+ Phương pháp kinh tế.
+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

2013) [12].
2.2. Cơ sở pháp lý của nghiên cứu
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng.


9
- Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 105/2009/NĐ - CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên

hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.
2.3. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất
2.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên thế giới
• Đối với nước Mỹ
Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300
triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia
phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều
chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ
quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các
quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của
công dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có
hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả
đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng


11
đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân,
nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí
quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà
nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất,
quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền
quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử
dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất
thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công
bằng cho người bị thu hồi... Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở
Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

luật lệ nhà Nguyễn. Thực dân Pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất
cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở) không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam,
Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo tọa độ và lập sổ địa bạ mới nhằm
Mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để. Công trình lập bản đồ địa chính
kết thúc năm 1989 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa
hoàn thành Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946
hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong
việc quản lý và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban
chấp hành trung ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải
cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia
cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy
với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ giai cấp địa chủ
đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này gặp phải những sai lầm nhất
định và hậu quả của nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị hoang hóa.


13
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị 354/TTg trong đó có hợp thức hóa nông nghiệp, người dân làm ăn
theo công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời
sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà
nước đã ban hành Nghị quyết khoán mười (Nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi
nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân,
người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ
đất đai, nhà nước thống nhất quản lý.

loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác
quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định.
Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2014,
luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà
nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
2.4 Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với
huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng
2.4.1 Đối với tình Cao Bằng
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên
và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan
đến công tác này:
- Nghị định số 35/2015/NĐ - CP V/v quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- Quyết định số 11/2015/QĐ - TTg V/v Quy định về miễn giảm tiền sử
dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc
được giao (cấp) không đúng thẩm quyền


15
- Quyết định số 51/QĐ - UBND về việc ban hành quy định về ký quỹ
bảo đảm thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Nghị định 102/2014/NĐ - CP V/v xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai
- Thông tư số 20/2010/TT - BTNMT ngày 22/10/2010 Quy định bổ
sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 104/2014/NĐ - CP của Chính phủ: Quy định về khung
giá đất.
- Quyết định số 43/2014/QĐ - UBND V/v ban hành Quy định về trình
tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày 04/06/2013.
- Kế hoach 169/KH - UBND V/v thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất trê địa bàn tỉnh Cao Bằng.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc giải quyết những
tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính (ĐGHC) tỉnh, huyện,
xã trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng. Từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng bộ hồ
sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của Huyện Phục Hòa đến nay không có sự tranh
chấp về địa giới hành chính.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân
hạng đất của huyện Phục Hòa được thực hiện từ nhiều năm trước. Huyện
Phục Hòa đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng
đất đai làm cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc cũng được
cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status